Chương 6 Môi trường kinh doanh thuộc bài giảng Kinh doanh thương mại trình bày về khái quát về môi trường kinh doanh, ý nghĩa nghiên cứu môi trường kinh doanh, phân loại kiểm soát các yếu tố của môi trường kinh doanh, môi trường bên ngoài, ảnh hưởng của chính trị thế giới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh thương mại - Chương 6: Môi trường kinh doanh
- CHƯƠNG VI
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
- 2. Môi trường kinh doanh của DNTM
2.1 Khái quát về môi trường kinh doanh
a, Khái niệm
“ Tổng thể nhân tố khách quan và chủ quan, tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp”
b, Ý nghĩa nghiên cứu môi trường kinh doanh
- Cơ sở xây dựng, điều chỉnh, thực hiện các chiến
lược và chính sách kinh doanh
- Tác động tới hoạt động quản trị nhân lực
- Có khả năng khai thác được các lợi thế của DN
- Ngăn ngừa rủi ro kịp thời
- 2.2 Phân loại
(Theo mức độ kiểm soát các yếu tố của MTKD)
2.2.1. Môi trường bên ngoài
MTQT
MTKTQD
MTTN
Môi trường
DN
- 2.2.1 Môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Môi trường Quốc tế
a- Ảnh hưởng của Chính trị thế giới
1990: Liên Xô tan rã, Đông Âu sụp đổ
Xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao
cấp
Hình thành nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh
tế quốc tế
DNNN: giảm dần vai trò, ít được bao cấp
DN tư nhân, DNTM, công ty: ra đời
Trung tâm phát triển của thế giới: Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Liên minh Châu Âu
- Ảnh hưởng của chính trị thế giới
1991: Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung
28/7/1995: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN
Giữa Thập kỷ 90: Việt Nam bình thường hóa quan hệ
với tất cả các nước Châu Á – Thái Bình Dương
1997: Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997
15/11/1998: Việt Nam là thành viên chính thức của
APEC
2007: Việt Nam là thành viên chính thức của WTO
2008: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
- 2.2.1 Môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Môi trường Quốc tế
b- Tác động của Kinh tế thế giới
Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa: hình
thành nhiều tổ chức kinh
tế khu vực và thế giới
1- APEC: Asia - Pacific Economic
Cooperation
2- WTO: World Trade Organization
3- AFTA: Asean Free Trade Area
4- ASEM: Asia –Europe Meeting
- XU THẾ KHU VỰC HÓA, TOÀN CẦU HÓA
- Giới thiệu về APEC
Diện tích:chiếm 46%; Dân số: 42%
GDP: 56% GDP toàn cầu ( Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh,
Trung Quốc, Italia, Canada…)
Chiếm 55% tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu
APEC bao gồm:
+ Các nước phát triển: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc
+ Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới: Hàn Quốc,
Singapore
+ Các nền kinh tế đang phát triển rất năng động: ASEAN
APEC là Đối tác quan trọng trong
hệ thống Kinh tế - Thương mại thế giới của Việt Nam
- Nguyên tắc hoạt động của APEC
3 trụ cột chính:
Tự do hóa
Thương mại
- Đầu tư
Thuận lợi hóa Hợp tác
Kinh doanh Kinh tế Kỹ thuật
- CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA APEC
Thuế: liên tục giảm thuế và các hàng rào phi thuế quan; công
khai minh bạch
Dịch vụ: giảm những hạn chế, rào cản để mở cho TM-DV
Đầu tư: Tự do hóa chế độ đầu tư, Thực hiện chế độ Đãi ngộ
quốc gia,
ưu đãi tối huệ quốc
Thống nhất tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp
Chính sách cạnh tranh công bằng
Quy chế xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
Tạo điều kiện thuận lợi cho KDTM của các nước APEC
Giảm dần, hủy bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu
Thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng quản trị
- Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật
Phát triển nguồn vốn kinh doanh
Củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng
Khuyến khích phát triển môi trường cạnh
tranh
Khuyến khích phát triển của doanh
nghiệp vừa và nhỏ
- APEC đối với Việt Nam
* Đầu tư
APEC chiếm 65.6 % tổng số vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam
Chiếm trên 50% lượng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) cho Việt Nam
* Thương mại
• APEC chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80%
giá trị nhập khẩu của Việt Nam
- APEC đối với Việt Nam
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ có
giá thành hạ hơn
Tính cạnh tranh cao hơn vì sử dụng
nguyên liệu nhập khẩu với giá rẻ nhờ
giảm thuế nhập khẩu (hiện nay gần
70% nguyên liệu làm ra hàng xuất khẩu
có nguồn gốc nhập khẩu).
- GIỚI THIỆU VỀ WTO
Tiền thân: GATT (1948- 1995)
- Hiệp định về Thuế quan và Thương mại
-Chỉ giới hạn ở Thương mại hàng hóa
Vòng đàm phán Uruguay
-Thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí
tuệ, đầu tư
Thành lập: 01/01/1995
Số thành viên:153 ( tính đến
ngày 1/1/2010)
Trụ sở: Geneva – Thụy Sỹ
- Mục tiêu của WTO
Các thành viên WTO có quan hệ trong
thương mại và kinh tế nhằm:
Nâng cao mức sống
Bảo đảm tăng thu nhập, tăng việc làm
Phát triển việc sử dụng các nguồn lực
Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa
- Chức năng của WTO
1- Giám sát việc thực thi của Hiệp định
2-Thúc đẩy tự do hóa thương mại thông
qua đàm phán
3-Đề ra cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại giữa các quốc gia
4-Giúp đỡ các nước đang phát triển về kỹ
thuật, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực
- Nguyên tắc hoạt động của WTO
Không phân
Minh bạch hóa
biệt đối xử
Thuế Luật
Hàng rào kỹ thuật Chính sách
Các ưu đãi
Có đi có lại
Thủ tục
Tạo sự
Công bằng, Cân bằng
giữa các quốc gia
- Quy định của WTO đối với
HÀNG DỆT MAY
+ Quy định về xuất xứ :
+ Bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu với hàng
dệt may
+ Cơ chế tự vệ:
- Bảo hộ khẩn cấp đối với hàng NK nếu
Ngành CN trong nước bị đe dọa do
việc NK hàng hóa này gia tăng
- Việt Nam gia nhập WTO
1/1/1995: Việt Nam
nộp đơn xin gia nhập
WTO
7/11/2006: Chính
thức được chấp
thuận vào WTO
11/1/2007: Chính
thức trở thành thành
viên WTO