Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa<br />
<br />
BÀI 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA<br />
Nội dung<br />
<br />
• Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu)<br />
và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền<br />
kinh tế<br />
• Phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu<br />
của chính sách tài khóa<br />
• Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt<br />
ngân sách Nhà nước<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
• Giúp học viên hiểu được cách xác<br />
định thu nhập của nền kinh tế bằng<br />
phương pháp sử dụng đồ thị và đại số<br />
<br />
• Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để<br />
chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất<br />
<br />
• Hiểu được thế nào là chính sách tài<br />
khóa và các cơ chế tác động của nó<br />
đến sản lượng, giá cả, và việc làm của<br />
nền kinh tế<br />
<br />
• Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được<br />
cung cấp cho môn học này để biết được trình tự<br />
học tập<br />
<br />
• Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ<br />
cho thâm hụt ngân sách nhà nước<br />
Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng<br />
kinh tế bền vững<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
•<br />
<br />
6 tiết học<br />
<br />
63<br />
<br />
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa<br />
<br />
3.1.<br />
<br />
Tổng cầu và sản lượng cân bằng<br />
<br />
Chúng ta bắt đầu nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công<br />
đã cho và không đổi. Giả thiết này tương ứng với các lập luận của J.M. Keynes về một mức<br />
giá “cứng nhắc” trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Giả thiết này sẽ thay đổi khi chuyển sang<br />
bài về tổng cung. Lúc đó, sự thay đổi của giá cả sẽ được đưa vào mô hình. Bức tranh kinh tế<br />
vĩ mô sẽ hoàn chỉnh hơn với việc mô tả lạm phát và thất nghiệp và nền kinh tế mở.<br />
Một giả thiết nữa cần phải đặt ra đó là giả thiết cho rằng mức tổng cung là đã cho. Nói cách<br />
khác, các hãng sản xuất kinh doanh có khả năng và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền<br />
kinh tế. Trong trường hợp đó, tổng cầu sẽ một mình quyết định mức sản lượng cân bằng.<br />
Tổng cầu của nền kinh tế chính là tổng các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các<br />
tác nhân trong nền kinh tế. Do đó, tổng cầu AD bằng tổng chi tiêu của nền kinh tế AE.<br />
Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm của tổng chi tiêu AE trong việc phân tích tổng cầu của nền<br />
kinh tế trong toàn bộ bài này.<br />
3.1.1.<br />
<br />
Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn<br />
<br />
3.1.1.1. Tiêu dùng của các hộ gia đình (C: Consumption)<br />
<br />
• Khái niệm tiêu dùng<br />
Tiêu dùng là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia<br />
đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày.<br />
Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình thường bao gồm các khoản chi tiêu về<br />
lương thực – thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt của gia đình, du lịch, v.v…<br />
• Các yếu tố tác động đến tiêu dùng<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
Thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ<br />
làm thay đổi cách thức tiêu dùng, cách thức lựa chọn<br />
hàng hóa và dịch vụ. Khi thu nhập tăng thường dẫn<br />
tới tiêu dùng tăng và ngược lại thu nhập giảm thường<br />
dẫn tới tiêu dùng giảm. Thu nhập của các hộ gia đình<br />
tăng lên phụ thuộc vào tiền công, tiền lương, tiền<br />
thưởng, phụ cấp,…<br />
Các sản phẩm thừa kế: Người tiêu dùng có thể sử<br />
dụng phần tài sản thừa kế của người thân để lại (hoặc<br />
từ ngân sách dự trữ quốc gia).<br />
<br />
Thừa kế<br />
<br />
Các chính sách kinh tế vĩ mô như:<br />
Chính sách về thuế: Thuế tăng dẫn tới tiêu dùng giảm và thuế giảm thì dẫn tới<br />
tiêu dùng tăng.<br />
Chính sách về lãi suất: Lãi suất tăng dẫn tới tiết kiệm tăng và tiêu dùng giảm đi<br />
và ngược lại lãi suất giảm dẫn tới tiết kiệm giảm và tiêu dùng tăng lên.<br />
Chính sách tiền lương/ bảo hiểm, v.v…<br />
<br />
• Một số yếu tố khác như: Sở thích – thị hiếu, phong tục – tập quán, điều kiện thời tiết,<br />
khí hậu, …<br />
64<br />
<br />
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa<br />
<br />
Trong các yếu tố nêu trên, thu nhập và các chính sách Vĩ mô của Chính phủ (chính sách<br />
thuế và trợ cấp) có tác động lớn nhất đến hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình trong<br />
một nền kinh tế.<br />
• Hàm số tiêu dùng<br />
Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Hàm này được<br />
xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn.<br />
Hàm tiêu dùng có dạng C = f(Y), hay cụ thể hơn nó sẽ có dạng: C = C + MPC.Y<br />
Trong đó:<br />
• C là tiêu dùng của các hộ gia đình.<br />
• Y là thu nhập quốc dân. Trong nền kinh tế giản đơn, ta có Y = YD (với YD là thu nhập quốc<br />
dân có thể sử dụng) vì trong nền kinh tế này chỉ có hai tác nhân là hộ gia đình và hãng<br />
kinh doanh, Nhà nước không tham gia vào điều tiết nền kinh tế.<br />
• C gọi là tiêu dùng tự định hay tiêu dùng dự kiến và còn được gọi là phần tiêu dùng<br />
không phụ thuộc thu nhập quốc dân, là mức tối thiểu.<br />
• MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên (0 < MPC < 1). Xu hướng tiêu dùng cận biên là một<br />
đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức gia tăng về tiêu dùng với mức gia tăng về<br />
thu nhập quốc dân. Xu hướng tiêu dùng cận biên nói lên rằng, nếu thu nhập tăng lên một<br />
đơn vị thì tiêu dùng có xu hướng tăng lên là bao nhiêu. Giá trị MPC chính là hệ số góc<br />
của đường tiêu dùng.<br />
MPC = ∆C/∆Y = Sự gia tăng về tiêu dùng/Sự gia tăng về thu nhập<br />
Ví dụ:<br />
Giả sử trong năm 2009 thu nhập quốc dân trong một quốc gia tăng thêm 10 tỷ. Quốc gia<br />
này dùng một phần để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư là 9 tỷ.<br />
Tính xu hướng tiêu dùng cận biên?<br />
<br />
∆Y = 10 tỷ và ∆C = 9 tỷ → MPC = 9/10 tỷ = 0,9 tỷ.<br />
Như vậy, thu nhập dân cư cứ tăng 1 tỷ thì có 0,9 tỷ dành cho tiêu dùng. Giá trị của MPC<br />
cho ta biết khi thu nhập quốc dân tăng 1 đơn vị thì sẽ có bao nhiêu phần bổ sung cho tiêu<br />
dùng của dân cư.<br />
• Đồ thị đường tiêu dùng<br />
Trên đồ thị miêu tả: Đường 45o biểu thị thu nhập bao nhiêu thì tiêu dùng hết bấy nhiêu.<br />
Đường tiêu dùng cắt đường thu nhập tại E, tại đó mức tiêu dùng bằng thu nhập C = YE.<br />
Đường 45o là tập hợp tất cả những điểm cân bằng giữa tiêu dùng với sản lượng C = Y,<br />
tức là thu nhập làm ra bao nhiêu tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường 45o phản ánh mức sản<br />
lượng thực tế nền kinh tế sản xuất ra đúng bằng mức tiêu dùng của dân cư. Điểm E (giao<br />
điểm giữa đường phân giác và đường tiêu dùng) gọi là điểm cân bằng tiêu dùng hay còn<br />
gọi là điểm vừa đủ để tiêu dùng. Điểm vừa đủ là điểm thu nhập vừa đủ để chi tiêu. YE là<br />
mức thu nhập vừa đủ để tiêu dùng (mức thu nhập cân bằng)<br />
<br />
65<br />
<br />
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa<br />
Tổng<br />
chi tiêu<br />
450<br />
Đi vay<br />
C = C + MPCY<br />
<br />
E<br />
<br />
C<br />
<br />
Tiết<br />
kiệm<br />
0<br />
<br />
Y1<br />
<br />
YE<br />
<br />
Y2<br />
<br />
Sản lượngz<br />
<br />
Hình 3.1. Đường tiêu dùng<br />
<br />
Với Y1 < YE, tiêu dùng C lớn hơn mức thu nhập làm ra khiến cho nền kinh tế rơi vào tình<br />
trạng mức sản lượng làm ra không đủ cho dân cư tiêu dùng. Do vậy, muốn đáp ứng tiêu<br />
dùng phải đi vay và sử dụng dự trữ quốc gia (nền kinh tế xảy ra tình trạng thiếu hụt).<br />
Với Y2 > YE, sản lượng làm ra lớn hơn mức tiêu dùng dẫn tới nền kinh tế ở trạng thái dư<br />
thừa, dân cư không tiêu dùng hết thu nhập (nền kinh tế có tiết kiệm).<br />
• Mối quan hệ giữa tiêu dùng với tiết kiệm<br />
Tiết kiệm (S) là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng. Vì vậy, ta có: S = Y – C.<br />
Hàm số tiết kiệm được viết dưới dạng như sau:<br />
<br />
S = Y − C = Y − C − MPC.Y = − C + (1 − MPC).Y<br />
Đặt: 1 – MPC = MPS, khi đó, S = −C + MPS .Y<br />
MPS được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên. Nó là một đại lượng được đo bằng tỷ số<br />
giữa mức gia tăng về tiết kiệm với mức gia tăng về thu nhập quốc dân (xem hình 3.2).<br />
MPS = ∆S/∆Y<br />
<br />
Tiết kiệm<br />
<br />
Ví dụ: Giả sử thu nhập quốc dân Y của một quốc gia trong năm 2010 tăng thêm 10 tỷ,<br />
quốc gia này dành 9 tỷ để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư. Khi đó, xu hướng tiết kiệm<br />
cận biên sẽ là bao nhiêu?<br />
66<br />
<br />
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa<br />
<br />
Ta có:<br />
∆Y = 10 tỷ và ∆C = 9 tỷ → ∆S = 1 tỷ → MPC = 0,9 → MPS = 1 – 0,9 = 0,1 = 10%.<br />
Hoặc MPS = ∆S/∆Y = 1/10 = 0,1 = 10%.<br />
Như vậy, MPS cho ta biết được khi thu nhập quốc dân tăng lên một đơn vị thì quốc gia này sẽ<br />
dành bao nhiêu phần để tiết kiệm. Giá trị của MPS là một số dương và nó thoả mãn:<br />
0 < MPS < 1 và MPS + MPC = 1. Giá trị MPS chính là độ dốc của đường tiết kiệm.<br />
• Đồ thị tiêu dùng và tiết kiệm<br />
Tại điểm vừa đủ thì tiết kiệm bằng không và đường tiết kiệm S luôn đi qua YE.<br />
Đường tiêu dùng C và đường tiết kiệm S sẽ không song song với nhau nếu xu hướng tiết<br />
kiệm cận biên khác với xu hướng tiêu dùng cận biên. Đường tiêu dùng C và đường tiết<br />
kiệm S song song với nhau khi xu hướng tiết kiệm cận biên bằng xu hướng tiêu dùng cận<br />
biên, tức là một nửa dùng để tiết kiệm, một nửa dùng để tiêu dùng. Ví dụ: Cho đường<br />
tiêu dùng C = 150 + 0,5Y khi đó đường tiết kiệm sẽ là S = – 150 + 0,5Y.<br />
450<br />
<br />
Tổng<br />
Chi tiêu<br />
E<br />
<br />
C = C + MPCY<br />
C<br />
0<br />
Tổng<br />
Chi tiêu<br />
<br />
Y1<br />
<br />
YE<br />
<br />
Y2<br />
<br />
Sản lượng<br />
<br />
S= C + MPS.Y<br />
<br />
Y1<br />
0<br />
-C<br />
<br />
YE<br />
<br />
Y2<br />
<br />
Sản lượng<br />
<br />
Hình 3.2. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm<br />
<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
E được gọi là điểm vừa đủ; bên trái điểm vừa đủ tiết kiệm có giá trị âm; bên phải điểm vừa<br />
đủ tiết kiệm có giá trị dương.<br />
Đường 45o thường dốc hơn đường tiết kiệm. Điều này là do xu hướng tiêu dùng cận<br />
biên thường có giá trị lớn hơn 0,5 còn xu hướng tiết kiệm cận biên thường nhỏ hơn 0,5.<br />
Dưới điểm vừa đủ, tiết kiệm có giá trị âm. Nói cách khác, người tiêu dùng phải vay để<br />
chi tiêu. Còn trên điểm vừa đủ, tiết kiệm tăng cùng với mỗi mức thu nhập tăng thêm.<br />
Với Y = Y1 < YE → C > Y → S < 0<br />
Với Y = Y2 > YE → C < Y → S > 0<br />
Với Y = YE → C = Y → S = 0<br />
<br />
3.1.1.2. Cầu đầu tư tư nhân (I: Investment)<br />
<br />
• Đầu tư với tổng cầu<br />
Đầu tư là một hoạt động kinh tế nhằm thu hút được lợi ích trong tương lai chứ không<br />
phải tại thời điểm hiện tại.<br />
Đầu tư là một bộ phận lớn hay thay đổi trong tổng chi tiêu. Đầu tư có hai vai trò trong kinh tế<br />
vĩ mô.<br />
67<br />
<br />