Bài giảng kinh tế học đại cương - Tổng quan
lượt xem 48
download
Học phần này giới thiệu các khái niệm, nguyên lý và vấn đề cơ bản nhất của kinh tế học. Hai bài đầu giới thiệu một số ý tưởng lớn làm nền tảng cho việc nghiên cứu kinh tế học và cách tiếp cận vấn đề của các nhà kinh tế. Ba bài tiếp theo giới thiệu cung, cầu và phương thức vận hành của thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng kinh tế học đại cương - Tổng quan
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG Hà Nội - 2009
- TỔNG QUAN Học phần này giới thiệu các khái niệm, nguyên lý và vấn đề cơ bản nhất của kinh tế học. Hai bài đầu giới thiệu một số ý tưởng lớn làm nền tảng cho việc nghiên cứu kinh tế học và cách tiếp cận vấn đề của các nhà kinh tế. Bài 1: Tổng quan về Kinh tế học. Bài 2: Sự phụ thuộc lẫn nhau và lợi ích từ thương mại.
- TỔNG QUAN (Tiếp) - Ba bài tiếp theo giới thiệu cung, cầu và phương thức vận hành của thị trường. Các lực cung và cầu về một hàng hoá quyết định lượng hàng hoá được sản xuất và giá mà hàng hoá được bán. Khái niệm hệ số co giãn và cách sử dụng để phân tích một số tình huống thực tế. Sử dụng các công cụ cung, cầu để phân tích sự tác động của các chính sách của chính phủ đến giá và lượng trên thị trường.
- TỔNG QUAN (Tiếp) - Bài 3: Các lực lượng cung, cầu trên thị trường. - Bài 4: Hệ số co giãn và ứng dụng. - Bài 5: Cung, cầu và chính sách chính phủ
- TỔNG QUAN (Tiếp) -Ba bài tiếp theo đề cập đến tác động của việc phân bổ nguồn lực tới phúc lợi kinh tế. Phân tích lợi ích mà người mua và người bán thu được từ việc tham gia vào một thị trường. Xác định người được và người mất khi chính phủ đánh thuế và hạn chế thương mại. - Bài 6: Người tiêu dùng, người sản xuất và hiệu quả của thị trường. - Bài 7: Chi phí của việc đánh thuế - Bài 8: Thương mại quốc tế
- TỔNG QUAN (Tiếp) -Bài 9 và bài 10 trình bày các thất bại của thị trường và các biện pháp khắc phục của Chính phủ. -Bài 9: Ngoại ứng. -Bài 10: Hàng hoá công cộng và các nguồn lực chung.
- TỔNG QUAN (Tiếp) - Bài cuối của học phần giới thiệu những khái niệm và nguyên lý chung nhất về hoạt động của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể như sau: Hạch toán thu nhập quốc dân; Đo lường và sử dụng chỉ số giá tiêu dùng; Khái niệm, đo lường và ý nghĩa của các chỉ tiêu như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tiền tệ, tỷ giá hối đoái. - Bài 11: Các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyên lý Kinh tế học, Gregory Mankiw, Nxb Thống kê Hà Nội, 2004. 2. Kinh tế Vi mô, Robert Pindyck, Nxb Thống kê Hà Nội, 2000. 3. Các cuốn sách khác viết về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
- BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1.Khái niệm kinh tế học. 2.Sự phân chia của kinh tế học. 3.Mười nguyên lý của kinh tế học.
- 1.Khái niệm kinh tế học - Kinh tế học có nguồn gốc như thế nào? +/ Lịch sử hình thành và phát triển trên thế giới +/ Việt Nam? - Một số vấn đề cần lưu ý.
- 1.Khái niệm kinh tế học (tiếp) - Alfred Marshall: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu lgoài người trong cuộc sống thường nhật của họ”. - Gregory Mankiw: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình”
- 1.Khái niệm kinh tế học (tiếp) -Khan hiếm (Scarcity) về: Tư bản hiện vật (máy móc, nhà xưởng...) Nguồn nhân lực (số lượng, trình độ...) Trình độ công nghệ, đất đai, tài nguyên... - Khan hiếm trong: Xã hội: ai làm gì; ai hưởng thụ nhiều, ai ít. Doanh nghiệp Gia đình Cá nhân. (một người rất giàu có có phải đối mặt với sự khan hiếm không?)
- 1.Khái niệm kinh tế học (tiếp) - Khan hiếm => mọi người không thể có tất cả mọi thứ họ cần => xã hội phải có phương thức quản lý và phân bổ các nguồn lực. - Phương thức phân bổ của xã hội: Sự tương tác qua lại giữa hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Người mua, người bán tương tác => hình thành giá cả. Giá cao => Lợi nhuận => các hãng nhảy vào ngành => nguồn lực được chuyển vào ngành đó. Không phải từ một nhà hoạch định trung ương.
- 1.Khái niệm kinh tế học (tiếp) -Do sự tương tác => các nhà kinh tế muốn nghiên cứu: Mọi người quyết định như thế nào: làm việc bao nhiêu? Mua cái gì? Tiết kiệm bao nhiêu?... Các chủ thể tác động qua lại với nhau như thế nào: tại sao giá và lượng lại được hình thành? Các lực lượng và xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế với tư cách là một tổng thể: tăng trưởng của cả nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp...
- 1.Khái niệm kinh tế học (tiếp) -Joseph Stiglitz: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu việc các cá nhân, các nhà máy, các chính phủ ra quyết định như thế nào và cách thức mà các quyết định này tác động đến việc sử dụng các nguồn lực của xã hội”. - Thực chất nền kinh tế chỉ là một nhóm người tác động qua lại trong quá trình sinh tồn. Hoạt động của nền kinh tế phản ánh hành vi của mọi cá nhân trong đó. => khái niệm của Marshall”...”
- 2. Sự phân chia của kinh tế học 2.1. Kinh tế học vi mô (microeconomics) và Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) – Phân chia theo đối tượng nghiên cứu. 2.2. Kinh tế học thực chứng (positive economics) và Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics)- Phân chia theo cách tiếp cận.
- 2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô -Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định của các hộ gia đình, các doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa họ trên thị trường cụ thể. - Tức là, nó nghiên cứu hành vi của các chủ thể. -Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hành vi (hiện tượng) của nền kinh tế tới tư cách là một tổng thể. -Tức là, nó xem xét sự thay đổi của những biến số chung: lạm phát, thất nghiệp... Các biến số này không cho biết các hãng đang làm gì nhưng cho biết cái gì đang xảy ra ở mức tổng, mức toàn bộ hay mức trung bình.
- 2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô (tiếp - một số ví dụ) Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô Việc tuyển dụng hay sa thải công Tỷ lệ thất nghiệp của cả nền kinh nhân của một hãng, một ngành nào tế. đó. Một mặt hàng trở nên khan hiếm, Mức lạm phát hay mức giá chung người bán, nười mua phản ứng thế của toàn nền kinh tế. nào. Giảm thuế thu nhập, quyết định chi Quy mô sản xuất hàn hoá dịch vụ tiêu của các hộ gia đình sẽ thế nào. của cả nền kinh tế. Tỷ giá thay đổi, các doanh nghiệp Cán cân thương mại của đất nước xuất khẩu được lợi gì. sẽ thay đổi như thế nào.
- 2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô (tiếp) -Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng trong kinh tế vĩ mô sẽ được thấu hiểu hơn nếu ta hiểu được các quyết định trong kinh tế vi mô. VD: Chính phủ cắt giảm lượng cung tiền => thất nghiệp trong ngắn hạn. Điều này sẽ được hiểu rõ hơn khi biết hành vi của các hãng: sa thải bớt nhân công vì không bán được hàng. - Các hiện tượng trong kinh tế vĩ mô là tổng kết cục của tất cả các thực thể trong nền kinh tế. Ranh giới giữa kinh tế vi mô và vĩ mô nhiều khi không rõ ràng.
- 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc -Nhà kinh tế => vận dụng kiến thức => lý giải các hiện tượng kinh tế => đóng vai trò nhà khoa học. - Nhà kinh tế => đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện các kết cục kinh tế => đóng vai trò nhà tư vấn chính sách.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 2 - Hoàng Thu Hương
21 p | 337 | 37
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 2 - ThS.Trương Thị Hòa
40 p | 307 | 32
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 3 - ThS.Trương Thị Hòa
18 p | 214 | 31
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 4 - ThS.Trương Thị Hòa
28 p | 268 | 30
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 1 - ThS.Trương Thị Hòa
16 p | 195 | 28
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 6 - ThS.Trương Thị Hòa
20 p | 153 | 21
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 5 - Hoàng Thu Hương
11 p | 180 | 20
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 4 - Hoàng Thu Hương
22 p | 318 | 20
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 5 - ThS.Trương Thị Hòa
24 p | 86 | 20
-
Bài giảng Kinh tế học: Lý thuyết chi phí sản xuất - Nguyễn Thị Thu Hương
29 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Ninh
10 p | 10 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học: Lý thuyết sản xuất - Nguyễn Thị Thu Hương
28 p | 4 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Ninh
20 p | 9 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 7: Thị trường các yếu tố sản xuất
24 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Ninh
13 p | 10 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Ninh
21 p | 7 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Ninh
15 p | 6 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
14 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn