Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
lượt xem 8
download
"Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo" được biên soạn nhằm cung cấp kiến thức nghiên cứu về thị trường cạnh tranh hoàn hảo để thấy được đặc trưng của thị trường này cũng như các quyết định của các hãng cạnh tranh hoàn hảo cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 0 BÀI 5: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO Nội dung Trong bài này, người học sẽ được nghiên cứu 4 nội dung chính: Nghiên cứu về thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH) các đặc trưng của thị trường CTHH và của các hãng CTHH. Phân tích các điều kiện lựa chọn mức sản lượng tối ưu của hãng CTHH trong ngắn hạn và dài hạn. Xác định lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạn và dài hạn. Phân tích đường cung của hãng và của ngành CTHH trong ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu Hướng dẫn học Phân biệt được hãng CTHH, thị trường Đọc giáo trình và tài liệu liên quan hãng CTHH, và các đặc trưng của thị trước lúc nghe giảng và thực hành. trường CTHH. Sử dụng tốt các phương pháp và công Chứng minh được điều kiện tối đa hóa cụ trong toán học (bao gồm kiến thức lợi nhuận của hãng CTHH. đại số và hình học lớp 12) để phân Xác định được khả năng sinh lợi của tích và nghiên cứu bài học. hãng CTHH, tìm điểm hòa vốn, điểm Thực hành thường xuyên và liên tục đóng cửa sản xuất của hãng CTHH các bài tập vận dụng để hiểu được lý trong ngắn hạn và dài hạn. thuyết và bài tập thực hành. Xác định được đường cung của hãng trong ngắn hạn và của ngành CTHH. Thời lượng học 8 tiết học: 5 tiết lý thuyết và 3 tiết thảo luận. ECO101_Bai5_v2.301416226 145
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Các nhà kinh tế cho rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo có khả năng mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt (thường nhằm mang lại sự phát triển và công bằng xã hội, như kéo điện về miền núi chẳng hạn) bởi trong đó có rất nhiều người mua, người bán và họ không đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm. Sản phẩm là đồng nhất, nguồn tài nguyên có khả năng di động hoàn hảo và các tổ chức kinh tế có kiến thức tốt về điều kiện thị trường. Do đó các nhân tố tham gia thị trường sẽ sản xuất và mua bán dựa trên giá cả cân bằng giữa tổng nguồn cung ứng và tổng nhu cầu. Thị trường từ đó có thể phục vụ tổng số lượng cao nhất với chi phí thấp nhất; có thể tự điều chỉnh, mang lại lợi ích công bằng giữa các ngành nghề và nhân tố tham gia. Vậy thị trường canh tranh hoàn hảo có thể thấy trong thực tế hay không? Lý thuyết này được áp dụng thực tiễn qua việc xây dựng thị trường cạnh tranh tự do với sự can thiệp hợp lý của Chính phủ. Chính phủ hướng tới sự hoàn hảo bằng cách tìm ra các biện pháp can thiệp phù hợp. Họ cung cấp nguồn thông tin thị trường đầy đủ, đặt ra các chế tài để ngăn chặn sự phá hoại bất công, hỗ trợ mang lại sự dịch chuyển cân bằng về tài nguyên giữa các khu vực, xác định các kế hoạch khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới,… nhằm liên tục nâng cấp thị trường và tránh những thiếu sót mà thị trường này mang lại. Trong nội dung bài 5, chúng ta sẽ nghiên cứu về thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH) để thấy được đặc trưng của thị trường này cũng như các quyết định của các hãng CTHH cả trong ngắn hạn và dài hạn. 5.1. Đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5.1.1. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo Khi nghe tới thuật ngữ cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh kinh tế, chúng ta sẽ có sự liên hệ thực tế và cho rằng: cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân) nhằm giành lấy những vị thế trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình với các hình thức mà chúng ta có thể thấy như: cạnh tranh về giá, cạnh tranh phi giá cả như khuyến mại, quảng cáo, dịch vụ sau bán... Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Nhưng thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà chúng ta sẽ nghiên cứu là thị trường trong đó có nhiều người mua, nhiều người bán và không người mua, người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Ví dụ: Thị trường các mặt hàng nông sản, phế liệu, video cho thuê, đĩa trắng,… Mặc dù thuật ngữ “cạnh tranh” có xuất hiện nhưng cạnh tranh giữa các hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khác hẳn với khái niệm về cạnh tranh nói chung mà chúng ta thường thấy. Vì họ không cạnh tranh thông qua giá và cũng không có ý định đánh bại những đối thủ của mình thông qua doanh số. Để có thể lý giải rõ về điều này chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu các đặc trưng của thị trường CTHH. Qua đó, chúng ta sẽ phân biệt rõ được thị trường CTHH và hãng CTHH. 146 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5.1.2. Đặc trưng của thị trường CTHH Đặc trưng quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mỗi một hãng trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều cư xử như một người chấp nhận giá. Các hãng cạnh tranh chấp nhận mức giá thị trường của sản phẩm, mức giá được xác định bởi điểm giao của đường cung và đường cầu đã cho. Hành vi nhận giá này là dấu hiệu của một thị trường Cuộc đua chưa thấy điểm dừng cạnh tranh. Trong tất cả các cấu trúc thị trường khác – độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm, các hãng có được sức mạnh đặt giá ở một mức độ nào đó. Ba đặc trưng xác định cạnh tranh hoàn hảo: Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi một hãng cá biệt trên trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hãng không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường của hàng hoá hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của hãng. Tất nhiên, nếu tất cả các nhà sản xuất hành động cùng nhau, những thay đổi về số lượng chắc chắn sẽ tác động đến giá thị trường. Nhưng nếu là cạnh tranh hoàn hảo thì mỗi nhà sản xuất là quá nhỏ nên sự thay đổi của từng nhà sản xuất sẽ đều không quan trọng. Tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo. Sản phẩm của một hãng này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng khác. Điều kiện này đảm bảo rằng những người mua bàng quan với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua. Những sự khác biệt sản phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo hoàn hảo là không hạn chế. Không hề có những Một cấu trúc thị trường tồn tại khi rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị (1) các hãng là người chấp nhận trường và không có điều gì ngăn cản các hãng đang giá, (2) tất cả các hãng sản xuất một sản phẩm đồng nhất, và (3) tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị trường. việc gia nhập và rút lui là không Mặc dù có tồn tại thuật ngữ “tính cạnh tranh”, nhưng hạn chế. các hãng cạnh tranh hoàn hảo không nhận thấy bất kỳ sự cạnh tranh nào giữa họ; điều đó có nghĩa là không tồn tại sự cạnh tranh trực tiếp nào giữa các hãng. Khái niệm cạnh tranh hoàn hảo về mặt lý thuyết hoàn toàn trái ngược với khái niệm cạnh tranh nói chung được thừa nhận. Bởi vì các hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất các sản phẩm giống nhau và đứng trước một mức giá do thị trường quyết định, nên các nhà quản lý của các hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sự khích lệ nào để “đánh bại những đối thủ của họ” bằng doanh số vì mỗi một hãng có thể bán mọi thứ mà hãng muốn. Các hãng chấp nhận giá không thể cạnh tranh bằng bất kỳ một loại chiến lược định giá nào. Các thị trường không hoàn toàn đáp ứng đủ cả ba điều kiện đã được nêu ra với cạnh tranh hoàn hảo lại thường gần giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên các hãng cư xử như thể họ là những nhà cạnh tranh hoàn hảo. Những nhà quản lý trong lớp MBA cho các viên chức cao cấp đã được tham khảo như đã giới thiệu trong phần mở đầu của bài này không hoạt động trong những thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhưng họ phải đối mặt với một số lượng đủ lớn các hãng sản xuất hàng hoá gần như tương tự nhau trên ECO101_Bai5_v2.301416226 147
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo thị trường. Trong đó sự hạn chế gia nhập yếu ớt không lớn, và do vậy họ tự xem bản thân như là những người chấp nhận giá. Mặc dù chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy trong phần tiếp theo và trong chương tiếp theo, nhưng mức độ cạnh tranh các nhà quản lý phải đối mặt được phản ánh trong hệ số co dãn của cầu của hãng. Các quyết định tối đa hoá lợi nhuận được phát triển trong chương này được áp dụng ngay cả với các hãng không hoàn toàn cạnh tranh hay cạnh tranh hoàn hảo. 5.2. Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo Hãng CTHH không có sức mạnh thị trường, là người “chấp nhận giá”. Hãng không thể bán với giá cao hơn mức giá trên thị trường và không có lý do để bán với mức giá thấp hơn mức giá thị trường. Nếu hãng bán với giá cao hơn sẽ không ai mua sản phẩm của hãng, vì sản phẩm của các hãng cũng giống hệt và người tiêu dùng sẽ mua của hãng khác. Khi hãng bán giá thấp hơn vì số lượng cung ứng của hãng là rất nhỏ so với cầu thị trường. Hãng bán với giá thấp hơn sẽ bị thiệt, lợi nhuận giảm. Hãng phải hoạt động tại mức giá được ấn định trên thị trường nhưng hãng có thể bán bất cứ mức sản lượng nào mà hãng muốn ở mức giá thị trường. Do đó như chúng ta đã phân tích từ mối quan hệ giữa giá và doanh thu biên. Đường cầu của hãng là đường cầu nằm ngang và trùng với đường doanh thu biên và doanh thu bình quân như đồ thị. Hình 5.1. Đường cầu của hãng CTHH và của thị trường CTHH Mức giá được xác định ở đây là mức giá cân bằng của thị trường. Do hãng CTHH là hãng chấp nhận giá thị trường. Ghi nhớ Đường cầu của một hãng cạnh tranh chấp nhận giá là đường nằm ngang hay hoàn toàn co dãn ở mức giá được xác định bởi điểm giao của các đường cung và đường cầu thị trường. Vì doanh thu cận biên bằng với giá của một hãng cạnh tranh, nên đường cầu cũng đồng thời là đường doanh thu cận biên (nghĩa là D = MR). Các hãng chấp nhận giá có thể bán mọi thứ họ muốn ở mức giá thị trường. Mỗi đơn vị được bán thêm sẽ làm tăng tổng doanh thu thêm một lượng bằng với giá bán. 5.3. Xác định lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn 5.3.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Qua việc phân tích nội dung bài 4, chúng ta có điều kiện chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp: MR = MC. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, như chúng ta đã phân tích trong thị trường CTHH là hãng chấp nhận giá và sản lượng bán ra không phụ thuộc vào giá. Nên đối với hãng CTHH giá và doanh thu cận biên trùng nhau. Vì vậy, đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo thì điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng sẽ là: P = MC. 148 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo C, R MC Tối đa hóa lỗ s3 B A MR =AR=P s2 s1 Tối đa hóa lợi nhuận O Q3 Q2 Q1 Q* Q Hình 5.2. Xác định điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH Qua việc phân tích tương tự trường hợp tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đối với hãng CTHH, không phải mọi mức sản lượng có P = MC, hãng CTHH đều tối đa hóa lợi nhuận. Mà hãng tối đa hóa lợi nhuận tại điểm mà đường doanh thu biên cắt với chi phí biên khi MC có độ dốc dương hay đang đi lên. Trên đồ thị chúng ta có thể thấy được là điểm A. Ngoài cách chứng minh thông qua hình học chúng ta có thể minh chứng thông qua khảo sát đồ thị hàm lợi nhuận. Chúng ta sẽ công nhận các kết quả nghiên cứu trước của các nhà kinh tế về đường chi phí TC mà chúng ta vẫn vẽ. TC = aQ3 – bQ2 + cQ + d Trong đó chúng ta hoàn toàn giải thích được về dấu của các tham số khi tiến hành khảo sát hàm lợi nhuận hệ số a > 0 do hàm MC là hàm bậc hai có hình lòng chảo. Ngoài ra, với hình dạng của đường MC, ta có MC đạt cực trị tại Q = 2b/(3a) do Q > 0, a > 0 nên b > 0. Ngoài ra đường MC không cắt trục hoành điều này cho thấy phương trình MC = 0 là vô nghiệm và chúng ta xác định được dấu của c > 0 thông qua ∆’ = b2 – 3a.c < 0. Vậy c > 3a/b. Hệ số d mang dấu dương thể hiện cho chi phí cố định trong doanh nghiệp. C MC= 3aQ2- 2bQ+c 0 2b Q 3a Hình 5.3. Đường chi phí cận biên Qua việc xem xét dấu của các hệ số chúng ta có thể khảo sát hàm lợi nhuận và tìm ra được điểm tối đa hóa lợi nhuận qua đồ thị sau: ECO101_Bai5_v2.301416226 149
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo C,R TR TC Q C,R π MC B A MR=P=AR πmax 0 Q Q1 Q* Q2 πmin Hình 5.4. Xác định lợi nhuận cực đại của hãng CTHH Ngoài ra chúng ta có, lợi nhuận của hãng CTHH: = TR – TC = P.Q – TC Điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận (πmax): d dTC P P MC 0 P MC dQ dQ d 2 dMC dMC Điều kiện đủ để tối đa hóa lợi nhuận là: 2 0 0 dQ dQ dQ Qua những chứng minh trên, chúng ta khẳng định được rằng hãng CTHH chỉ tối đa hóa lợi nhuận khi MC cắt P (P = MC) tại nhánh MC đang đi lên hay MC có độ dốc dương. Về mặt ý nghĩa kinh tế không hãng nào với giá bán vẫn được ấn định, khi sản xuất chi phí biên giảm đi mà lại dừng sản xuất. Vì MC giảm đi họ còn có thể tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản xuất ra. 5.3.2. Khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn a. Xét giá thị trường P0 > ATCmin Khi giá thị trường P0 > ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*. Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR P0 Q* SOP EQ* 0 Tổng chi phí của hãng là TC ATC Q* SOABQ* TR TC SOP EQ* SOABQ* SABEP0 0 0 Vậy lợi nhuận mà hãng thu được (khi giá thị trường P0 > ATCmin) là dương hay hãng kinh doanh có lãi, tức là hãng có lợi nhuận kinh tế dương. 150 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo C MC Hãng có lãi ATC AC P0 E P=MR LN A B TC 0 Q* Q Hình 5.5. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường P0 > ATCmin b. Xét giá thị trường P0 = ATCmin Khi giá thị trường P0 = ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*. Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR P Q* SOP EQ* 0 Tổng chi phí của hãng là TC ATC Q SOP EQ* = TR – TC = 0. Lợi nhuận mà * 0 hãng thu được bằng 0 hay hãng hòa vốn. Điểm E là điểm hòa vốn với mức giá thị trường P0 = ATCmin PH/vốn = ATCmin. Mà ATCmin khi ATC = MC. Vậy hãng hòa vốn khi mức giá thị trường P0 = ATCmin. C MC Hàng hóa vốn ATC P = MR C P0 Acmin 0 Q* Q Hình 5.6. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường P0 = ATCmin c. Xét giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin Khi giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*. Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR = P × Q* = S OP EQ * 0 Tổng chi phí của hãng là TC = ATC × Q* = S OABQ * = TR – TC = S OP EQ* S OABQ* S ABEP0 < 0. 0 ECO101_Bai5_v2.301416226 151
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Vậy khi giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin thì hãng bị lỗ. Khi bị lỗ hãng có tiếp tục sản xuất? So sánh phần thua lỗ và chi phí cố định: Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*: TVC AVC Q* NQ* Q* SOMNQ* Chi phí cố định: TFC TC TVC SABNM Nếu hãng sản xuất thì hãng lỗ SABEP0 . Nếu ngừng sản xuất hãng bị thua lỗ bằng chi phí cố định là SABNM SABEP0 . Do đó, hãng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh thu khi sản xuất tại mức sản lượng Q* bằng SOP EQ* bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến đổi và một phần chi phí cố 0 định. Hãng sẽ tiếp tục sản xuất để mức lỗ là nhỏ nhất và hãng chỉ bị thua lỗ một phần chi phí cố định. Trong trường hợp này, hãng tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa thua lỗ. C MC Tối thiểu AC lỗ A B AVC P0 E P=MR M N 0 Q* Q Hình 5.7. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin d. Xét giá thị trường P ≤ AVCmin Giả sử giá thị trường P0 AVCmin . Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR = P × Q* = SOP EQ* . Tổng chi phí của hãng là TC = ATC × Q* = SOABQ* 0 = TR – TC = SOP EQ* SOABQ* SABEP0 < 0 0 Hãng bị lỗ phần diện tích SABEP0 . So sánh phần thua lỗ với chi phí cố định: Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*: TVC AVC Q* EQ* Q* SOP EQ* 0 Chi phí cố định: TFC TC TVC SABEP0 = phần thua lỗ nếu hãng tiếp tục sản xuất. Do đó, hãng lỗ toàn bộ chi phí cố định. 152 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo C MC ATC A B AVC Lỗ toàn bộ FC P = MR P0 E Điểm đóng cửa AVCmin 0 Q* Q Hình 5.8. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường P0 = AVCmin Giả sử lúc này giá thị trường giảm xuống P0 < AVCmin thì hãng không chỉ lỗ toàn bộ chi phí cố định mà còn mất một phần chi phí biến đổi. Chúng ta bắt đầu từ P0 AVC min thì hãng bắt đầu tính đến việc đóng cửa. Vì thế, E là điểm đóng cửa của hãng. Sở dĩ gọi E là điểm đóng cửa vì nếu giá nhỏ hơn mức giá ở E hay P < AVCmin, khi đó hãng không chỉ bị lỗ hết chi phí cố định mà một phần của chi phí biến đổi. C MC AC A B AVC P0 P=MR E 0 Q* Q Hình 5.9. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường P0 < AVCmin Vậy hãng cạnh tranh không sản xuất nếu giá thấp hơn Đóng cửa chi phí biến đổi trung bình tối thiểu. Khi sản xuất, hãng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc lựa chọn mức sản lượng ở Điều kiện trong đó một hãng sản xuất sản lượng bằng 0 đó giá bằng chi phí biên, ở mức sản lượng này, lợi nhuận nhưng vẫn cần phải thanh là số dương nếu giá cao hơn chi phí trung bình. Hãng có toán những đầu vào cố định. thể sản xuất và chỉ lỗ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu hãng dự kiến sẽ tiếp tục bị lỗ trong dài hạn thì nên rời bỏ kinh doanh. Đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn trong đó doanh nghiệp không sản xuất gì cả trong một thời kỳ nhất định do điều kiện hiện tại của thị trường không thuận lợi. Rời bỏ được dùng để chỉ quyết định dài hạn của doanh nghiệp về việc rút khỏi thị trường. Quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết các doanh nghiệp không thể tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn họ lại làm được điều đó. Nghĩa là doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn chịu chi phí cố định trong khi doanh nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. ECO101_Bai5_v2.301416226 153
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Các chi phí nghiên cứu và phát triển có ảnh hưởng đến giá dược phẩm? Vào tháng 8 năm 1997, chính quyền Clinton tuyên bố rằng các công ty dược được yêu cầu phải kiểm tra xem liệu những loại dược phẩm họ bán cho người lớn cũng an toàn và hiệu quả với trẻ em và buộc phải ghi những liều chỉ định cho trẻ em trên nhãn. Người ta đã ước tính được rằng những yêu cầu mới có thể làm tăng chi phí phát triển dược phẩm lên hơn 200 triệu đôla hàng năm. Một cựu quan chức của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) trong một bài xã luận trên tờ Wall Street, lưu ý rằng quy định này có thể làm đình lại việc giới thiệu các loại dược phẩm mới và rằng “luật lệ của Chính phủ đặt ra những khoản chi phí khổng lồ cho việc phát triển dược phẩm, những chi phí được chuyển qua cho người tiêu dùng gánh chịu dưới những mức giá cao hơn.”a Một nhà kinh tế nổi tiếng, trong một bức thư tiếp theo gửi cho WSJ, đồng tình rằng những yêu cầu nghiêm ngặt hơn sẽ làm tăng những chi phí nghiên cứu dự tính trên mỗi đơn vị sản phẩm được giới thiệub. Tuy nhiên, ông không đồng ý rằng những chi phí phát triển dược phẩm được gia tăng sẽ được chuyển qua cho người tiêu dùng gánh chịu dưới những mức giá cao hơn. Ông chỉ ra, “Gần như tất cả các chi phí nghiên cứu và phát triển dược phẩm đã phát sinh trước khi có sự chấp thuận của FDA và trước khi liều thuốc đầu tiên từng được bán”. Những chi phí như vậy sẽ phải là những chi phí cố định hay chi phí chìm và không ảnh hưởng đến các quyết định giá hay sản lượng của hãng. “Giá trị của một sản phẩm tuỳ thuộc vào khả năng sản phẩm được chấp nhận trên thị trường và các chi phí sản xuất ra một đơn vị sản lượng khác, nhưng không hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc liệu sản phẩm đó được phát minh ra hoặc là sau một nỗ lực lâu dài và gian khổ hoặc là xảy ra một cách tình cờ ngay trong lần thử đầu tiên”. Theo bức thư, việc đặt giá sản phẩm là dựa trên các điều kiện tương lai dự kiến và không phải dựa vào những điều kiện trong quá khứ, mặc dù những chi phí nghiên cứu dự tính có thể ảnh hưởng đến ngân sách nghiên cứu và do đó ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm mới trong tương lai. Những chi phí đó sẽ không ảnh hưởng đến mức giá phải trả cho các sản phẩm vừa mới được phát minh. Câu trả lời này tăng thêm sự nhấn mạnh của chúng ta trong bài này là các chi phí chìm, vừa phát sinh, và các chi phí cố định, những chi phí cần phải được thanh toán dù cho quyết định nào được đưa ra, không cần được quan tâm đến trong các quyết định giá cả và sản lượng. Tuy nhiên, còn có nhiều điều hơn trong câu chuyện này, những điều sẽ được chúng tôi tiếp tục đề cập trong khung minh họa 11.2 sau khi chúng tôi giới thiệu lý thuyết về hãng trong dài hạn. a Henry I.Miller, “FDA Loves Kids So Much, It’ll Make You Sick, ”The Wall Street Journal, Aug.18,1997. b William S.Comanor, “Higher Price Means Better Medicine,” The Wall Street Journal, Sept.9,1997 5.3.3. Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo cho biết hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm ở mỗi mức giá. Xét một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định mức sản lượng cung ứng cho thị trường như thế nào? Vì hãng cạnh tranh là người chấp nhận giá nên MR = P. Tại bất kỳ mức giá nào cho trước, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo cũng được xác định bởi giao điểm của đường giá cả và đường chi phí cận biên. Với mức giá P1: ta có P = MC tại A: sản lượng Q1. Với mức giá P2: ta có P = MC tại B: sản lượng Q2. Điểm A và B phản ánh tùy thuộc vào mức giá trên thị trường là bao nhiêu 154 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo hãng sẽ sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá. Điểm A, B hay các điểm nằm trên MC phản ánh lượng hàng hóa mà hãng sẵn sàng cung ứng với từng mức giá. Tuy nhiên, hãng chỉ sản xuất tại điểm hãng đóng cửa trở lên, tức giá tại mức giá P < AVC min thì sản lượng tối đa hóa lợi nhuận = 0. Do đó, cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo xuất phát từ điểm hãng đóng cửa. Vậy đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo là 1 phần đường MC tính từ điểm đóng cửa trở lên. C MC P2 B D2=MR2 P1 A D1=MR1 Điểm đóng cửa 0 Q1 Q2 Q Hình 5.10. Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo (đường MC) trong ngắn hạn 5.3.4. Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn Ngay như khái niệm, chúng ta có thể thấy thị trường CTHH bao gồm rất nhiều hãng. Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả doanh nghiệp tham gia thị trường. Do đó, đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường. Giả sử ngành có hai hãng CTHH có hai đường cung của mỗi hãng tương ứng là MC1 và MC2 được thể hiện trên đồ thị. Tại mức giá P1 thì hãng 1 bắt đầu cung cấp sản phẩm (Q0 = 0), còn hãng 2 chưa cung cấp sản phẩm. Do đó, tổng sản lượng trên thị trường tại mức giá P1 là 0, đường cung thị trường xuất phát từ điểm (0, P1). Tại mức giá 5, hãng 1 cung ứng 2, hãng 2 cung ứng 0. Do đó, tổng sản lượng trên thị trường tại mức giá 5 là 2, đường cung thị trường xuất phát từ điểm (2,5). Tại mức giá 6, hãng 1 cung ứng 3, hãng 2 cung ứng 1. Do đó, tổng sản lượng trên thị trường tại mức giá 6 là 4, đường cung thị trường xuất phát từ điểm (4,6). Tại mức giá 7, hãng 1 cung ứng 4 hãng hai cung ứng 2 vì vậy đường cung thị trường đi qua điểm (6,7). Trong mức giá từ 3 < P < 5 chỉ có hãng 1 cung ứng, vì vậy mà đường cung thị trường ở mức giá này là đường cung của hãng 1. Khi mức giá lớn hơn 5, đường cung của thị trường sẽ thoải hơn đường cung của hai hãng và lượng cung của thị trường tại mỗi mức giá bằng tổng lượng cung của hai hãng. Nối các điểm tìm được ta có đường cung thị trường MCTT như trên đồ thị. ECO101_Bai5_v2.301416226 155
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo QTT = Q1 + Q2 P P P MC1 MC2 8 8 8 MCTT 7 7 7 6 6 6 5 5 5 4 4 4 3 3 3 2 2 2 1 1 1 0 1 2 3 4 5 Q 0 1 2 3 Q 0 1 2 3 4 5 6 Q Hình 5.11. Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn 5.4. Xác định lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn 5.4.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào của mình, do đó không có chi phí cố định trong dài hạn. Tổng chi phí biến đổi giờ đây cũng chính là tổng chi phí của hãng. Để lựa chọn mức sản lượng tối ưu để sản xuất, các hãng sẽ phải so sánh giữa tổng doanh thu có được từ việc bán toàn bộ sản phẩm sản xuất ra và tổng chi phí để sản xuất ra mức sản lượng đó tương tự như điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = MR = LMC Trong dài hạn, hãng CTHH sẽ điều chỉnh quy mô sao cho: SMC = LMC = P Nếu P > LACmin hãng có lợi nhuận kinh tế dương. Nếu P = LACmin hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0. Nếu P < LACmin hãng có lợi nhuận kinh tế âm, sẽ có động cơ rời bỏ ngành. P,C R, π LMC LAC π>0 P1=MR1 π
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Ngoài việc nghiên cứu điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng trong dài hạn, chúng ta sẽ nghiên cứu khả năng sinh lời của hãng trong dài hạn. Trong dài hạn, doanh nghiệp có khả năng thay đổi được tất cả các đầu vào, kể cả quy mô sản xuất. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ta luôn có giả định rằng các hãng có thể tự do gia nhập hoặc rời bỏ ngành. Vì vậy, hãng có thể là người bắt đầu sản xuất (gia nhập ngành) hoặc đóng cửa sản xuất (rút khỏi ngành). P,C R, π LMC AC LAC A E P πNH C πDH P=MR B C’ F MC 0 Q4 Q1 Q2 Q3 Q Hình 5.13. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạn và dài hạn Trong ngắn hạn hãng lựa chọn sản lượng Q1 tại điểm A: P = MC. Tại Q1 có: TR = P × Q1 = SOPAQ1 và TC = AC × Q1 = SOCBQ1 πNH = TR – TC = SOPAQ1 SOCBQ1 = SPABC NH max = SPABC Trong dài hạn hãng lựa chọn mức sản lượng Q3, tại E có: P = LMC TR = P × Q3 = SOPEQ3 và TC = AC × Q1 = C’ × Q3 = SOCFQ3 πDH = TR – TC = SOPEQ3 – SOCFQ3 = SPEFC’ DH max = SPEFC’. Vì SPABC < SPEFC’ Lợi nhuận trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn. Do thời gian trong dài hạn đủ để 2 đầu vào biến đổi nên hãng dễ lựa chọn quy mô sản xuất, vì vậy hãng CTHH trong dài hạn có ưu thế hơn trong ngắn hạn. 5.4.2. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành là trạng thái mà các hãng không chỉ tối đa được lợi nhuận của mình mà ở đó còn không có sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường của các hãng (lợi nhuận kinh tế của hãng phải bằng 0). Giả sử ban đầu thị trường cân bằng tại E1 với mức giá thị trường là P1, xác định được đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là D1. Ở mức giá P1, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận kinh tế cao. Điều này sẽ kích thích các hãng mới gia nhập ngành này. Khi đó cung thị trường tăng làm cho giá giảm. Khi giá giảm các hãng sẽ điều chỉnh quy mô của mình để có thể đạt được lợi nhuận tối đa (sản lượng bán giảm đi, theo luật cung do đường cung của hãng là LMC từ điểm đóng cửa đi lên). ECO101_Bai5_v2.301416226 157
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp tục điều chỉnh sản lượng của mình đến khi hãng tối đa hóa lợi nhuận với toàn bộ lợi nhuận kinh tế bằng 0. Quá trình gia nhập của hãng sẽ dừng ở đường cung S’ và trạng thái cân bằng mới được thiết lập tại mức giá P2. Vì tại mức giá P2 đã đạt được 2 điều kiện của trạng thái cân bằng dài hạn là: Hãng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = LMC. Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P = LACmin. Thị trường CTHH Hãng CTHH P P S S’ LMC AC LAC E1 P1 P1 E2 π>0 D1=MR1 P2 P2 D2=MR2 E D MC Q0 Q Q* Q1* Q 2 Hình 5.14. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành Như vậy, trong trạng thái cân bằng dài hạn của ngành lợi nhuận kinh tế của hãng trong dài hạn và ngắn hạn đều bằng 0 và chúng ta hoàn toàn chứng minh được tại trạng thái cân bằng dài hạn P = LMC = LACmin = MC = ATCmin. Đây chính là điều kiện quan trọng để xem xét ngành có đạt cân bằng dài hạn hay không. Những nhà sản xuất chip châu Á (một lần nữa) đương đầu với khó khăn? Bạn đang tìm kiếm một cách đầu tư vào một nền kinh tế mới, công nghệ cao? Với chỉ vài tỷ đôla, bạn có thể mua một nhà máy chế tạo hiện đại để sản xuất các con chip bán dẫn. Bạn có thể là người đầu tiên trong ngành của bạn sở hữu một “xưởng đúc” – một nhà sản xuất chất bán dẫn tạo ra các con chip để bán cho các bên thứ ba. Nếu bạn quyết định thực hiện một hoạt động đầu tư như vậy, thì bạn cần phải quyết định liệu sẽ sản xuất các con chip bộ nhớ chung (các con chip lưu giữ các chương trình và dữ liệu) hay các con chip logic chuyên biệt (các con chip “tư duy” trong các sản phẩm tiêu dùng khác nhau). Với một trong hai loại con chip bán dẫn, việc đầu tư vào một xưởng sản xuất có vẻ như là một điều chắc chắn với bạn. Xét cho cùng, cầu về các con chip sẽ tăng mạnh trong những năm tới và, với 2 tỷ đôla để tham gia kinh doanh, dù sao liệu sẽ có thể có bao nhiêu sự ganh đua? Nhìn bề ngoài có vẻ là nhiều, nhưng hoá ra lại là vậy. Một bài báo gần đây trên tờ Business Week mô tả các nhà sản xuất chip châu Á đã bắt đầu sắm sửa lu bù, đổ hàng tỷ đôla vào những nhà máy chế tạo mới chỉ trong năm ngoái. “Lần cuối cùng các nhà sản xuất chip châu Á chi tiêu quá nhiều là vào giữa những năm 90. Kết quả thật bi thảm: năng suất dư thừa quá mức, một sự sụt giảm mạnh trong hàng xuất khẩu, và phá sản tài chính của các hãng mới gia nhập vay nợ nhiều.” Thật may, đó khó có thể là loại tin tức bạn đang tìm kiếm, vì vậy bạn quyết định gọi cho nhà tư vấn đầu tư của bạn để xem bà ta nghĩ gì về việc đầu tư vào một xưởng sản xuất chip. Bà ta bảo bạn không phải lo 158 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo lắng; sự sụt giảm thảm hại về giá của chất bán dẫn đưa trở lại những ngày “xưa cũ” khi mọi người đều sản xuất các con chip bộ nhớ. Với việc không có cách nào phân biệt được những con chip bộ nhớ DRAM chung, các nhà sản xuất chip châu Á đã bán một hàng hoá công nghệ cao trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Bà ta bảo bạn, “Các nhà sản xuất chip châu Á cũng có thể đang bán bột nước cam hay dạ dày bò. Với một sản phẩm đồng nhất và không có rào cản gia nhập, các xưởng sản xuất châu Á đang trở thành một ví dụ (giáo khoa) nữa về những nhà cạnh tranh hoàn hảo những người tạo ra thua lỗ kinh tế trong quá trình chẳng thu được chút lợi nhuận nào trong trạng thái cân bằng dài hạn.” Có lẽ vào khoảng thời gian này mọi thứ sẽ khác. Theo tờ Business Week, “Hiện giờ, phần lớn việc chi tiêu là cho các con chip logic được sử dụng trong các điện thoại không dây, bộ thu phát tín hiệu, và vô số các thiết bị số khác, những thiết bị có nhu cầu rất cao khi việc sử dụng Internet bùng nổ.” Quả thật, các xưởng sản xuất những con chip chuyên biệt đã chứng kiến sự tăng mạnh mẽ trong các khoản lợi nhuận. Một số nhà sản xuất chip vừa từ bỏ sản xuất các con chip bộ nhớ để chuyển sang những con chip logic chuyên biệt hiện mang lại nhiều lợi nhuận hơn. “Hiện chúng ta gần như phá sản với sản phẩm bộ nhớ,” Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Chartered Semiconductor, một nhà sản xuất con chip lớn do Chính phủ kiểm soát ở Singapore nói. Mặc dù nhà tư vấn đầu tư của bạn dường như sẵn sàng cho việc đầu tư tiền của bạn vào một nhà máy sản xuất chip ở châu Á nhưng, bạn đang bắt đầu lo ngại sau khi đọc bài báo trên tờ Business Week. Bạn biết rằng các khoản lợi nhuận cao với các con chip logic sẽ tiếp tục thu hút nhiều hơn các nhà sản xuất mới. Căn cứ vào số lượng các nhà máy mới đang được xây dựng, các mức giá thành một tỷ đôla của các nhà máy chế tạo rõ ràng là ít hay không có rào cản gia nhập. Mặc dù các con chip logic dễ dàng phân biệt hơn so với các con chip bộ nhớ thông thường thế nhưng bạn lo lắng việc các nhà thiết kế thiết kế các sản phẩm tiêu dùng ở Lucent Technologies, Motorola, Micron, và tập đoàn Broadcom có thể tìm kiếm những phương thức sử dụng các con chip logic chung, “có sẵn” thay vì các con chip đặt làm theo yêu cầu. Rốt cuộc, có lẽ các con chip logic có thể trở thành các hàng hoá giống như đã từng xảy ra với các con chip bộ nhớ. Bạn cũng nhận thấy rằng, khi không có các rào cản gia nhập, thậm chí sự phân biệt sản phẩm cũng không thể bảo vệ các khoản lợi nhuận nếu có đủ số hãng gia nhập thị trường sản xuất chip logic. (Bạn nhận thấy tình huống này giống với một kiểu trạng thái cân bằng dài hạn xảy ra dưới cạnh tranh độc quyền, chúng ta sẽ xem xét điều này trong bài tiếp theo). Như bài báo cảnh báo, “Vẫn có một nguy cơ là trong nỗi tuyệt vọng theo đuổi những ngách thị trường đem lại nhiều lợi nhuận của thập kỷ tới của họ (tức là, các con chip logic đặt làm), các nhà chế tạo châu Á sẽ lặp lại những sai lầm của những năm 90. Quá nhiều nhà sản xuất có thể phải chen chúc nhau trong ngành kinh doanh chế tạo và các con chip đa phương tiện, các mức giá hời cho mọi người. “Vì vậy, sau khi mọi thứ được xem xét thì, dường như việc đầu tư vào một nhà máy chế tạo hiện đại thực sự là rủi ro. Thật tồi tệ khi bạn đã hy vọng việc đầu tư vào nền kinh tế mới sẽ cho phép bạn bỏ qua “kinh tế học già cỗi” của các thị trường cạnh tranh. Có lẽ nền Kinh tế mới rốt cuộc cũng không “mới” đến như vậy. Nguồn: Bruce Einhorn, Moon Ihlwan, Michael Shari, và Sebastian Moffett, “Fat City for Asia’s Chipmakers,” BusinessWeek, 20 tháng Ba 2000, trang 131–134. 5.4.3. Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn Trong dài hạn, cung của ngành không được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang đường cung của các hãng trong ngành. Hình dáng đường cung dài hạn của ngành phụ thuộc vào ngành có chi phí không đổi hay chi phí tăng: a. Ngành có chi phí không đổi Khi có các hãng mới gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành không làm thay đổi giá của yếu tố đầu vào điều đó làm cho chi phí dài hạn không đổi. ECO101_Bai5_v2.301416226 159
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Giả sử thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng với mức giá P1 = LACmin. Giả sử do cầu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá sản phẩm tăng từ P1 đến P2. Điều này làm cho các hãng trong ngành đều thu được lợi nhuận kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các hãng mới tham gia vào thị trường, cung tăng. Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2, làm cho giá sản phẩm giảm xuống cho đến khi trở về mức giá ban đầu P1. Thị trường chuyển từ điểm cân bằng E1 sang điểm cân bằng mới E3. Làm các hãng trong ngành chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng = 0 và thị trường cân bằng trở lại. Vì vậy đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi là một đường nằm ngang ở mức giá bằng chi phí bình quân dài hạn tối thiểu. Đường cung trong dài hạn SL của ngành đi qua hai điểm E1 và E3. Thị trường CTHH Hãng CTHH P P S1 S2 LMC LAC E2 P2 P2 E3 D1=MR1 E1 SL P1 P1 D2=MR2 E D1 D2 Q Q Hình 5.15. Đường cung dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo có chi phí không đổi Ví dụ như ngành sản xuất băng đĩa của nước ta. Với giá bán là 6000 đồng/đĩa trắng chất lượng tốt, 4000 đồng/đĩa trắng bình thường. Việc các hãng tham gia vào sản xuất băng đĩa không ảnh hưởng tới giá đầu vào. Vì mức giá đầu vào đĩa trắng được cố định, nó rất nhiều. Đầu vào về máy tính để sao và ghi đĩa cũng không bị tăng lên khi các hãng gia nhập vào ngành. Mỗi hãng sẽ đầu tư số lượng chiếc máy và sản xuất ra số lượng đĩa như nhau. Vì thế chi phí bình quân trên một đĩa là không thay đổi. Ở Việt Nam các đĩa sao thường bán với giá 8000 đồng/đĩa. b. Ngành có chi phí tăng Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm tăng giá của các yếu tố đầu vào làm chi phí dài hạn tăng lên. Ví dụ, ngành sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ khi có nhiều hãng tham gia sẽ phát sinh việc sử dụng lao động có tay nghề. Vì vậy, sẽ làm giá thuê lao động có tay nghề tăng lên khi có nhiều hãng tham gia vào sản xuất mặt hàng này. Giả sử ban đầu thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng tại E1 với mức giá P1 = LAC1min. Do cầu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá sản phẩm tăng từ P1 đến P2. Điều này làm cho các hãng trong ngành đều thu được lợi nhuận kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các hãng mới tham gia vào thị trường, cung tăng. Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2. Tuy nhiên, khi các hãng mới vào và mở rộng sản lượng, cầu đầu vào tăng làm tăng giá của một số hoặc tất cả các đầu vào. Đường chi phí trung bình dài hạn tăng từ LAC1 lên LAC2. Điểm cân bằng mới trên thị trường là E3 với giá cân bằng dài hạn mới P3 = LAC2 min. Mức giá này cao hơn mức giá cân bằng ban đầu. Do đó, cân bằng dài hạn E3 nằm trên 160 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đường cung dài hạn của ngành. Trong ngành chi phí tăng, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc lên. Ngành sản xuất ra sản lượng cao hơn nhưng phải ở giá cao hơn để bù đắp chi phí đầu vào tăng. Thị trường CTHH Hãng CTHH P P S1 S2 LAC2 P2 LAC1 P2 E2 SL E3 D2 E1 P3 P3 D3 P1 D1 P1 LMC1 LMC2 D1 D2 Q Q Hình 5.16. Đường cung dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo có chi phí tăng c. Ngành có chi phí giảm Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm cho ngành có thể khai thác được lợi thế theo quy mô của hãng cung ứng đầu vào hoặc ứng dụng công nghệ mới, dẫn đến giảm giá của các yếu tố đầu vào làm chi phí dài hạn giảm xuống. Ví dụ: Có nhiều hãng tham gia vào việc cung cấp nước sạch ở nông thôn (có sự liên kết với nhau) chi phí về lắp đặt hệ thống ống nước tới từng nhà của ngành sẽ giảm đi. Vì mỗi hãng vào vẫn sử dụng hệ thống đó, không thể mỗi hãng một đường ống. Vì vậy chi phí của ngành giảm đi. Giả sử ban đầu thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng tại E1 với mức giá P1 = LAC1min. Giả sử do cầu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá sản phẩm tăng từ P1 đến P2. Điều này làm cho các hãng trong ngành đều thu được lợi nhuận kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các hãng mới tham gia vào thị trường, cung tăng. Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2. Khi ngành trở nên lớn hơn thì có thể tranh thủ được lợi thế quy mô lớn để mua được một số đầu vào rẻ hơn. Do đó, đường chi phí trung bình dài hạn của các hãng dịch chuyển xuống dưới và giá thị trường của sản phẩm giảm. Giá thị trường thấp hơn và chi phí sản xuất thấp hơn tạo ra cân bằng dài hạn mới với nhiều hãng hơn, sản lượng lớn hơn và giá thấp hơn. Vì vậy, trong ngành chi phí giảm, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc xuống. ECO101_Bai5_v2.301416226 161
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường CTHH Hãng CTHH P P S1 S2 LAC1 P2 E2 D2 P2 LAC2 E1 P1 P1 D1 E3 P3 P3 D3 SL D1 D2 Q Q Hình 5.17. Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí giảm 162 ECO101_Bai5_v2.3014106226
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá. Tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo. Sản phẩm của một hãng này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng khác. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không hạn chế. Không hề có những rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường và không có điều gì ngăn cản các hãng đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị trường. Đường cầu của một hãng cạnh tranh là một đường nằm ngang cũng là đường doanh thu cận biên của hãng. Trong ngắn hạn, nếu hãng lựa chọn sản xuất, lợi nhuận được tối đa hoá bằng việc sản xuất mức sản lượng tại đó giá thị trường bằng chi phí cận biên P = MC, do điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của một hãng bất kỳ là MR = MC. Khi giá thị trường lớn hơn ATCmin, hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế dương. Khi giá thị trường bằng với ATCmin, hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, hãng sẽ hòa vốn. Điểm hòa vốn xảy ra tại điểm cực tiểu của ATC. Khi giá thị trường nằm giữa ATCmin và AVCmin, hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, hãng sẽ bị lỗ vốn. Thua lỗ trong trường hợp này được tối thiểu hoá. Khi giá thị trường P = AVCmin, nếu hãng sản xuất, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q* và sẽ bị thua lỗ là toàn bộ chi phí cố định TFC. Nếu hãng đóng cửa sản xuất, hãng cũng sẽ bị mất toàn bộ chi phí cố định. Nếu giá thấp hơn AVCmin tại mức sản lượng ở đó P = MC, thì nhà quản lý nên đóng cửa hãng và không sản xuất. Khi hãng đóng cửa, hãng mất chi phí cố định của hãng ( TFC ) . Do hãng đóng cửa khi giá giảm xuống dưới AVCmin nên điểm tối thiểu trên đường AVC là giá đóng cửa của hãng. Đường cung ngắn hạn của một hãng chấp nhận giá là đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí biến đổi bình quân tối thiểu của hãng. Nếu mức giá thị trường thấp hơn AVCmin thì sản lượng được cung cấp là 0, không tuân theo luật cung. Đường cung trong ngắn hạn của một ngành cạnh tranh (hoặc của thị trường cạnh tranh) có thể thu được bằng cách cộng theo chiều ngang tất cả các đường cung của tất cả các hãng trong ngành. Cung ngắn hạn của một ngành cạnh tranh thường dốc lên. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = MR = LMC = SMC. Các hãng CTHH sẽ hòa vốn trong dài hạn. ECO101_Bai5_v2.301416226 163
- Bài 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong ngắn hạn. 2. Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong dài hạn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hãng cạnh tranh hoàn hảo. Lấy một ví dụ về một thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong thực tế. 2. Vì sao đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo lại chính là đường doanh thu cận biên, và cũng chính là đường doanh thu trung bình. 3. Tại sao các hãng cạnh tranh hoàn hảo lựa chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn điều kiện giá thị trường bằng chi phí cận biên. 4. Tại sao hãng cạnh tranh hoàn hảo lại không định được giá bán mà phải chấp nhận bán theo giá thị trường? 5. Phân tích khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn. 6. Phân tích cách thức xác đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn. 7. Trong trường hợp nào hãng cạnh tranh hoàn hảo bị thua lỗ nhưng vẫn nên tiếp tục sản xuất? Vì sao? 8. Chỉ rõ cách xây dựng đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo đối với ngành có chi phí không đổi và ngành có chi phí tăng trong dài hạn. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đối với hãng CTHH, khi giá hàng hóa trên thị trường tăng lên, hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng nên tăng sản lượng bán ra. 2. Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang, song song với trục hoành. 3. Điều kiện để hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận là giá thị trường bằng chi phí cận biên. 4. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu trùng với đường doanh thu cận biên. 5. Trong ngắn hạn, nếu hãng cạnh tranh hoàn hảo bị thua lỗ thì nên đóng cửa sản xuất ngay. 6. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi một hãng đơn lẻ gia tăng sản lượng sẽ làm cho cung trên thị trường tăng lên và giá của hàng hóa giảm xuống (giả định các yếu tố khác không đổi). 7. Chi phí chìm không tác động đến việc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận. 8. Trong ngắn hạn, hãng cạnh tranh hoàn hảo nên đóng cửa, ngừng sản xuất nếu lợi nhuận kinh tế của hãng nhỏ hơn 0. 164 ECO101_Bai5_v2.3014106226
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 15 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 14 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 20 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 11 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 311 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 29 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 828 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 8 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 9 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 14 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 32 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 13 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 4 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 7 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
38 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 4 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn