Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
• Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
của Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
• Giúp học viên nắm được mục tiêu, đối tượng<br />
và phạm vi nghiên cứu của Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
• Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới<br />
hạn khả năng sản xuất<br />
<br />
• Học viên hiểu và nắm vững được các khái<br />
niệm, các mục tiêu, các công cụ cơ bản nhất<br />
của kinh tế vĩ mô<br />
<br />
• Xác định và phân tích các mục tiêu (tăng<br />
trưởng cao, giảm thất nghiệp, kiềm chế<br />
lạm phát,...) và các chính sách Kinh tế Vĩ<br />
mô (chính sách tài khóa, chính sách tiền<br />
tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh<br />
tế đối ngoại)<br />
<br />
• Bắt đầu cho học viên làm quen với cách tư<br />
duy kinh tế và khoa học kinh tế, phân biệt<br />
Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô<br />
• Sử dụng được các phương pháp và công cụ<br />
phân tích các mô hình kinh tế<br />
<br />
• Phân tích biến động của sản lượng, việc<br />
làm, và giá cả trong nền kinh tế trên mô<br />
hình AD – AS<br />
• Phân tích mối quan hệ giữa các biến số<br />
kinh tế vĩ mô cơ bản<br />
• Phân tích các nội dung các nhà kinh tế<br />
học vĩ mô nghiên cứu (dự báo kinh tế vĩ<br />
mô, phân tích kinh tế vĩ mô, nghiên cứu<br />
kinh tế vĩ mô) và giải thích vì sao các<br />
nhà kinh tế học vĩ mô có nhiều quan<br />
điểm khác nhau<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
• 10 tiết<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
Các kiến thức cần có<br />
<br />
Học viên chỉ cần nắm vững kiến thức đã học ở phổ thông là có thể bắt đầu học môn Kinh tế học Vĩ<br />
mô nói chung và bài 1 nói riêng. Tuy nhiên, nếu học viên đọc thêm kiến thức môn học Kinh tế học<br />
Vi mô thì khả năng tiếp cận của học viên về bài 1 sẽ tốt hơn. Cụ thể:<br />
• Các kiến thức về đại số: Học viên phải biết cách giải các hệ phương trình bậc nhất cơ bản.<br />
• Kiến thức về hình học: Học viên có thể sử dụng đồ thị để phân tích các sự biến đổi của các biến<br />
số Kinh tế Vĩ mô.<br />
• Xã hội: Thường xuyên cập nhật các kiến thức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước bằng các<br />
phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng và phân tích các biến số, chính sách kinh tế vĩ mô<br />
được hiệu quả hơn và mang ý nghĩa thực tiễn hơn.<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
• Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất.<br />
• Học viên cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho bài này để học tập tốt hơn.<br />
• Bài 1 là bài khái quát về môn học. Học viên chỉ cần nắm vững các khái niệm, các kiến thức cơ<br />
bản, để làm nền tảng nghiên cứu các bài sau.<br />
<br />
2<br />
<br />
Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
1.1.1.<br />
<br />
Khái niệm Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
1.1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân, doanh<br />
nghiệp, Chính phủ, và toàn xã hội đưa ra khi trong thực tế họ không thể có mọi thứ như<br />
mong muốn. Kinh tế học bao gồm hai bộ phận là Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô.<br />
Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một<br />
đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.<br />
Đây là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề<br />
kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế của “một bức tranh lớn”.<br />
1.1.1.2. Phân biệt kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
Kinh tế học Vĩ mô có sự khác biệt với Kinh tế học Vi mô – một môn học chuyên nghiên cứu<br />
những vấn đề kinh tế cụ thể của nền kinh tế (hay còn gọi là các tế bào trong nền kinh tế).<br />
Tuy nhiên, Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô có mối quan hệ gắn bó mật thiết với<br />
nhau. Chúng ta sẽ không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không tính đến các<br />
quyết định Kinh tế Vi mô, vì những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh từ các<br />
quyết định của hàng triệu cá nhân. Chẳng hạn, một nhà kinh tế có thể nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của biện pháp cắt giảm thuế thu nhập đối với mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền<br />
kinh tế. Để phân tích vấn đề này, anh ta phải xem xét ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm<br />
thuế đối với quyết định chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình.<br />
1.1.2.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế<br />
xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung, cán cân<br />
thương mại, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã<br />
hội, các chính sách kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập…).<br />
Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện<br />
tại của biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và<br />
dài hạn. Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ khảo sát mỗi biến số ứng với mỗi khoảng thời gian<br />
khác nhau: Hiện tại, ngắn hạn, và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian lại đòi hỏi chúng ta phải sử<br />
dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến số kinh tế vĩ mô này.<br />
1.1.3.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, Kinh tế học Vĩ mô sử<br />
dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp quát, do L. Walras – người Pháp<br />
phát triển từ năm 1874. Theo phương pháp này, Kinh tế học Vĩ mô khác với Kinh tế học<br />
Vi mô, xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường của các hàng hoá và các<br />
nhân tố, xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ nền kinh tế; từ đó<br />
xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng – những yếu tố quyết định tính hiệu quả<br />
của hệ thống kinh tế.<br />
Ngoài ra, kinh tế vĩ mô cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy<br />
trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hoá kinh tế, sử dụng mô hình kinh tế lượng...<br />
Đặc biệt trong những năm gần đây và dự đoán trong nhiều năm tới, các mô hình kinh tế<br />
lượng sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại.<br />
3<br />
<br />
Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất<br />
<br />
1.2.1.<br />
<br />
Sự khan hiếm nguồn lực (Scarcity Resources)<br />
<br />
Theo David Begg, một nguồn lực khan hiếm là nguồn lực<br />
mà tại điểm giá bằng không thì lượng cầu về nó lớn hơn<br />
lượng cung sẵn có. Như vậy, đối với các nguồn lực có mức<br />
giá lớn hơn không (có nghĩa là chúng ta phải trả một mức<br />
giá nhất định nào đó để có được một sản phẩm mà chúng ta<br />
cần) thì đó là các nguồn lực khan hiếm, còn đối với các<br />
nguồn lực có giá bằng không (có nghĩa là cho không) thì<br />
khả năng cung ứng không đủ cho nhu cầu.<br />
Hầu hết các loại nguồn lực xung quanh chúng ta đều là<br />
Sự khan hiếm nguồn lực<br />
những nguồn lực khan hiếm. Sản xuất cái gì? Sản xuất như<br />
thế nào? Và sản xuất cho ai? Sẽ chẳng thành vấn đề nếu<br />
nguồn tài nguyên sẵn có không bị hạn chế. Nếu có thể sản xuất một số lượng vô tận về mọi<br />
hàng hoá hoặc nếu thoả mãn được đầy đủ mọi nhu cầu của con người, thì nếu có sản xuất quá<br />
nhiều một loại hàng hoá nào đó cũng không sao; hoặc nếu có kết hợp lao động, máy móc thiết<br />
bị một cách không khôn ngoan cũng chẳng sao. Bởi vì, tất cả mọi người muốn bao nhiêu cũng<br />
có, nên phân phối hàng hoá và thu nhập như thế nào giữa các giai cấp và con người cho hợp<br />
lý. Trong thực tế cuộc sống lại không như vậy, mọi hàng hoá đều không cho không, bởi vì<br />
nguồn lực bị hạn chế, tài nguyên ngày một khan hiếm và cạn kiệt. Mức sản xuất ngày càng<br />
tăng, mức tiêu thụ ngày càng cao, tình trạng khan hiếm sẽ ngày càng gay gắt.<br />
Nhu cầu ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là chất lượng hàng hoá và dịch<br />
vụ ngày càng cao, chẳng hạn người ta muốn có nước máy trong nhà, hệ thống sưởi ấm, điều<br />
hoà nhiệt độ, tủ lạnh, học hành,lương thực, tivi, sách báo, ôtô, du lịch, thể thao, hoà nhạc,<br />
chỗ ở, quần áo, không khí trong lành, đủ công ăn việc làm, an toàn,.v.v. Nhưng tài nguyên<br />
để thoả mãn nhu cầu trên là có hạn, ngày một khan hiếm và cạn kiệt: Lao động, đất đai,<br />
khoáng sản, hải sản, lâm sản,.v.v. Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt<br />
ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một cách rất khó khăn. Đó là đòi hỏi tất yếu<br />
của nhu cầu ngày một tăng và tài nguyên ngày một khan hiếm.<br />
1.2.2.<br />
<br />
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)<br />
<br />
1.2.2.1. Giả định xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất<br />
<br />
Khảo sát một nền kinh tế với giả định sản xuất 2 loại hàng hoá là lương thực và quần áo và<br />
có 4 công nhân (CN). Mỗi công nhân có thể làm việc hoặc trong ngành lương thực hoặc<br />
trong ngành sản xuất quần áo.<br />
<br />
Đường giới hạn khả năng sản xuất<br />
4<br />
<br />
Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô<br />
Bảng 1.1: Khảo sát khả năng sản xuất lương thực và quần áo<br />
Lương thực (X)<br />
<br />
Quần áo (Y)<br />
<br />
Phương án<br />
<br />
CN<br />
<br />
SL<br />
<br />
∆Q<br />
<br />
CN<br />
<br />
SL<br />
<br />
∆Q<br />
<br />
4<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
A<br />
<br />
3<br />
<br />
24<br />
<br />
–6<br />
<br />
1<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
B<br />
<br />
2<br />
<br />
17<br />
<br />
–7<br />
<br />
2<br />
<br />
17<br />
<br />
7<br />
<br />
C<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
<br />
–8<br />
<br />
3<br />
<br />
22<br />
<br />
5<br />
<br />
D<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
–9<br />
<br />
4<br />
<br />
25<br />
<br />
3<br />
<br />
E<br />
<br />
Ghi chú:<br />
<br />
CN: Số công nhân<br />
SL: Sản lượng<br />
Từ các số liệu trong bảng, ta xác định được các điểm trên đồ thị, nối các điểm của các khả năng<br />
sản xuất ta được đường cong, gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất PPF.<br />
1.2.2.2. Khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)<br />
<br />
Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể<br />
sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích<br />
hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định của nền kinh tế.<br />
Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được<br />
khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Từ bảng số liệu 1.1, các phương án A, B, C, D, và E biểu<br />
thị sự kết hợp giữa số lượng lương thực (X) và số lượng quần áo (Y). Giả sử chúng ta biểu thị<br />
lượng lương thực (X) trên trục hoành và lượng quần áo (Y) trên trục tung, các phương án A, B,<br />
C, D, và E biểu thị các điểm trên đồ thị, mô tả các khả năng sản xuất tối đa của nền kinh tế trong<br />
điều kiện nguồn lực có hạn là chỉ có 4 lao động. Nối tất cả các điểm đó ta được đường PPF.<br />
Các phương án A, B, C, D, E nằm trên đường PPF là các phương án sản xuất có hiệu quả.<br />
Các phương án nằm trong đường PPF (ví dụ phương án G) là những phương án sản xuất<br />
không hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực. Các phương án nằm ngoài không thể đạt<br />
được do nguồn lực là khan hiếm.<br />
Lượng<br />
quần áo Y<br />
30 A<br />
24<br />
<br />
B<br />
<br />
H<br />
C<br />
<br />
17<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
G<br />
<br />
10<br />
<br />
17<br />
<br />
22 25<br />
<br />
Lương thực X<br />
<br />
Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất<br />
<br />
1.2.2.3. Phân tích các điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)<br />
<br />
Nhìn vào hình 1.1. chúng ta nhận thấy rằng:<br />
• Những phương án nằm trên đường PPF như (A, B, C, D, E) là những phương án tối ưu.<br />
Ta nhận thấy rằng, đường PPF có dáng cong lồi ra phía ngoài (cong và lõm về gốc toạ<br />
độ). Nó uốn vòng quanh điểm sản lượng bằng không đối với cả 2 mặt hàng. Sở dĩ như<br />
vậy là do quy luật lợi tức giảm dần (Diminishing Returns).<br />
5<br />
<br />