Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - Đại học Kinh tế quốc dân
lượt xem 5
download
"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa" được biên soạn với các nội dung cách tiếp cận thu nhập chi tiêu để xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế; chính sách tài khóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - Đại học Kinh tế quốc dân
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa BÀI 3 TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Hướng dẫn học Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kinh tế học_Tập II. NXB Kinh tế Quốc dân. 2012 Chủ biên: PGS.TS Vũ Kim Dũng và PGS.TS Nguyễn Văn Công 2. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. 3. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. Bài này sẽ nghiên cứu tổng cầu: các thành tố của tổng cầu, các nhân tố quyết định sự biến động của tổng cầu và vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng của nền kinh tế. Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Cách tiếp cận thu nhập chi tiêu để xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Chính sách tài khóa. Mục tiêu Giúp học viên hiểu được các nhân tố quyết định sự biến động của tổng cầu và vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng của nền kinh tế trong điều kiện khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Giúp học viên thông qua cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, một dạng rất đơn giản của mô hình Keynes. NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216 31
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Tình huống dẫn nhập “Mô hình Keynes và chính sách tài khóa” Kết luận chủ yếu rút ra từ bài 2 là những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn bắt nguồn từ sự dịch chuyển của các đường tổng cầu và tổng cung. Trong đó có minh chứng về ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vào năm 2009. Mà một trong những nguyên nhân là do các bạn hàng chủ lực của Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và họ giảm nhu cầu mua hàng hóa của Việt Nam. Chính điều này đã làm cho tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam giảm và làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị sụt giảm mạnh. Để chống lại sự suy giảm kinh tế, năm 2009 Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong đó có gói kích cầu thông qua việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng bằng việc tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế. Một trong những quan tâm của nhiều nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế đó là hiệu quả của chính sách tài khóa này như thế nào? Liều lượng can thiệp vào nền kinh tế có đủ không và nên kích thích vào khu vực nào? Ngành nào? Nếu chính phủ tăng chi tiêu 1 đồng hay giảm thuế 1 đồng thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ thay đổi bao nhiêu? Và thách thức trong việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng là gì? Để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được mô hình giao điểm Keynes hay còn gọi là cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu. Qua mô hình này chúng ta sẽ tính được hiệu ứng khuếch đại trong 1 đồng tăng chi tiêu của chính phủ hay 1 đồng giảm thuế. Theo mô hình giao điểm Keynes thì khi chính phủ tăng chi tiêu 1 đồng hoặc giảm thuế 1 đồng thì sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng gấp m lần. Hiệu quả của chính sách tài khóa lớn hay nhỏ một phần phụ thuộc vào độ lớn của số nhân chi tiền. Bên cạnh, những tác động tích cực của chính sách tài khóa mở rộng, thì chính phủ cũng sẽ đối mặt với nguy cơ cán cân ngân sách của chính phủ bị thâm hụt nhiều hơn, nợ công gia tăng. 1. Vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế như thế nào? 2. Chính sách tài khóa, và ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến cán cân ngân sách của chính phủ như thế nào? 32 NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Trong bài này, sử dụng cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu để xác định mức sản lượng cân bằng khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Đây là một dạng đơn giản của mô hình Keynes. Trong mô hình đơn giản này chúng ta sẽ bỏ qua một số vấn đề phức tạp liên quan đến tác động của tiền tệ và lãi suất và cũng bỏ qua những tác động do việc giá cả, tiền lương danh nghĩa và tỷ giá thay đổi. 3.1. Cách tiếp cận thu nhập chi tiêu Việc xác định thu nhập cân bằng trên cơ sở liên kết thu nhập (sản lượng) với tổng chi tiêu được gọi là cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu hay mô hình giao điểm Keynes. Tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure - AE) đề cập đến lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua (lượng tổng chi tiêu) tại mỗi mức sản lượng hay thu nhập quốc dân – tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế. Công cụ để xác định mức sản lượng cân bằng khi chỉ tính đến ràng buộc về phía cầu hay nói cách khác khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng là đường tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure - AE). Đồng nhất thức thu nhập - sản lượng: GDP Thu nhập quốc dân Y Đường tổng chi tiêu phản ánh tổng chi tiêu tại mỗi mức thu nhập quốc dân. Đường tổng chi tiêu phản ánh mức chi tiêu tại mỗi mức sản lượng quốc dân. Tại trạng thái cân bằng: AE = GDP = Y Hàng tồn kho theo kế hoạch và hàng tồn kho ngoài kế hoạch. Hàng tồn kho theo kế hoạch: các doanh nghiệp chủ động giữ một số hàng trong kho bởi vì điều này đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Hàng tồn kho ngoài kế hoạch (UI: Unplanned Inventory) là số hàng hoá mà các doanh nghiệp sản xuất ra nhưng không bán được. 3.1.1. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế giản đơn Hàm tiêu dùng: phản ánh mối quan hệ dương giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng. Điều này hàm ý rằng khi thu nhập tăng thì tiêu dùng của hộ gia đình tăng. Hình 3.1. Đồ thị hàm Tiêu dùng của một hộ gia đình điển hình NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216 33
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa o Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta quan tâm đến hàm tổng tiêu dùng, tức mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Tổng tiêu dùng ở đây được hiểu là tổng tiêu dùng của tất cả các hộ gia đình trong nền kinh tế. Thước đo thu nhập ở đây chính là thu nhập khả dụng Yd, tức là phần thu nhập còn lại sau khi các hộ gia đình nộp thuế. Tuy nhiên, tạm thời chúng ta giả thiết là không có chính phủ tham gia trong nền kinh tế, khi đó thu nhập khả dụng bằng thu nhập quốc dân (Yd Y). o Nếu tiêu dùng của mỗi hộ gia đình điển hình tăng khi thu nhập tăng thì tổng tiêu dùng cũng tăng khi tổng thu nhập của nền kinh tế tăng. Mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và thu nhập quốc dân được mô tả như hình 3.2. Hình 3.2. Hàm tiêu dùng của nền kinh tế o Độ dốc của đường tổng tiêu dùng cho biết tổng tiêu dùng (dọc theo trục tung) tăng thêm bao nhiêu với mỗi đơn vị tổng thu nhập khả dụng (dọc theo trục hoành) tăng thêm. Nói một cách khác, độ dốc của hàm tổng tiêu dùng chính là xu hướng tiêu dùng cận biên. o Hệ số chặn ở hình 3.2. phản ánh phần tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập và được gọi là tiêu dùng tự định (autonomous consumption: C ) hay còn được gọi là tiêu dùng tối thiểu đó là mức tiêu dùng ngay cả khi thu nhập của hộ gia đình bằng không. o Hàm tiêu dùng: C = C + MPC Yd o Hàm tiết kiệm: S = - C + MPS Yd o Điểm vừa đủ là điểm ở đó mức thu nhập vừa đủ trang trải chi tiêu cho tiêu dùng (Yd = C), và do đó tiết kiệm bằng 0. Hình 3.3. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm 34 NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, đầu tư giảm ngay trước khi và trong thời kỳ suy thoái và có xu hướng tăng lên vào đầu kỳ tăng trưởng. Trong bài này do chúng ta tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và mức thu nhập quốc dân như được mô tả bởi đường tổng chi tiêu. Nên, giả thiết lãi suất được coi là cho trước và mức đầu tư không phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại của nền kinh tế. Nó được quyết định bởi dự tính của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế tương lai. Hàm tổng chi tiêu: AE = C I MPC Y Xác định sản lượng cân bằng: AE = C I MPC Y AE = Y Ye = 1/(1 –MPC) ( C I ) m = 1/(1 –MPC) gọi là số nhân chi tiêu. Hình 3.4. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn 3.1.2. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế đóng Chính phủ thu thuế (Tx) và thực hiện các khoản chuyển giao thu nhập hay trợ cấp (Tr) nhằm thay đổi thu nhập của các hộ gia đình. Chênh lệch giữa thuế và chuyển giao thu nhập được gọi là thuế ròng (T = Tx – Tr), hay viết tắt là thuế, tức là phần chính phủ thực thu được từ khu vực tư nhân. Chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (G) trực tiếp là một thành tố của tổng chi tiêu. Nó bao gồm các khoản chi tiêu cho đầu tư như chi tiêu cho các dự án xây dựng đường xá, sân bay và các khoản chi cho tiêu dùng của chính phủ, ví dụ như trả lương cho các viên chức chính phủ và các trang thiết bị cần thiết để duy trì hoạt động của bộ máy chính phủ... Thuế có hai ảnh hưởng trong mô hình của chúng ta. Thứ nhất, tại mỗi mức thu nhập quốc dân thuế làm giảm thu nhập khả dụng và do đó làm giảm tiêu dùng. Thuế làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu xuống phía dưới. Thứ hai, khi mức thu thuế tỷ lệ thuận với thu nhập, thì số nhân trở nên nhỏ hơn (độ dốc của đường tổng chi tiêu nhỏ hơn). Bởi vì khi tổng thu nhập tăng thêm 1 đơn vị, tiêu dùng tăng ít hơn trong trường hợp không có thuế do một phần thu nhập tăng lên bây giờ được chính phủ thu dưới dạng thuế và thu nhập khả dụng của các hộ gia đình sẽ tăng ít hơn 1 đơn vị. NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216 35
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân chi tiêu: Giả thiết thuế độc lập với thu nhập quốc dân: T = -T Yd = Y - T = -T Do đó, hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau: EA = C + I + G - MPC.T + MPC.Y Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập: Y = C + I + G - MPC.T + MPC.Y Từ đó, chúng ta rút ra công thức tính sản lượng cân bằng như sau: 1 -MPC Y= (C + I + G) + T 1- MPC 1- MPC Và số nhân chi tiêu và số nhân thuế có giá trị là: 1 MPC m và m T 1 MPC 1 MPC Giả thiết thuế tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân: T = tY Yd = Y – T = (1- t)Y Do đó, hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau: AE = C I G + MPC(1 - t)Y Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập: Y = C I G + MPC(1 - t)Y Từ đó, chúng ta rút ra công thức tính sản lượng cân bằng như sau: C I G Y 1 MPC (1 t ) Và số nhân chi tiêu có giá trị là: 1 m' 1 MPC(1 t ) 3.1.3. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế mở Xuất khẩu ròng của một nước chính là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. NX = X –IM = X-MPM×Y MPM: Xu hướng nhập khẩu cận biên cho chúng ta biết lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập tăng thêm một đơn vị. Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân chi tiêu trong trường hợp T=t.Y Yd = Y – T = (1- t)Y Do đó, hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau: AE = C+I+G+X+[MPC(1-t)-MPM].Y Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập: Y= C+I+G+X+[MPC(1-t)-MPM].Y 36 NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Từ đó, chúng ta rút ra công thức tính sản lượng cân bằng như sau: 1 Y= (C + I + G + X) 1- MPC(1- t) + MPM Và số nhân chi tiêu có giá trị là: 1 m'' = 1- MPC(1- t) + MPM 3.2. Chính sách tài khóa Chính sách tài khoá là những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô thông qua việc thay đổi chi tiêu chính phủ và thuế. Mặc dù chính sách tài khoá có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, chính sách tài khoá chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. 3.2.1. Chính sách tài khóa chủ động Chính sách tài khoá nhằm kích thích tổng cầu và tăng sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế được gọi là chính sách tài khoá mở rộng hay chính sách tài khoá lỏng. Ngược lại, chính sách tài khoá nhằm cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát được gọi là chính sách tài khoá thắt chặt. 3.2.1.1. Chính sách tài khóa mở rộng Đối mặt với mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tự nhiên, các nhà hoạch định chính sách có thể giúp nền kinh tế phục hồi trạng thái toàn dụng nguồn lực thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ và/hoặc giảm thuế. Hình 3.5. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng 3.2.1.2. Chính sách tài khóa thắt chặt Giả sử ban đầu nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá năng lực sản xuất hiện có như được minh họa trong hình 3.6. Sự hạn chế về phía cung ngăn cản nền kinh tế mở rộng và giá cả sẽ tăng tốc. Nền kinh tế đang nằm ở phần đường tổng cung rất dốc mà các nhà kinh tế thường coi là trạng thái phát triển quá nóng. Phản ứng chính sách cần thiết là chính phủ nên cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát. NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216 37
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Hình 3.6. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp 3.2.1.3. Chính sách tài khoá trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách Trong những thập kỷ gần đây, khi chính phủ ở nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ thì việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái thường được xem là ít có tính khả thi về mặt chính trị. Theo hiệp định Maastricht các nước thuộc Liên minh châu Âu muốn sử dụng đồng tiền chung thì phải giảm thâm hụt ngân sách của họ xuống 3% so với GDP. Đạt mục tiêu này đòi hỏi chính phủ các nước phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, và do vậy có ít phạm vi hơn cho việc tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế. AE AE(G1,T0) AE(G1,T1) E1 AE(G0,T0) -MPC.T G E0 )450 0 Y0 Y1 Y Hình 3.7 Ảnh hưởng của tăng chi tiêu chính phủ và tăng thuế cùng một lượng như nhau. 38 NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Để duy trì cán cân ngân sách không thay đổi, muốn tăng chi tiêu chính phủ phải tăng được mức thu thuế một lượng tương ứng. Điều gì xảy ra nếu chính phủ bù đắp tăng chi tiêu bằng cách tăng thuế? Số nhân ngân sách cân bằng phản ánh sự gia tăng của GDP tạo ra khi cả chi tiêu chính phủ và thuế cùng tăng thêm một đơn vị để giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi. Việc tăng thuế làm giảm thu nhập khả dụng và do đó làm giảm tiêu dùng tư nhân. Điều này gây lấn át một phần ảnh hưởng mở rộng của việc tăng chi tiêu chính phủ. Để thấy được tại sao tăng thuế chỉ lấn án một phần ảnh hưởng mở rộng của tăng chi tiêu, bạn hãy nhớ lại rằng việc giảm thu nhập khả dụng một đơn vị chỉ làm giảm tiêu dùng theo xu hướng tiêu dùng cận biên. Ảnh hưởng ròng của việc tăng chi tiêu chính phủ đi kèm với tăng thuế – sau khi số nhân đã phát huy tác dụng – là thu nhập quốc dân tăng một lượng đúng bằng mức tăng chi tiêu chính phủ (chứ không phải là tích của số nhân với lượng chi tiêu gia tăng như đáng lẽ xảy ra khi thuế không thay đổi). Điều đó có nghĩa là giá trị của số nhân ngân sách cân bằng đúng bằng 1. Để đơn giản cho việc giải thích tại sao số nhân ngân sách cân bằng lại có giá trị bằng 1 chúng ta sẽ xét một nền kinh tế đóng trong đó mức thu thuế của chính phủ không phụ thuộc vào thu nhập tạo ra trong nền kinh tế. Giả thiết rằng chính phủ tăng chi tiêu 1 tỷ đồng được bù đắp bằng việc tăng thuế cũng 1 tỷ đồng. Ảnh hưởng ròng của chính sách đó đến sản lượng cân bằng được xác định bằng công thức sau: 1 MPC 1 1 1 tỷ đồng 1 MPC 1 MPC Trong đó, ở vế trái biểu thức thứ nhất biểu thị tác động của việc tăng chi tiêu chính phủ 1 tỷ đồng, còn biểu thức thứ hai biểu thị tác động của việc tăng thuế 1 tỷ đồng. Như vậy, hiệu ứng ròng của việc chính phủ tăng thuế và tăng chi tiêu cùng 1 tỷ đồng là sản lượng cân bằng tăng đúng 1 tỷ đồng. Hình 3.7 biểu thị kết quả của việc tăng chi tiêu chính phủ và tăng thuế cùng một lượng là G. Kết quả là sản lượng tăng lên một lượng tương ứng (G). 3.2.2. Cơ chế tự ổn định Cơ chế tự ổn định đề cập đến những thay đổi trong ngân sách chính phủ có tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái và cắt giảm tổng cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ sự điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách. Cơ chế tự ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế thị trường hiện đại là hệ thống thuế. Khi nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái, doanh thu từ thuế của chính phủ sẽ tự động giảm vì hầu hết các loại thuế đều liên quan chặt chẽ với các hoạt động kinh tế. Một số khoản mục chi tiêu của chính phủ cũng hoạt động như những cơ chế tự ổn định. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, số người mất việc làm tăng lên, vì thế đơn xin trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và các loại hình hỗ trợ thu nhập khác đều tăng lên. Sự gia tăng tự động trong chi tiêu của chính phủ sẽ kích thích tổng cầu đúng vào thời điểm tổng cầu không đủ mạnh để duy trì mức sản lượng tiềm năng. NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216 39
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Cơ chế tự ổn định trong nền kinh tế ở các nước đều không đủ mạnh để loại bỏ hoàn toàn những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu không có các cơ chế tự ổn định như thế, sản lượng và việc làm trên thực tế chắc hẳn đã dao động mạnh hơn rất nhiều. 3.2.3. Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách chính phủ 3.2.3.1. Chính sách tài khóa và Cán cân ngân sách Cán cân ngân sách chính phủ thường được coi là một chỉ báo về chính sách tài khóa. Nó được tính bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập mà chính phủ nhận được trừ đi tất cả các khoản mục chi tiêu mà chính phủ thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Một cách tương đương, nó được tính bằng thuế ròng trừ đi chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ. BB = Tx – G – Tr = (Tx – Tr) – G hay BB = T – G BB = t.Y - G trong đó: BB là cán cân ngân sách ; Tx là tổng nguồn thu từ thuế ; Tr là chuyển giao thu nhập; G là chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ; T là thuế ròng. Khi thu nhập lớn hơn chi tiêu, chính phủ có thặng dư ngân sách. Khi chi tiêu chính phủ lớn hơn thu nhập điều mà thường diễn ra đối với hầu hết các quốc gia trong lịch sử cận đại, thì chính phủ có thâm hụt ngân sách. Khi thu nhập và chi tiêu chính phủ đúng bằng nhau, chính phủ có ngân sách cân bằng. Một thước đo tốt hơn về chính sách tài khóa so với cán cân ngân sách thực tế là tính toán ngân sách ở mức toàn dụng nhân công, hay còn được gọi là ngân sách cơ cấu và ký hiệu là BB*. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở ước tính về mức chi tiêu và thu thuế với giả thiết nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. Kết quả thu được chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn chính sách tài khóa mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế trong ngắn hạn. BB* = t.Y* - G Chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu: BB – BB* = (t.Y – G) –( t.Y* - G) = t.(Y – Y*) Cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu chỉ khác nhau ở khoản thuế ròng. Cụ thể, nếu sản lượng ở dưới mức tiềm năng, thì thâm hụt ngân sách thực tế sẽ lớn hơn thâm hụt ngân sách cơ cấu. Ngược lại, nếu sản lượng cao hơn mức tiềm năng, thì thặng dư ngân sách thực tế sẽ lớn hơn thặng dư ngân sách cơ cấu. Chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu phản ánh sự biến động của sản lượng trong ngắn hạn xung quanh mức tiềm năng và thường được gọi là cán cân ngân sách chu kỳ. Những biến động kinh tế ngắn hạn hay chu 40 NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa kỳ kinh doanh tác động đến cả thu nhập và chi tiêu của chính phủ. Khi nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái, ngân sách sẽ tự động xấu đi do nguồn thu từ thuế giảm trong khi một số khoản mục chuyển giao thu nhập lại tăng. Ngược lại, trong thời kỳ bùng nổ ngân sách tự động được cải thiện. 3.2.3.2. Tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ Nhìn chung, có bốn cách để tài trợ cho thâm hụt mà chính phủ có thể lựa chọn sử dụng: (i) vay tiền từ ngân hàng trung ương, hay “tiền tệ hoá thâm hụt”; (ii) vay tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại; (iii) vay tiền từ khu vực phi ngân hàng trong nước; và (iv) vay tiền từ nước ngoài, hay giảm dự trữ quốc tế. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua từng cách tài trợ. Vay tiền từ ngân hàng trung ương (hay tiền tệ hoá thâm hụt). Việc chính phủ vay tiền từ ngân hàng trung ương tương đương với việc tạo thêm cơ sở tiền. Việc tạo tiền này với một tốc độ nhanh hơn nhu cầu về tiền tại mức giá hiện hành sẽ tạo ra lượng tiền dư thừa trong lưu thông và cuối cùng sẽ đẩy lạm phát tăng lên. Ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, một bộ phận lớn thâm hụt chính phủ được tài trợ bằng cách phát hành tiền và điều này được coi là nguyên nhân chính gây ra lạm phát. Vay từ các ngân hàng thương mại. Không giống như trường hợp đi vay từ ngân hàng trung ương, việc vay tiền từ các ngân hàng thương mại sẽ làm giảm chi tiêu tư nhân chủ yếu thông qua sức ép làm tăng lãi suất. Vay ngoài ngân hàng. Một cách tài trợ thâm hụt không dẫn đến tăng lượng tiền trong lưu hành là chính phủ phát hành nợ đối với công chúng trong nước. Việc vay mượn ngoài ngân hàng cho phép chính phủ có thể duy trì thâm hụt mà không cần tăng cơ sở tiền hay giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này thường được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc đi vay ngoài hệ thống ngân hàng cũng chứa đựng những rủi ro nếu sử dụng chúng quá thường xuyên. Thứ nhất, việc tài trợ cho thâm hụt bằng nợ, trong khi không gây ra lạm phát trước mắt thì nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ so với GDP liên tục tăng. Thứ hai, giống như vay ngân hàng, vay từ công chúng trực tiếp làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. Ở những nước trải qua lạm phát cao, giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ thường bị cám dỗ ép buộc (gián tiếp hoặc trực tiếp) các ngân hàng và dân cư giữ những trái phiếu này. Tuy nhiên, những hành động này có thể làm mất lòng tin vào chính phủ trong nhiều năm và càng làm cho việc huy động vốn qua kênh này trở nên khó khăn hơn. Vay nước ngoài. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt từ nguồn vốn nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, khả năng sử dụng dự trữ quốc tế để tài trợ cho thâm hụt hết sức hạn chế. Nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ quốc tế của quốc gia hết sức mỏng manh, thì sự mất lòng tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dẫn đến một dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm giá mạnh và làm tăng sức ép lạm phát. Cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216 41
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa thứ ba trong những năm 1980 bắt nguồn từ sự cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Mêhicô vào tháng 8 năm 1982 mà hệ lụy là sự mất kiểm soát tài chính phản ánh qua thâm hụt ngân sách với qui mô lớn và kéo dài vào đầu những năm 1980. Tài trợ cho thâm hụt bằng khoản vay nước ngoài và giảm dự trữ quốc tế ban đầu có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển (và một số nền kinh tế chuyển đổi), việc vay nợ quá nhiều trong quá khứ và mất lòng tin vào khả năng trả nợ đã làm hạn chế đáng kể nguồn tài trợ này trong hiện tại. Như vậy, mỗi cách tài trợ đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định: vay trong nước quá nhiều sẽ gây lấn át đầu tư của khu vực tư nhân; vay nước ngoài quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn; và phát hành quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát. Vì lý do đó, nhiều chính trị gia đề nghị chính phủ phải tuân thủ qui tắc cân bằng ngân sách. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đã chống lại quan điểm cực đoan này. Họ cho rằng việc thực hiện nghiêm ngặt qui tắc này sẽ loại bỏ các cơ chế tự ổn định vốn có trong hệ thống thuế và chi tiêu của chính phủ. Kết quả là nền kinh tế sẽ càng bất ổn hơn. Ví dụ, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nguồn thu từ thuế sẽ tự động giảm, trong khi nhiều khoản mục chi tiêu chính phủ sẽ tự động tăng và gây ra thâm hụt ngân sách chu kỳ. Nếu buộc phải thực hiện cân bằng ngân sách, thì chính phủ sẽ phải tìm cách tăng thuế và giảm chi tiêu, mà các biện pháp này sẽ làm giảm tổng cầu và đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái. 42 NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Tóm lược cuối bài Mô hình thu nhập –Chi tiêu được xây dựng trên giả thiết mức giá cứng nhắc và nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Điều kiện để xác định sản lượng cân bằng là tổng chi tiêu kế hoạch bằng tổng chi tiêu thực tế. Sản lượng cân bằng được xác định tại giao điểm giữa đường 450 và đường tổng chi tiêu. Đường tổng chi tiêu biểu thị mức tổng chi tiêu tại mỗi mức thu nhập quốc dân, trong khi đường 450 biểu diễn những điểm tại đó tổng chi tiêu bằng sản lượng (thu nhập). Tiêu dùng tăng khi thu nhập khả dụng tăng và mối quan hệ giữa thu nhập khả dụng và tiêu dùng được gọi là hàm tiêu dùng. Lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị được gọi là xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC). Lượng tiết kiệm tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS). Bởi vì thu nhập khả dụng được sử dụng cho tiêu dùng hoặc tiết kiệm, nên tổng của MPC và MPS phải bằng 1. Số nhân chi tiêu phản ánh mức thay đổi của sản lượng cân bằng gây ra bởi sự thay đổi một đơn vị trong chi tiêu tự định. Trong trường hợp thuế là tự định thì hiệu ứng số nhân chi tiêu lớn hơn hiệu ứng số nhân thuế. Giá trị của số nhân chi tiêu phụ thuộc vào MPC, thuế suất biên (t) và xu hướng nhập khẩu cận biên. Cơ chế tự ổn định là những thay đổi trong chính sách tài khoá nhằm kích thích hay kiềm chế tổng cầu khi cần thiết mà không cần bất kỳ hành động chủ tâm nào của các nhà hoạch định chính sách. NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216 43
- Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Câu hỏi ôn tập 1. Mô hình tổng chi tiêu được xây dựng dưới giả thiết nào? 2. Số nhân thuế là một số âm điều này hàm ý gì? 3. Giá trị của số nhân chi tiêu phụ thuộc vào những nhân tố nào? 4. Hãy chỉ ra các nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách? 5. Số nhân ngân sách cân bằng là gì? 44 NEU_ECO102_Bai3_v1.0013101216
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - Nguyễn Văn Vũ An
17 p | 228 | 20
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 2: Những vấn đề trọng tâm của kinh tế vĩ mô
20 p | 169 | 13
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1: Bài 1 - Th.S Hoàng Xuân Bình
6 p | 118 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Trường phái cổ điển và trường phái Keynes (ghi chú bài giảng 14 trong chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright)
8 p | 144 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - ThS. Phạm thị Mộng Hằng
14 p | 104 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 1 - TS. Phan Thế Công
20 p | 69 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
10 p | 30 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 5: Nền kinh tế trong dài hạn – kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
7 p | 29 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 4 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
19 p | 8 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 1 - Trương Quang Hùng
16 p | 107 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 4 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
19 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 3: Chính sách tài khóa và ngoại thương
15 p | 14 | 1
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 4: Tiền tệ và ngân hàng
16 p | 6 | 1
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 5: Hỗn hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
18 p | 7 | 1
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 6: Thất nghiệp
9 p | 17 | 1
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 7: Lạm phát
16 p | 5 | 1
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 8: Tăng trưởng kinh tế và chu kỳ kinh doanh
19 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn