Bài giảng Kinh tế học tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (The Economics of Money, Banking and Financial Markets)
lượt xem 2
download
Bài giảng "Kinh tế học tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (The Economics of Money, Banking and Financial Markets)" được biên soạn với mục tiêu nhằm cung cấp các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về tiền tệ, hệ thống tài chính, hoạt động ngân hàng trên thị trường tài chính và sự điều hành tiền tệ của NHTW; tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, thái độ nghiêm túc và tích cực trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề vĩ mô về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (The Economics of Money, Banking and Financial Markets)
- 8/29/2022 KINH TẾ HỌC Economics of Money, TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ THỊ Banking and Financial TRƯỜNG TÀI CHÍNH Markets Đại học Thương mại Bộ môn TCC 1 GIỚI THIỆU Tên học phần: Kinh tế học tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (The Economics of Money, Banking and Financial Markets) Mã học phần: KTTT0618 Số tín chỉ, cấu trúc: 2(20,10) Mục tiêu của học phần: - Cung cấp các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về tiền tệ, hệ thống tài chính, hoạt động ngân hàng trên TTTC và sự điều hành tiền tệ của NHTW, - Tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, thái độ nghiêm túc và tích cực trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề vĩ mô về tiền tệ, hoạt động NH và TTTC Chuẩn đầu ra Ký hiệu CLO1 Hiểu rõ và nắm vững những kiến thức chuyên sâu, nâng cao về hệ thống TC, cơ sở hình thành và cấu trúc của lãi suất, vai trò của các trung gian tài chính trên TTTC, cung cầu tiền tệ và lạm phát, các chính sách tài chính tiền tệ và sự điều hành tiền tệ của NHTW CLO2 Vận dụng kiến thức để nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánh giá phản biện đối với: các vấn đề về hệ thống TC, lãi suất, vai trò của các trung gian tài chính trong giảm thiểu chi phí giao dịch và xử lý thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính; các vấn đề về cung cầu tiền tệ, lạm phát và sự điều hành tiền tệ của NHTW CLO3 Năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm đối với nhóm; tự định hướng hoặc cùng với người khác phát hiện vấn đề về tiền tệ, điều hành tiền tệ, hoạt động ngân hàng và TTTC để triển khai nghiên cứu hoặc đề xuất giải pháp giải quyết CLO4 Có ý thức tuân thủ các quy định pháp luật; trung thực, tôn trọng khách quan; có ý thức tự học, tự cập nhật kiến thức liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và TTTC; Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và TTTC 1
- 8/29/2022 KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH Chương 1. Tổng quan về tiền tệ và hệ thống tài chính Chương 2. Thị trường tài chính và vai trò của các trung gian tài chính Chương 3: Lãi suất Chương 4. Cung cầu tiền tệ và lạm phát Chương 5. Ngân hàng trung ương và điều hành chính sách tiền tệ Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Đức Hưởng (2016), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Lao động 2. Trịnh Thị Mai Hoa (2004), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 3. Frederic S. Mishkin (2016), The Economics of Money, Banking anh Financial Market, Pearson Addsion – Wesley (11th edition) 4. Frederic S. Mishkin (2012), The Economics of Money, Banking anh Financial Market, Pearson Addsion – Wesley (10th edition) 5. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 6. Tạp chí Tài chính; Tạp chí Ngân hàng; Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ 7. http://www.sbv.gov.vn; http://www.mof.gov.vn Chương 1: Tổng quan về tiền tệ và hệ thống tài chính 1.1 Tổng quan về tiền tệ 1.2 Tổng quan về hệ thống tài chính 2
- 8/29/2022 1.1 Tổng quan về tiền tệ 1.1.1 Sự phát triển của các hình thái tiền tệ 1.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu về tiền tệ Khái niệm tiền tệ Theo học thuyết của K.Mark: Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được sử dụng làm vật ngang giá chung, đo lường và biểu thị giá trị của mọi hàng hóa và làm phương tiện trao đổi giữa chúng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền là bất cứ phương tiện nào được xã hội chấp nhận chung làm phương tiện trao đổi với các hàng hóa, dịch vụ và trong việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính. Khái niệm tiền tệ =>Tiền tệ là phương tiện trao đổi, người ta không còn quan tâm đến giá trị nội tại của tiền là đủ giá hay không đủ giá mà bất cứ vật nào có thể trao đổi với hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu giao dịch hay thanh toán đều là tiền tệ. 3
- 8/29/2022 Sự phát triển của các hình thái tiền tệ Hóa tệ: ➢ Khái niệm ➢ Các loại hóa tệ: Hóa tệ phi kim loại, Hóa tệ kim loại Tín tệ: ➢ Khái niệm ➢ Các loại tín tệ: tiền kim loại, tiền giấy, bút tệ, tiền điện tử,... Các chức năng của tiền Chức năng thước đo giá trị (đơn vị đánh giá) Chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán Chức năng phương tiện cất trữ giá trị (nơi chứa giá trị) Vai trò của tiền Tiền là phương tiện để mở rộng, phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế. Tiền là phươg tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng. Hãy bình luận về những vai trò của tiền trong đời sống kinh tế - xã hội? 4
- 8/29/2022 1.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu tiền Tiền và lạm phát: ➢ Khái niệm ➢ Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ ➢ Biểu hiện: Mức cung tiền và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự gia tăng liên tục trong cung tiền là yếu tố quan trọng gây ra sự gia tăng liên tục của các mức giá – biểu hiện của lạm phát. ➢ Tác động của lạm phát Sự cần thiết phải nghiên cứu tiền Tiền tệ và sự biến động chu kỳ kinh tế ➢ Chu kỳ kinh tế kinh tế ➢ Trạng thái và sự vận động của các dòng tiền đóng vai trò quan trọng làm thay đổi, tác động đến chu kỳ kinh tế – tức là gây ra những biến động của tổng sản lượng được sản xuất ra trong nền kinh tế (GDP). ➢ Thông thường các cuộc suy thoái kinh tế đều liên quan đến sự vận động của các dòng tiền ➢ Những thay đổi trong cung tiền là yếu tố chủ yếu nằm sau những biến động chu kỳ kinh tế. ➢ Thay đổi cung tiền sẽ tác động, điều chỉnh đến các giai đoạn tăng trưởng kinh tế Sự cần thiết phải nghiên cứu tiền Tiền tệ và lãi suất ➢ Lãi suất: chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng ➢ Tiền đóng vai trò quan trọng trong sự biến động của lãi suất. Biến động cung cầu tiến sẽ gây ra biến động của lãi suất. Khi cầu tiền gia tăng thì lãi suất có xu hướng tăng lên và ngược lại. Khi cung tiền tăng thì lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại => Thay đổi cung, cầu tiền sẽ tác động đến lãi suất trong nền kinh tế -> tác động đến các hoạt động kinh tế 5
- 8/29/2022 Sự cần thiết phải nghiên cứu tiền Thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ ➢ Thâm hụt NSNN: trạng thái phổ biến trong điều hành NSNN ➢ Thâm hụt ngân sách là sự vượt trội về chi tiêu của chính phủ so với thu NSNN (chủ yếu là tiền thuế thu được). Khi đó, nhà nước thường phải tài trợ thâm hụt bằng cách đi vay => tác động đến cung cầu tiền tệ và lãi suất trong nền kinh tế 1.2 Tổng quan về hệ thống tài chính 1.2.1 Cấu trúc hệ thống tài chính 1.2.2 Các dòng luân chuyển vốn qua hệ thống tài chính 1.2.3 Sự cần thiết nghiên cứu hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính 1.2.1 Cấu trúc hệ thống tài chính Khái niệm: Hệ thống Tài chính là hệ thống bao gồm các chủ thể, định chế và thị trường tương tác lẫn nhau theo những cách thức nhất định nhằm mục đích huy động vốn cho đầu tư, tài trợ cho kinh doanh và cung cấp các phương tiện bao gồm hệ thống thanh toán (IMF, 2004) Cấu trúc: ➢Các chủ thể của hệ thống tài chính ➢Thị trường tài chính 6
- 8/29/2022 Thị trường tài chính Khái niệm TTTC Chức năng của TTTC Khái niệm thị trường tài chính Theo Frederic S. Mishkin: “Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc luân chuyển vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt” Theo Scott Besley and Eugene F. Brigham: “Các thị trường tài chính là hệ thống bao gồm các cá nhân và tổ chức, các công cụ, và cơ chế để người đi vay và người tiết kiệm gặp nhau, mà không cần đề cập đến địa điểm cụ thể” =>Thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình luân chuyển vốn từ những người dư thừa đến những người thiếu hụt, thông qua các công cụ tài chính và một cơ chế nhất định. Chức năng của thị trường tài chính Chức năng luân chuyển vốn từ những chủ thể có nguồn vốn thặng dư đến những chủ thể thiếu hụt vốn Chức năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính Chức năng khác: Cung cấp khả năng thanh khoản cho các công cụ tài chính, cung cấp thông tin và đánh giá giá trị doanh nghiệp,…. 7
- 8/29/2022 Các chủ thể của hệ thống tài chính Nhóm người tiết Nhóm người cần Định kiệm cuối cùng vốn cuối cùng chế -Hộ gia đình Vốn trung Vốn gian -Doanh nghiệp -Doanh nghiệp -Chính phủ tài -Chính phủ -Hộ gia đình chính -Các tổ chức XH -Các tổ chức XH ❑ Người cung vốn, người cầu vốn ❑ Các đơn vị tổ chức thị trường ❑ Các đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ❑ Cơ quan quản lý nhà nước ❑ Các trung gian TC Các trung gian tài chính là các tổ chức thực hiện việc huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng, sau đó cung cấp cho những người cầu vốn cuối cùng. Các trung gian tài chính ❑ Các loại hình trung gian tài chính ❑ Chức năng của trung gian tài chính Các trung gian tài chính 1. Tổ chức nhận tiền gửi: Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hành thức các khoản cho vay trực tiếp. Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm: - Ngân hàng thương mại - Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay - Ngân hàng tiết kiệm - Quỹ tín dụng 8
- 8/29/2022 Các trung gian tài chính 2. Công ty tài chính: Các công ty tài chính huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên cơ cở đó cung ứng chủ yếu các loại tín dụng trung và dài hạn cho nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tư. Ngoài ra các công ty tài chính còn thực hiện các dịch vụ cầm, giữ hộ và quản lý các chứng khoán, các kim loại quý…. Các loại hình chủ yếu : - Công ty tài chính bán hàng - Công ty tài chính tiêu dùng - Công ty tài chính kinh doanh Các trung gian tài chính 3. Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là những trung gian tài chính thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng bao gồm: - Công ty bảo hiểm - Quỹ hưu trí Các trung gian tài chính 4. Trung gian đầu tư: Các trung gian đầu tư là các trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Chức năng chủ yếu là hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế huy động vốn để tài trợ cho các dự án của mình cũng như giúp cho các nhà đầu tư nhỏ có thể trực tiếp đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi của mình trên thị trường tài chính. Các trung gian đầu tư gồm: - Ngân hàng đầu tư - Công ty đầu tư mạo hiểm - Quỹ đầu tư tương hỗ - Công ty quản lý tài sản 9
- 8/29/2022 Chức năng của các trung gian tài chính Chức năng huy động, tập trung vốn Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế Chức năng kiểm soát 1.2.4 Sự cần thiết nghiên cứu hoạt động ngân hàng và TTTC Ngân hàng – Trung gian tài chính Hoạt động ngân hàng và lượng tiền cung ứng Hoạt động ngân hàng và những đổi mới tài chính 1.2.2. Các dòng luân chuyển vốn qua hệ thống tài chính Vốn Vốn Trung gian tài chính Người cho vay Người đi vay (Cung vốn) (Cầu vốn) Vốn Vốn Vốn Thị trường tài chính 10
- 8/29/2022 1.2.1 Các dòng luân chuyển vốn Có hai con đường/kênh dẫn vốn (dòng luân chuyển vốn) từ người cho vay (người tiết kiệm) đến người đi vay (người kinh doanh, tiêu dùng): Tài chính trực tiếp và Tài chính gián tiếp - Tài chính trực tiếp là kênh dẫn vốn đi qua các thị trường tài chính - Tài chính gián tiếp là kênh dẫn vốn đi qua các trung gian tài chính. Các thị trường tài chính và các trung gian tài chính là các bộ phận của hệ thống tài chính 1.2.4 Sự cần thiết nghiên cứu hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính Hoạt động của TTTC: Các hoạt động trên thị trường tài chính có tác động trực tiếp đến của cải của mỗi cá nhân, đến diễn biến của các hãng kinh doanh, đến tính chất hiệu quả của nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng và những đổi mới tài chính Chương 2: Thị trường tài chính và vai trò của các trung gian tài chính 2.1 Thị trường tài chính 2.2 Vai trò của các trung gian tài chính 2.3 Tình huống/Bài tập Bộ môn Tài chính công 33 11
- 8/29/2022 2.1 Thị trường tài chính ◼ 2.1.2 Cấu trúc và các công cụ của thị trường tài chính ◼ 2.1.2 Chi phí giao dịch và thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính 34 Cấu trúc của TTTC Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, gồm: - TT tiền tệ - TT vốn Căn cứ vào phương thức tổ chức, gồm: - TT tập trung - TT phi tập trung Cấu trúc của TTTC Căn cứ vào mục đích hoạt động, gồm: - TT sơ cấp - TT thứ cấp Căn cứ vào nguồn gốc, gồm - TT tài chính cơ sở - TT tài chính phái sinh Căn cứ vào tính chất hoàn trả, gồm: - TT nợ - TT cổ phiếu 12
- 8/29/2022 Công cụ của thị trường tài chính Các công cụ tài chính ngắn hạn Các công cụ tài chính dài hạn Công cụ tài chính ngắn hạn - Tín phiếu kho bạc: là công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính phủ do KBNN phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN - Thương phiếu: là những giấy nhận nợ do các công ty có uy tín phát hành để vay vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính (thông qua mua bán chịu hàng hóa). - Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng: là công cụ vay nợ do NHTM phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho một khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (mệnh giá) cho người gửi tiền khi đến hạn. Công cụ của thị trường tiền tệ - Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng: là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty phát hành và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu. - Các hợp đồng mua lại: là hợp đồng mà người bán chứng khoán cam kết sẽ mua lại với mức giá cao hơn vào thời hạn sau những chứng khoán mà người đó đã bán cho người mua. - Trái phiếu ngắn hạn của cty: là chứng nhận nợ ngắn hạn do các c.ty p/h. - Tín phiếu ngân hàng: là chứng chỉ vay nợ do NHTW p/h bán cho các NHTM và các tổ chức tín dụng. 13
- 8/29/2022 Công cụ tài chính dài hạn - Cổ phiếu: là loại CK xác nhận quyền sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần đối với chủ sở hữu của nó và cho phép người sở hữu CK đó hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp đối với công ty cổ phần. Cổ phiếu có nhiều loại: (i) Cổ phiếu thường (ii) Cổ phiếu ưu đãi - Trái phiếu: là loại CK xác nhận khoản nợ vay của người phát hành đối với người sở hữu nó, theo đó người phát hành cam kết trả lợi tức và hoàn trả số vốn vay theo một thời hạn nhất định cho người sở hữu CK. Các loại trái phiếu trên thị trường vốn gồm: + Trái phiếu Nhà nước (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương) + Trái phiếu doanh nghiệp + Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính Công cụ tài chính dài hạn - Các khoản vay thế chấp: Vay thế chấp là các khoản tiền do các cá nhân và công ty vay đầu tư (mua hoặc xây dựng) vào nhà đất hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất sau đó lại trở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay. - Các khoản vay thương mại và tiêu dùng: là các món vay dành cho các công ty kinh doanh và người tiêu dùng, chủ yếu là do các ngân hàng cung cấp. Riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có thể do các công ty tài chính cung cấp. 2.1.2 Chi phí giao dịch và thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính - Chi phí giao dịch tài chính: là chi phí phát sinh khi sử dụng phương thức nào đó để để thực hiện các giao dịch tài chính như huy động vốn, cho vay, thanh toán,... - Ý nghĩa của Chi phí giao dịch tài chính: là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Các loại tài sản tài chính khác nhau sẽ có các loại chi phí giao dịch khác nhau và tiêu chuẩn khác nhau. Nhà đầu tư nên chọn những tài sản có chi phí giao dịch ở mức thấp nhất trong phạm vi các loại tài sản mà họ muốn giao dịch. 14
- 8/29/2022 Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính ❑ Thông tin bất cân xứng: là tình trạng xảy ra khi một trong các bên giao dịch không biết tất cả và chính xác những thông tin cần biết về bên kia để đưa ra quyết định đúng đắn trong giao dịch. ❑ Đặc điểm của tình trạng bất cân xứng về thông tin: • Có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch; • Có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên; • Trong hai bên, có một bên có thông tin chính xác hơn. Tác động của thông tin bất cân xứng ❑ Kìm hãm giao dịch. ❑ Làm xuất hiện các rủi ro chính trên thị trường tài chính: • Lựa chọn đối nghịch: là hậu quả của vấn đề thông tin bất cân xứng, được tạo ra khi diễn ra giao dịch. Bất cân xứng thông tin càng lớn nguy cơ lựa chọn đối nghịch càng cao. • Rủi ro đạo đức: là hậu quả của thông tin bất cân xứng được biểu hiện khi: Có sự xuất hiện những hoạt động không tích cực (thiếu đạo đức); Các hoạt động trên làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu. • Ví dụ: Tác động của vấn đề thông tin bất cân ❑ Tác động đến thị trường trái phiếu, cổ phiếu Tình huống: Một nhà đầu tư đang muốn mua cổ phiếu thường, nhưng không biết công ty nào có triển vọng lãi cao và rủi ro thấp, công ty nào sẽ làm ăn khó khăn và rủi ro cao → anh ta sẵn sàng chỉ trả mức giá mà nó phản ánh được giá trị trung bình của các công ty. ? Điều gì sẽ xảy ra khi người chủ sở hữu hay nhà quản lý các cty mới là người có được thông tin tốt hơn bạn? 45 15
- 8/29/2022 - Với những công ty tốt, họ biết rất rõ công ty của mình đang làm ăn tốt, cổ phiếu của họ đang bị định giá thấp → Họ không sẵn sàng bán tại mức giá trung bình của thị trường như bạn mong muốn. - Với những công ty xấu, lại luôn muốn bán được cổ phiếu của mình, vì họ biết rằng cổ phiếu của họ đang được định giá cao. → Các nhà đầu tư luôn rất cảnh giác → rất ít giao dịch mua bán được t.hiện → hoạt động của TT cổ phiếu trở nên kém hiệu quả. 46 Nếu nhà đầu tư muốn đầu tư vào trái phiếu. Đương nhiên, ai cũng chỉ mua những trái phiếu có lãi suất đủ cao để bù đắp được mức rủi ro vỡ nợ trung bình của các công ty phát hành trái phiếu. Nhưng ?????? 47 - Công ty làm ăn tốt thấy rằng họ phải trả mức lãi suất cao hơn so với uy tín và chất lượng của mình → họ sẽ không sẵn sàng phát hành trái phiếu nữa. - Ngược lại, công ty làm ăn kém lại luôn sẵn sàng phát hành trái phiếu nhưng các nhà đầu tư lại không sẵn sàng mua chúng. → Rất ít trái phiếu được phát hành, làm giảm nguồn tài trợ trực tiếp của các DN. 48 16
- 8/29/2022 Tác động của vấn đề thông tin bất cân ❑ Tác động đến đến sự lựa chọn giữa nợ và vốn chủ sở hữu Tình huống: Giả sử bạn được ông A mời cộng tác đầu tư để mở một cửa hàng bánh ngọt với số vốn đầu tư phải bỏ ra là 100 trđ. Trong đó: Ông A có 10 trđ. Số còn lại được bạn mua hết dưới dạng cổ phiếu → Tỷ lệ sở hữu vốn của bạn ở cửa hàng là 90%, còn ông A là 10%. ? Khi cửa hàng đi vào hoạt động, sẽ có thể xảy ra những tình huống nào. 49 Giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng ❑ Tư nhân tự sản xuất và bán thông tin; ❑ Tăng cường cung cấp thông tin thông qua sự điều hành của chính phủ; ❑ Tăng cường vai trò của các trung gian tài chính để tăng chất lượng thông tin; ❑ Yêu cầu thế chấp tài sản và vốn tự có khi đi vay ❑ Thực hiện cơ chế tự sàng lọc thông tin 50 2.2 Cấu trúc tài chính và vai trò của các trung gian tài chính 2.2.1 Cấu trúc tài chính doanh nghiệp 2.2.2 Vai trò của trung gian tài chính 51 17
- 8/29/2022 Cấu trúc tài chính Bảng 2.1. Cấu trúc tài chính DN ở một số nước Tín dụng ngân Tín dụng phi Tên nước Trái phiếu Cổ phiếu hàng ngân hàng Mỹ 18% 38% 32% 11% Đức 76% 10% 7% 8% Nhật 78% 8% 9% 5% Canada 56% 18% 15% 12% (Nguồn: Frederic S.Mishkin: The Economics of Money, Banking and Finacial Markets, 8th Edition, Pearson, Inc, 2010) 52 → Số liệu bảng 2.1 cho thấy: - Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất của DN - Việc phát hành CK nợ và CK vốn không phải là kênh chủ yếu để tài trợ cho hoạt động của DN. - Tài chính gián tiếp (hoạt động của các TGTC) trong nhiều trường hợp đóng vai trò quan trọng hơn nhiều tài chính trực tiếp. - Các TGTC, đ.biệt là các NH, là chủ thể tài trợ vốn quan trọng nhất cho các DN. 53 - HTTC là lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong nền KT. - Chỉ những công ty lớn, nổi tiếng mới dễ dàng tiếp cận TTCK để huy động vốn. - Đặc điểm phổ biến của các hợp đồng vay nợ đối với các DN là thế chấp TS. - Các hợp đồng nợ thường gồm những điều khoản có tính pháp lý đặc biệt phức tạp nhằm điều chỉnh người vay. 54 18
- 8/29/2022 Một số câu hỏi đặt ra 1. Tại sao cổ phiếu chỉ đóng vai trò thứ yếu trong cấu trúc tài chính DN? Tại sao các DN không sử dụng tích cực hơn việc phát hành CK để huy động vốn tài trợ cho hoạt động của mình? Tại sao chỉ công ty lớn mới dễ dàng huy động vốn trên TTCK? 2. Tại sao các TGTC lại quan trọng trên TTTC? Các NH làm thế nào để trở nên quan trọng trên TTTC? 3. Tại sao các TTTC lại cần được điều tiết chặt chẽ? 4. Tại sao thế chấp TS là đặc điểm quan trọng của các hợp đồng nợ? 5.Tại sao các hợp đồng vay nợ lại phải chặt chẽ và phức tạp về mặt pháp lý? 55 Vai trò của trung gian tài chính ❑ Giảm chi phí giao dịch; ❑ Xử lý vấn đề thông tin bất cân xứng; ❑ Kiểm soát chất lượng các giao dịch tài chính 56 Vai trò: Giảm chi phí giao dịch Tình huống : Giả sử bạn có một số tiền nhỏ (giả sử 10 triệu đồng) và muốn đầu tư vào TTCK. Bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề gì khi: - Đầu tư vào cổ phiếu? - Đầu tư vào trái phiếu? 57 19
- 8/29/2022 Vai trò: Giảm chi phí giao dịch - Khi đầu tư vào cổ phiếu: + Mua được rất ít cổ phiếu. + Nếu mua cổ phiếu qua nhà môi giới, thì sẽ mất phí môi giới (CPGD) đáng kể. 58 Vai trò: Giảm chi phí giao dịch - Khi đầu tư vào trái phiếu: Do mệnh giá trái phiếu mua bán trên TTCK ở hầu hết các nước thường lớn hơn số tiền nhỏ lẻ mà bạn có → không thể đầu tư vào thị trường này. 59 Vai trò: Giảm chi phí giao dịch - Một vấn đề khác phát sinh, đó là: Nếu chỉ có số tiền nhỏ, do chi phí giao dịch → Danh mục đầu tư bị hạn chế → Đối diện với rủi ro. → Như vậy, những cá nhân tiết kiệm nhỏ lẻ rất khó tiếp cận TTTC để sinh lời → Trả lời cho câu hỏi tại sao tỷ lệ người sở hữu CK là không nhiều, kể cả ở Mỹ. 60 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - ĐH Kinh tế TP.HCM
102 p | 580 | 50
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
41 p | 55 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2022)
82 p | 15 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - TS. Nguyễn Ái Đoàn
0 p | 79 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 8 - TS. Giang Thanh Long
14 p | 104 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 4: Tiền và hoạt động ngân hàng
52 p | 60 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 6 - TS. Nguyễn Ái Đoàn
0 p | 65 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ - ngân hàng và chính sách tiền tệ
40 p | 57 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học - Chương 7: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
17 p | 42 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Thị trường tài chính - Nguyễn Hòa Bảo
30 p | 64 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - Hà Minh Phước (Dành cho lớp công thương)
31 p | 49 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ (Năm 2022)
35 p | 22 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
12 p | 26 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 7 - ThS. Lê Phương Thảo Quỳnh
47 p | 38 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 5: Mô hình IS-LM và sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (Năm 2022)
41 p | 11 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - TS. Nguyễn Văn Tuyên
17 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1: Chương 4 - ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền
13 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn