Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ (Đại học Ngoại thương)
lượt xem 10
download
Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ (Đại học Ngoại thương). Sau khi học xong bài này sinh viên sẽ phân tích được các trục trặc (khuyết tật) của thị trường; phân tích được vai trò, chức năng và sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ (Đại học Ngoại thương)
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ BÀI 8: SỰ TRỤC TRẶC CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận Phân tích được các trục trặc (khuyết tật) của các nội dung: thị trường. Các trục trặc của thị trường; Phân tích được vai trò, chức năng và sự can Vai trò, chức năng và sự can thiệp của thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường. Chính phủ vào nền kinh tế thị trường. Hướng dẫn học Đọc bài giảng trước lúc nghe giảng. Sinh viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho bài này để học tập tốt hơn. Sinh viên cần nghiên cứu lý thuyết, có liên hệ với các tình huống thực tế, thực tiễn trên các phương tiện thông tin đại chúng. KTE201_Bai1_v1.0018112206 1
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ ền kinh tế thị trường tự do là nền kinh tế được điều tiết bằng “bàn tay vô hình” của thị N trường dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan. “Bàn tay vô hình”: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đã dẫn dẵn các cá nhân tối đa hóa lợi ích của bản thân khi đưa ra sự lựa chọn, và sự lựa chọn cá nhân này cũng mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội. Khuyết tật của thị trường xảy ra khi bàn tay vô hình làm cho các quyết định của cá nhân không đưa đến sản lượng mà xã hội mong đợi. Bất cứ khi nào khuyết tật của thị trường tồn tại thì có lý do để chính phủ can thiệp vào thị trường nhằm cải thiện sản lượng xã hội. Có 5 lý do dẫn đến trục trặc của thị trường bao gồm: sức mạnh thị trường, thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng, hàng hóa công cộng và đảm bảo công bằng xã hội. Sự trục trặc của thị trường Sức mạnh của thị trường Sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả là yêu cầu sống còn đối với mọi nền kinh tế mà chuẩn mức chung là hiệu quả Pareto. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là cỗ máy tuyệt vời để đạt tới hiệu quả Pareto. Trong một nền kinh tế, nếu tất cả các thị trường đều là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Thậm chí người ta, từ rất lâu, đã nhận ra rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không tồn tại, hay nói khác đi nó là một thị trường lý thuyết. Trên thực tế, thường tồn tại tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền còn gọi là có sức mạnh thị trường. Những tình trạng trên biểu hiện sự suy thoái, hay còn gọi là những trục trặc, của thị trường. Ta xem xét ví dụ sau: Hình 8.1. Sự phi hiệu quả do độc quyền gây ra Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, như ta đã biết có MR = P, vì vậy nhà sản xuất đặt giá bán sản phẩm tại nơi có P = MC để tối đa hóa lợi nhuận, và do vậy cũng bằng với lợi ích biên của người tiêu dùng. Một thế cân bằng đạt hiệu quả Pareto xuất hiện. Trên mô hình, tình hình trên được mô tả tại E với lượng bán ra là Qpc và giá bán là Ppc. Với những thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, có sức mạnh thị trường, thì các nhà sản xuất có xu hướng thu hẹp mức sản xuất, đặt giá cao hơn, và điều này làm cho thị trường không đạt được hiệu quả Pareto nữa. Việc nhà độc quyền tăng giá bán sản phẩm làm cho người tiêu KTE201_Bai1_v1.0018112206 2
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ dùng sẽ mua hàng hóa này ít hơn là họ sẽ mua trong cạnh tranh hoàn hảo, và sự thỏa mãn của người tiêu dùng bị giảm sút. Việc giảm sút mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng là một minh chứng cho tính phi hiệu quả mà cạnh tranh không hoàn hảo gây ra. Mặt khác, ta có thể thấy trong mô hình trên, người có sức mạnh thị trường, nhà độc quyền, chọn mức sản lượng bán ra là Qm (để đảm bảo có MR = MC), bán với giá độc quyền là PA, và lợi ích của xã hội mất đi một lượng được mô tả là diện tích CBE. Do vậy sẽ không đạt hiệu quả Pareto nữa. Rõ ràng là khi tăng lượng sản phẩm bán ra từ Q m đến Qpc, xã hội thu thêm được phần lợi ích CBE. Tại đây mới thỏa mãn điều kiện cân bằng hiệu quả Pareto. Sức mạnh thị trường không phải chỉ xảy ra đối với người bán (nhà sản xuất), mà cũng xảy ra với phía người mua, nhà độc quyền mua. Trong trường hợp này, nhà độc quyền mua sẽ dìm giá mua và cũng làm cho chi phí biên và lợi ích biên sai lệch đi. Thông tin không hoàn hảo Nếu bạn là người làm ra chính sách hoặc đơn giản là biết trước một chính sách nào đó sắp ban hành thì bạn có kiếm lợi ích cá nhân từ đó không? Bạn biết trước quy hoạch, biết trước giá xăng sẽ tăng vào ngày mai, biết trước tỷ giá, lãi suất, giá vàng sẽ tăng vào cuối giờ chiều thì bạn có đứng yên nhìn không? Chính sách là do con người lập ra vì vậy không thể tránh khỏi người biết trước người biết sau. Giả sử như giá xăng được thông báo rộng rãi là sẽ tăng vào 17h00 ngày mai thì cửa hàng xăng sẽ mất điện, người tiêu dùng sẽ lũ lượt vác can xăng đi mua tạo ra sự mất cân bằng cung cầu. Bạn là nhà sản xuất, có bao giờ bạn biết trước được một sản lượng Q nào đó bạn nên sản xuất vì sẽ tiêu thụ hết. Bạn biết rõ sản phẩm của mình nhưng bạn có nói hết nhược điểm cho người mua không? Nếu những người tham gia vào thị trường không có đầy đủ những thông tin cần thiết (tức là thông tin không hoàn hảo) thì thị trường sẽ không thể vận hành tốt được. Ta có thể hiểu được rằng khi không đầy đủ thông tin, người sản xuất có thể sẽ cung cấp quá nhiều những sản phẩm này mà lại quá ít những sản phẩm khác. Hay như đối với người tiêu dùng cũng vậy, người ta có thể e dè khi mua một loại thực phẩm do không được thông tin đầy đủ về chất lượng và tác dụng của nó, mặc dù nó rất tốt. Ngược lại, người ta lại cứ vẫn tiêu dùng một thứ hàng hóa cho dù nó có hại do không biết được những thông tin cần thiết về nó. Mặt hàng phở có phoóc môn của Việt Nam có thể là một ví dụ cho trường hợp này. P D2 D1 S1 P2 E2 P1 E1 0 Q1 Q2 Q Hình 8.2. Thị trường ô tô đã qua sử dụng KTE201_Bai1_v1.0018112206 3
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ Một ví dụ khác về thị trường ô tô đã qua sử dụng, do thông tin không hoàn hảo, người bán thường bán xe đã chỉnh sửa lại, họ toàn quảng cáo như xe mới, cầu tăng từ D1 sang D2, đẩy giá và lượng cân bằng trên thị trường này tăng. Người mua có thể gặp bất lợi khi mua xe xong, xe có thể hỏng nhanh, đồ sử dụng không đúng chính hãng, bị sửa và lắp đặt các thiết bị kém chất lượng hơn chính hãng. Tóm lại, do thiếu thông tin mà người tiêu dùng cũng như người sản xuất khó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, và thị trường khó có thể đạt tới thế cân bằng hiệu quả. Các ảnh hưởng ngoại ứng Ngoại ứng, dù tích cực hay tiêu cực, đều có chung những đặc điểm sau: Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra. Một nhà máy gây ô nhiễm là ngoài phản ứng tiêu cực do sẩn xuât. Một cá nhân hút thuốc là làm nguy hiểm đến sức khoẻ những người ngồi xung quánh là ngoại ứng tiêu cực đo tiêu dùng. Trong ngoại ứng, việc ai là ngườỉ gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tỉnh tương đối. Trong ví dụ về nhà máy xả chất thải trên, ngoại ứng không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân, mà trái lại cũng có thể phân tích dưới góc độ ngư trường của nông dân đã thu hẹp địa bàn hoạt động của nhà máy. Điều này sẽ thấy rõ hơn khi chúng ta phân tích về định lý Coase ở phần sau. Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.Cùng một hoạt động ngoại ứng, nhưng nó được đánh giá là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào quan điểm của những người chịu ảnh hưởng. Ví dụ, một lò nướng bánh có thể tạo ra ngoại ứng tích cực cho hàng xóm, nếu người bên cạnh có thể lợi dụng hơi nóng của lò cho hoạt động kinh doanh tẩy hấp quần áo của mình. Nhưng nó cũng có thể là ngoại ứng tiêu cực nếu nhà bên kinh doanh hàng đông lạnh. Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Khi xuất hiện ngoại ứng, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội. Điều này sẽ được phân tích kỹ khi đi sâu vào từng trường hợp ngoại ứng. Ngoại ứng tiêu cực Một ngoại ứng xuất hiện khi mà quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một cá nhân có sự ảnh hưởng, tác động, đến những người khác mà không thông qua giá cả thị trường, không phải trả giá. Ảnh hưởng ngoại ứng có cả tốt lẫn xấu. Ví dụ thường gặp là hiện tượng ô nhiễm. Chúng ta giả sử một nhà máy sản xuất đồ da thải nước bẩn ra sông. Nếu lượng sản phẩm đồ da ít, chất thải đổ ra sông cũng ít và dòng sông có thể tự phân huỷ được chất độc, không cần phải xử lý. Nhưng khi chất thải tăng thì chi phí để khử độc cũng tăng lên. KTE201_Bai1_v1.0018112206 4
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ i i MSC MC MSCI B S = MCI P* A P1 P1 C MECI MEC D q* q1 S n ư ng h ng Q* Q1 S n ư ng ngành Hình 8.3. Ngoại ứng tiêu cực Hình 8.3 mô tả sự trục trặc của thị trường khi có vấn đề ô nhiễm cho từng hãng và cho cả ngành. Đường MPC biểu thị mức chi phí biên của cá nhân nhà sản xuất cho việc sản xuất đồ da (để đơn giản ta giả định nó không đổi). Đường MSC mô tả mức chi phí biên của xã hội. Chênh lệch giữa hai mức này phản ánh chi phí biên đối với những nhà sản xuất khác do có thêm ảnh hưởng ngoại ứng ô nhiễm mà nhà sản xuất đồ da chưa quan tâm tới. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, hình phía trái mô tả tác động của ngoại ứng tiêu cực của một hãng đến xã hội. Chi phí cận biên của hãng là MPC, hãng gây ra mức ngoại ứng là MEC, tổng chi phí xã hội cận biên là MSC = MPC + MEC. Nếu hãng tự sản xuất, hãng mong muốn sản xuất ở mức sản lượng q1. Tuy nhiên, xã hội mong muốn hãng sản xuất mức sản lượng q*, nếu hãng sản xuất mức sản lượng q1, hãng đã gây ra phần tổn thất cho xã hội là diện tích DEF. Nếu hãng chỉ sản xuất mức q* (gọi là mức sản lượng tối ưu của xã hội) thì phần tổn thất sẽ bằng không, hiệu quả xã hội là lớn nhất. Tương tự, đối với ngành cạnh tranh hoàn hảo, gọi D là đường cầu cho biết lượng đồ da mà người tiêu dùng chấp nhận ở mỗi mức giá. Nếu nhà sản xuất đồ da là người chấp nhận giá thì sẽ sản xuất tại C, với sản lượng là Q1. Vì đây là điểm cân bằng. Tuy nhiên, với sản lượng Q1 thì mức chi phí biên xã hội (ở B) cao hơn lợi ích biên của xã hội (bằng với mức chi phí biên cá nhân ở C). Điểm A có mức chi phí biên xã hội bằng với lợi ích biên xã hội. Do vậy, sản lượng có hiệu quả là Q*. Từ Q* đến Q1 xã hội mất một khoản chi phí do ô nhiễm gây ra là diện tích ABC. Ngoại ứng tích cực Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải là người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán. Ví dụ, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty máy tính và sự tiện lợi cho người sử dụng, mà nó còn góp phần cải tiến năng suất lao động hoặc tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt đời sống của nhân dân. Nhiều khi ảnh hưởng lan toả của một hoạt động lại có lợi chứ không phải gây thiệt hại cho người khác. Chẳng hạn, tiêm chủng phòng bệnh thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực, vì ngoài việc những người được trực tiếp tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm bệnh, cả những người không được tiêm chủng cũng được lợi vì khả năng lây lan sang họ sẽ giảm đi nếu số KTE201_Bai1_v1.0018112206 5
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ người nhiễm bệnh giảm. Do đó, lợi ích của việc tiêm chủng đã “vượt ra ngoài” những đối tượng được trực tiếp tiêm chủng. Đồ thị cho thấy, cân bằng thị trường cạnh tranh diễn ra tại A, với q1, tại đó đường lợi ích tư nhân cận biên MPB (chính là đường cầu D) của hãng bằng chi phí biên (MC). Lợi ích mang lại thêm cho xã hội khi hãng này đem lại là MEB. Nếu xét trên giác độ xã hội thì lợi ích biên xã hội (MSB) phải là MPB + MEB. Như vậy, mức tối ưu xã hội là Q* đạt tại điểm B khi MSB = MC, chứ không phải q1. Hình 8.4. Ngoại ứng tích cực và tính phi hiệu quả Tóm lại, khi xuất hiện ngoại ứng tích cực thì thị trường luôn tạo ra một mức sản lượng thấp hơn mức tối ưu xã hội. Khi không có sự điều chỉnh của chính phủ, xã hội sẽ bị tổn thất một khoản phúc lợi, đó là diện tích ABC. Vậy làm thế nào để có thể đẩy mức sản lượng của thị trường lên ngang bằng mức tối ưu xã hội? Cách thông dụng nhất là tiến hành trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được trao cho người sản xuất để đưa đường MPB của họ lên thành đường MPB + s (s là mức trợ cấp, còn gọi là mức trợ cấp Pigou). Trợ cấp Pigou là mức trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng tạo ra ngoại ứng tích cực, sao cho nó đúng bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Trong thực tế, chính phủ đã nhiều lần tiến hành trợ cấp cho ngoại ứng tích cực bằng cách cung cấp những dịch vụ công cộng nhất định với mức giá thấp hơn chi phí biên để cung cấp dịch vụ đó. Chẳng hạn, nhiều công ty môi trường đô thị tiến hành thu nhặt rác thải thành phố, nhưng người dân chỉ phải trả một mức phí vệ sinh thấp hơn chi phí thực để vận hành hệ thống thu nhặt rác thải đó. Mức chênh lệch này sẽ được chính phủ bù lỗ – tức là một dạng trợ cấp nhằm giảm bớt sự tổn đọng của rác thải gây mát mỹ quan chung. Tuy nhiên, khi Chính phủ dự định trợ cấp cho ngoại ứng tích cực, cần lưu ý một số điểm như sau: Thứ nhất, dù bằng cách này hay bằng cách khác, trợ cấp cũng sẽ tạo thêm gánh nặng cho những người trả thuế. Vì thế, tiến hành trợ cấp sẽ tạo ra một sự phân phối lại từ người trả thuế sang ngườiđược nhận. Do đó, cần cân nhắc cả tác động về mặt hiệu quả cũng như công bằng xã hội. KTE201_Bai1_v1.0018112206 6
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ Thứ hai, việc một hoạt động nào đó tạo ra lợi ích cho xã hội chưa đủ để đề nghị trợ cấp cho hoạt động đó. Trợ cấp chỉ có ý nghĩa khi thị trường không cho phép người tạo ra lợi ích này được thù lao đầy đủ cho những lợi ích mà họ tạo nên. Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật có thể cứu sống nhiều người nhưng hoạt động của anh ta lại không tạo ra ngoại ứng tích cực, chừng nào tiền lương của anh ta đã phản ánh đúng giá trị của sự phục vụ đó. Hàng hóa công cộng Khái niệm hàng hóa công cộng Các câu hỏi đặt ra về hàng hóa công cộng: Hàng hóa công cộng là gì? Tại sao hàng hóa công là một thất bại của thị trường? Thật vậy, hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được. Có thể xem hàng hóa công cộng như một ngoại ứng tốt, một tác động ngoại ứng hoàn toàn là lợi ích. Ví dụ nhờ có hoạt động tích cực của lực lượng cảnh sát mà an toàn giao thông được nâng cao rõ rệt. Mọi người đều được hưởng sự an toàn đó. Có nhiều ví dụ cho loại hàng công cộng như quân đội đảm bảo an ninh cho đất nước, ngọn đèn hải đăng cho những con tàu biển. Tuy nhiên ai là người phải trả tiền? Những người sử dụng các hàng hóa công cộng mà không phải trả tiền là những “người ăn không”. Vấn đề những “người ăn không” đã làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả. Nếu để các tư nhân đảm nhận vai trò cung cấp các hàng hóa công cộng đó thì thật khó cho họ khi muốn thu hồi chi phí bỏ ra. Nói cách khác, vấn đề “người ăn không” làm cho tổng lượng hàng hóa do tư nhân sản xuất và tiêu thụ trên thị trường tự do cạnh tranh luôn nhỏ hơn lượng có hiệu quả về mặt xã hội. Muốn có mức sản lượng đạt hiệu quả về mặt xã hội thì chính phủ phải hành động. Ở đây muốn nói chính phủ phải đưa ra được những chính sách cần thiết để bảo đảm hàng hóa công cộng cho xã hội, không nhất thiết là chính phủ phải trực tiếp sản xuất ra nó. Trong kinh tế học, hàng hóa công cộng hay dịch vụ công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ; theo đó không thể loại trừ một cách hiệu quả các cá nhân khỏi việc sử dụng hàng hóa công cộng và việc một cá nhân sử dụng loại hàng hóa này không làm ảnh hưởng đến giá trị và tính có thể sử dụng của nó đối với cá nhân khác. Theo Gravelle và Rees: "Đặc điểm xác định hàng hóa công cộng là việc tiêu dùng của một cá nhân không thực sự hay có khả năng làm giảm giá trị sẵn có để nó được tiêu dùng bởi cá nhân khác". Một vài ví dụ về hàng hóa công cộng bao gồm không khí để thở, tri thức và thông tin, an ninh quốc gia, hệ thống kiểm soát lũ lụt, hải đăng, đèn đường. Một số loại có thể là hàng hóa công cộng phụ thuộc các điều kiện nhất định. Ví dụ, đường sá là hàng hóa công cộng cho đến chừng nào mà chúng không bị ách tắc, điều này đem lại cho chúng tính không cạnh tranh. Tri thức và thông tin có thể chuyển đổi thành loại hàng hóa bán công cộng bởi các đạo luật sở hữu trí tuệ mà qua đó sẽ ngăn chặn việc mọi người khai thác và sử dụng chúng. Những hàng hóa công cộng mà sẵn có ở khắp mọi nơi đôi khi được gọi là hàng hóa công cộng toàn cầu. KTE201_Bai1_v1.0018112206 7
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ Nhiều loại hàng hóa công cộng tại một số thời điểm dễ bị khai thác sử dụng quá mức dẫn tới những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực tác động đến tất cả mọi người sử dụng; ví dụ như ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Các vấn đề của hàng hóa công cộng thường có liên quan chặt chẽ tới vấn đề "kẻ đi xe không trả tiền", trong đó những người không chịu gánh vác những chi phí cần thiết để hàng hóa công cộng duy trì được cung cấp vẫn có thể tiếp tục tiếp cận sử dụng hàng hóa đó. Bởi vậy, hàng hóa có thể bị sản xuất ở mức thấp dưới ngưỡng cần thiết hay mong muốn, bị lạm dụng hoặc giảm giá trị. Ngoài ra, hàng hóa công cộng còn có thể trở thành đối tượng bị hạn chế tiếp cận và rồi có thể được xem như hàng hóa bán công cộng hay hàng hóa tư nhân. Các cơ chế loại trừ bao gồm bản quyền, bằng sáng chế, phí ùn tắc, và truyền hình trả tiền. Đã có nhiều cuộc tranh luận và tài liệu bàn về việc làm thế nào để xác định tầm quan trọng của các vấn đề liên quan tới hàng hóa công cộng trong nền kinh tế, hay cũng như để tìm ra những biện pháp khắc phục tối ưu. Các thuộc tính của hàng hóa công cộng Hàng hóa công cộng có 2 thuộc tính là không thể loại trừ và không cạnh tranh. Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền và không bảo vệ những ai không trả tiền. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem. Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. Bảng 8.1. Tính loại trừ và tính cạnh tranh KTE201_Bai1_v1.0018112206 8
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh... Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng. Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao tốc, cầu... có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn. Hàng hóa công cộng quốc gia và hàng hóa công cộng địa phương Hàng hóa công cộng quốc gia: Do chính quyền trung ương cung cấp cho toàn bộ quốc gia. Những loại hàng hóa có cả hai tính chất trên ở mức cao sẽ thường được xếp vào hàng hóa công cộng quốc gia. Một số hàng hóa công cộng quốc gia tiêu biểu là ngoại giao, quốc phòng, chính sách lưu thông tiền tệ... Hàng hóa công cộng địa phương: Do chính quyền địa phương cung cấp chủ yếu cho công dân địa phương. Hàng hóa công cộng địa phương thường chỉ mang một trong hai tính chất nói trên hoặc mang cả hai tính chất nhưng ở mức độ không cao. Một số hàng hóa công cộng địa phương là giáo dục phổ cập, y tế cộng đồng, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch... Hơn nữa, tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng không bó hẹp trong phạm vi địa phương, quốc gia mà còn có tính chất quốc tế. Tri thức có thể coi là một hàng hóa công cộng quốc tế, mọi người dân trên thế giới đều có thể được hưởng lợi ích do tri thức đem lại. Đảm bảo công bằng xã hội Thế nào là công bằng xã hội? Làm thế nào và làm gì để thực hiện được công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển? Đó là những vấn đề cần được trao đổi để có nhận thức chung trong quan niệm và giải pháp thực hiện. Chênh lệch giàu nghèo là biểu hiện rõ nhất của bất công xã hội, nếu khoảng cách chênh lệch này ngày càng giãn ra trong khi kinh tế đất nước vẫn có tốc độ tăng trưởng khá, song mức độ cải thiện thu nhập của lớp người nghèo không được bao nhiêu, thì đây là một vấn đề rất đáng được báo động. Xin dẫn ra đây một số con số. Theo Báo cáo phát triển con người 2007-2008 của UNDP, ở nước ta, 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 10% giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 20% dân số nghèo nhất chiếm 9% thu nhập và chi tiêu quốc gia, còn 20% dân số giàu nhất chiếm 44,3% thu nhập và chi tiêu quốc gia. Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nhất với 10% dân số nghèo nhất là 6,9 lần. Còn theo chỉ số Gini (chỉ số chênh lêch giàu nghèo) ở Việt Nam là 34,4 lần. Theo số liệu thống kê của nước ta, nếu như năm 1993, thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần số hộ có thu nhập thấp nhất, thì năm 1996, con số này đã là 7,3 lần và năm 2005 đã là khoảng 9 lần. Như vậy khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng rộng ra. Đó là chênh lệch giàu nghèo nói chung. Ở Việt Nam, vấn đề còn quan trọng và gay gắt hơn nhiều chính là chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa nông thôn và thành thị. KTE201_Bai1_v1.0018112206 9
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ Người nghèo ở nước ta hiện nay không chỉ nghèo về kinh tế mà còn nghèo về kiến thức và quá yếu thế trong việc bảo đảm các nhu cầu về y tế. Theo số liệu thống kê năm 2016, thu nhập bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của dân thành thị là 4.551.000 đồng, còn của dân nông thôn là 2.423.000 đồng; riêng vùng Trung du và miền núi phía Bắc là thấp nhất, chỉ có 1.963.000 đồng. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của thành thị là 3.059.000 đồng, còn của nông thôn là 1.735.000 đồng. Cũng có nghĩa là về thu nhập cũng như chi tiêu, thành thị đều gấp gần hai lần so với nông thôn. Nhưng đó cũng chỉ là những con số đã được “bình quân hóa”, trong thực tế, khoảng cách giàu nghèo còn nặng nề và đau xót hơn rất nhiều. Nhiều vùng nông thôn miền núi còn thiếu lương thực, hoặc chỉ có bắp không có gạo, thiếu nước sinh hoạt, thiếu các dịch vụ công cộng tối thiểu. Đáng quan tâm nhất là ở nông thôn, nạn thiếu việc làm đang rất nghiêm trọng, không chỉ trong những tháng nông nhàn, mà ngày càng nghiêm trọng tại những vùng đất đai chuyển sang công nghiệp hoặc dịch vụ, người dân sau khi nhận được một số tiền đền bù ít ỏi đã trở nên trắng tay, không nghề nghiệp, buộc phải di chuyển ra thành thị. Cái nghèo bám theo họ từ nông thôn ra thành thị, làm tăng thêm số người nghèo vốn đã khá đông ở thành thị. Hàng chục vạn phụ nữ nông thôn phải đi kiếm sống ở xứ người mong có tiền gửi về nuôi sống gia đình. Nhưng người nghèo ở nước ta hiện nay không chỉ nghèo về kinh tế mà còn nghèo về kiến thức và quá yếu thế trong việc bảo đảm các nhu cầu về y tế. Nhiều bài viết trên báo chí gần đây đã cho thấy nông dân đang là tầng lớp chịu nhiều bất công vì được hưởng ít nhất thành quả của công cuộc đổi mới. Trong công cuộc phát triển kinh tế với chất lượng cao và bền vững ngày nay, chúng ta chủ trương kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội được coi là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết các mối quan hệ giữa người và người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế nhiều nước trên thế giới cho thấy, thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là một quá trình lâu dài; trong quá trình một nền kinh tế chuyển đổi, chênh lệch giàu nghèo giãn ra trong những năm đầu là không tránh khỏi. Vấn đề là không để cho khoảng cách ngày càng quá xa vì nó có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội. Công bằng xã hội, trong điều kiện ngày nay, được hiểu là mọi người đều được tiếp cận công bằng các cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển; mọi người đều có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin, giáo dục, y tế, việc làm... Do vậy, cần có những chính sách đồng bộ trong việc hình thành cơ cấu kinh tế cũng như trong cơ chế quản lý; bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực kinh tế đến công bằng trong các lĩnh vực chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội; từ khâu sản xuất, kinh doanh cho đến khâu phân phối, không chỉ coi đây là vấn đề thuộc khâu phân phối. Công bằng xã hội trước hết và quan trọng nhất là công bằng trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, mọi công dân được tự do kinh doanh không hạn chế về quy mô trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm (với tinh thần những danh mục cấm ngày càng ít đi). Trong luật pháp và trong thực tế, cần khuyến khích và trợ giúp cho việc phát triển thật nhiều cơ sở kinh doanh, xóa bỏ sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế. Phát triển nhiều KTE201_Bai1_v1.0018112206 10
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là ở nông thôn, là biện pháp chủ yếu để thanh niên nông thôn tiếp cận việc làm và có thu nhập một cách công bằng, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Đây chính là sự thể hiện ở mức cao quyền tự do, dân chủ của mỗi công dân để khai thác mọi tiềm năng kinh tế, dù lớn, nhỏ, phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của toàn dân tộc vào công cuộc chấn hưng kinh tế đất nước. Sẽ là không công bằng nếu chỉ ưu ái doanh nghiệp nhà nước trong việc giao đất, ưu tiên vay vốn, tạo thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực kém hiệu quả, khó tránh khỏi tình trạng làm giàu cho một số cá nhân. Khi đất nước còn kém phát triển, sản lượng quốc gia cũng như thu nhập bình quân đầu người còn quá nhỏ bé như hiện nay, việc khuyến khích làm giàu hợp pháp là con đường đúng đắn nhất để tăng nhanh tiềm lực kinh tế của đất nước, từ đó tạo ra nguồn của cải vật chất để giảm sự chênh lệch giàu nghèo. Ngoài ra, công bằng xã hội còn cần được thể hiện trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế, để mọi người có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục cơ bản cũng như trong việc bảo vệ sức khỏe. Cần phát triển giáo dục, y tế rộng khắp trong cả nước, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa là những nơi đang còn nhiều yếu kém hiện nay để trẻ em nghèo cũng được học tập, người nghèo cũng được chữa bệnh chu đáo. Sự can thiệp của Chính phủ và nền kinh tế thị trường Vai trò của Chính phủ Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Điều quan trọng nhất là với chức năng quản lý, đặc biệt là quản lý kinh tế, Chính phủ phải là người định ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho đất nước, một công việc mà ngay một thị trường hoàn hảo nhất cũng không thể làm nổi. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải xác định được mục tiêu phát triển của đất nước trong thời gian đó, phải cụ thể hóa thành các chỉ tiêu. Trên cơ sở đó mà tính đến việc huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu, và đánh giá hiệu quả đạt được... Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết Dựa trên hệ thống hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, Chính phủ cũng như chính quyền các cấp nghiên cứu xây dựng một hệ thống các quy định, quy chế điều tiết... nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho các hoạt động kinh tế xã hội. Ổn định và cải thiện các hoạt động của nền kinh tế Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ... Chính phủ cố gắng ổn định chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát... phá vỡ sự trì trệ tạo sự năng động trong quá trình phát triển của đất nước. Tác động đến việc phân bổ các nguồn lực Với vai trò quản lý, Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng nhiều cách như: trực tiếp đưa ra những đơn đặt hàng (sản xuất cái gì), điều tiết bằng luật pháp, chính sách như chính sách thuế, chính sách trợ giá... KTE201_Bai1_v1.0018112206 11
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tầm quan trọng và quy mô của nó đòi hỏi Chính phủ phải là người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch đến khâu đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng. Chính phủ là người bảo đảm công bằng xã hội Chính phủ phải là người ban hành các chính sách, chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập; thông thường đó là các chính sách trợ cấp, chính sách thuế, đầu tư cho các công trình phúc lợi công cộng, các chính sách về y tế giáo dục... nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Cũng có cách đề cập đến các chức năng chính của Chính phủ như sau: o Nâng cao hiệu quả kinh tế; o Giảm bớt bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; o Ổn định hóa nền kinh tế; o Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế. Các biện pháp can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường Các công cụ điều tiết Để điều tiết hoạt động của nền kinh tế, Chính phủ có nhiều công cụ: công cụ luật pháp, hành chính, công cụ kinh tế... Trong phần này chúng ta quan tâm đến các công cụ kinh tế. Chi tiêu của Chính phủ: là rất lớn và có vai trò tích cực trong nền kinh tế. Các khoản chi cho hàng hóa và dịch vụ mà lớn nhất là dành cho y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh đã sử dụng trực tiếp các yếu tố sản xuất, góp phần khai thác và phân bổ nguồn lực. Các khoản thanh toán chuyển nhượng như trợ cấp xã hội, lương hưu... đã góp phần phân phối lại thu nhập, dịch chuyển sức mua trong xã hội. Chi tiêu của Chính phủ góp phần kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng, phá vỡ trì trệ, trong dài hạn góp phần làm tăng sản lượng tiềm năng và tăng cung. Thuế: là công cụ tài chính rất quan trọng. Qua thuế có thể điều tiết hoạt động của các hãng, các ngành...; điều tiết nhịp độ tăng trưởng cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế trực thu, thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng... Hình thành được một hệ thống các loại thuế thực sự có tác dụng tốt đối với nền kinh tế là một công việc hết sức phức tạp và còn nhiều vấn đề phải bàn. Trong đó cần chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa thuế khóa, sự công bằng thuế khóa với sự phân bổ nguồn lực và xác định cho rõ ai là người phải chịu thuế. Kiểm soát lượng tiền lưu thông: Qua hệ thống ngân hàng, Chính phủ có thể kiểm soát lãi suất, kiểm soát mức cung tiền, tác động vào lượng tiền gửi tiền vay mà tác động đến đầu tư, sản lượng, công ăn việc làm và lạm phát... Tổ chức và sử dụng hệ thống kinh tế nhà nước: Sự hình thành và tồn tại của hệ thống kinh tế nhà nước là một tất yếu khách quan. Cần hiểu rõ rằng hệ thống kinh tế nhà nước là một công cụ đắc lực để định hướng phát triển nền kinh tế, khắc phục những trục trặc KTE201_Bai1_v1.0018112206 12
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ của thị trường... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quy mô của nó đến đâu? Các hoạt động kinh tế nhà nước cần phải có hiệu quả cao, phải bảo đảm rằng một đồng do khu vực nhà nước chi ra mang lại hiệu quả lợi ích ít nhất cũng bằng lợi ích do một đồng của khu vực tư nhân tạo ra, phải tối đa hóa lợi ích xã hội bằng cách đảm bảo chi phí biên xã hội bằng lợi ích biên xã hội. Phương pháp điều tiết Với các chức năng kinh tế của Chính phủ mà ta đã nghiên cứu ở trên thì việc bàn đến phương pháp điều tiết của Chính phủ là điều không đơn giản. Trước hết, phải hiểu việc điều tiết của Chính phủ là việc Chính phủ can thiệp vào thị trường, điều chỉnh những hoạt động của thị trường nhằm đạt được những mục tiêu và hiệu quả đã đề ra. Trong khi Chính phủ theo đuổi mục tiêu quốc gia thì các hãng lại theo đuổi mục tiêu của hãng mình... do vậy mà khi lựa chọn, các mục tiêu thường trái ngược nhau. Điều đó đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp. Sau nữa, còn phải chú ý đến vấn đề hiệu quả, tức là phải so sánh kết quả đạt được đối với chi phí bỏ ra. Đôi khi do việc xác định mục tiêu cũng như lựa chọn phương pháp tác động sai lầm sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sự phát triển. Vì vậy, sự can thiệp, đặc biệt là phương pháp điều tiết phải hết sức thận trọng. Điều tiết giá cả Thường thì Chính phủ áp dụng cách điều tiết này đối với độc quyền. Nhà độc quyền thường sản xuất một lượng sản phẩm ít hơn lượng mà xã hội mong muốn, và đặt giá cao hơn. Kết quả là xã hội có ít sản phẩm để tiêu dùng, giá cả lại cao. Nghĩa là người tiêu dùng không được tiêu dùng tối ưu. Điều này đòi hỏi phải có sự can thiệp của Chính phủ. P ATC MC A’ P* C PC B’ A PB B D 0 Q* QC QB Q Hình 8.5. Điều tiết của Chính phủ khi có độc quyền Khi can thiệp, Chính phủ phải lựa chọn giữa hiệu quả giá cả, hiệu quả sản xuất và sự công bằng. Chúng ta có thể xem xét vấn đề này qua mô hình sau: Lúc đầu, nhà độc quyền sản xuất tại A, với mức sản lượng là Q* và đặt giá là P*. Tại đây nhà độc quyền đạt lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, nó có thể sẽ vi phạm quan điểm KTE201_Bai1_v1.0018112206 13
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ công bằng xã hội. Để đảm bảo hiệu quả giá cả phải đặt giá tại B, vì ở đó chi phí biên bằng với lợi ích biên (mức giá mà người tiêu dùng phải trả). Nhưng mức giá này làm nhà độc quyền sẽ thua lỗ nặng và bị phá sản. Mức thiệt hại trên một đơn vị sản phẩm là đoạn BB’. Muốn ở lại thị trường, nhà độc quyền phải được nhận một khoản trợ cấp hoặc một khoản bù lỗ bằng đúng khoản thiệt hại đó. Trên mô hình ta dễ nhận thấy mục tiêu điều tiết sẽ đạt được tại C, với mức sản lượng QC và mức giá là PC. Tại đó có P = ATC. Điều tiết sản lượng Do những mâu thuẫn vốn có khi lựa chọn các mục tiêu, nên khi điều tiết người ta thường tìm kiếm một sự thỏa hiệp. Phương pháp thường được dùng là điều chỉnh sản lượng trực tiếp. Chẳng hạn có thể buộc hãng sản xuất phải sản xuất với mức sản lượng tối thiểu nào đó, và để cầu sản phẩm của người tiêu dùng xác định mức giá ứng với mức sản lượng đó Trên mô hình, lượng sản phẩm cần sản xuất là QD. Sự thỏa hiệp này làm cho người tiêu dùng có mức sản lượng cao hơn mức sản lượng mà nhà độc quyền đưa ra và giá thì thấp hơn (QD > QA; và PD < PA). Nhà độc quyền thì có mức lợi nhuận thấp hơn so với mức lợi nhuận ở A. Tuy nhiên phương pháp điều tiết sản lượng là phương pháp dễ được chấp nhận nhất. KTE201_Bai1_v1.0018112206 14
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ TỔNG KẾT BÀI HỌC Thị trường cạnh tranh đã dẫn dắt các cá nhân tối đa hóa lợi ích của bản thân khi đưa ra sự lựa chọn, và sự lựa chọn cá nhân này cũng mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của do thị trường cạnh tranh mang lại, những trục trặc (khuyết tật) của thị trường vẫn xảy ra. Khuyết tật của thị trường xảy ra khi bàn tay vô hình làm cho các quyết định của cá nhân không đưa đến sản lượng mà xã hội mong đợi. Bất cứ khi nào khuyết tật của thị trường tồn tại thì có lý do để Chính phủ can thiệp vào thị trường nhằm cải thiện sản lượng xã hội. Các khuyết tật của thị trường bao gồm: Sức mạnh thị trường (thị trường cạnh tranh không hoàn hảo); Thông tin không hoàn hảo; Các ảnh hưởng của ngoại ứng; Hàng hóa công cộng; Đảm bảo công bằng xã hội. KTE201_Bai1_v1.0018112206 15
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu các lý do dẫn đến sự trục trặc của thị trường. 2. Phân tích các ảnh hưởng ngoại ứng. 3. Nêu vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. 4. Phân tích sự điều tiết hoạt động nền kinh tế của Chính phủ thông qua các công cụ kinh tế. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Thất bại của thị trường là các trường hợp trong đó thị trường tự do không có khả năng đạt được hiệu quả tối ưu Pareto. 2. Nhà độc quyền chiếm đoạt thặng dư tiêu dùng và gây ra sự mất không cho xã hội. 3. Thuật ngữ “kẻ ăn không” giải thích hiện tượng một số cá nhân tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ mà không trả tiền. 4. Dịch vụ chữa chống cháy nổ có thể được cung cấp bởi tư nhân vì mục tiêu lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh. 5. Quá trình sản xuất không tồn tại chi phí ngoại ứng cận biên thì chi phí xã hội cận biên bằng chi phí tư nhân cận biên. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Lựa chọn nào sau đây KHÔNG phải là một trường hợp thất bại của thị trường? A. Sự tồn tại của hàng hóa công cộng. B. Sự tồn tại của độc quyền. C. Sự tồn tại của chi phí ngoại ứng và lợi ích ngoại ứng. D. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung ứng về một loại hàng hóa. 2. Sự thất bại (không đạt hiệu quả tối ưu Pareto) của thị trường do A. ảnh hưởng của ngoại ứng. B. thị trường cạnh tranh hoàn hảo. C. Nhà nước can thiệp. D. thông tin hoàn hảo. 3. Một hàng hóa bao gồm hai đặc tính có khả năng cạnh tranh và có khả năng loại trừ là A. hàng hóa công cộng. B. hàng hóa hỗn hợp. C. hàng hóa tư nhân. D. hàng hóa vốn. KTE201_Bai1_v1.0018112206 16
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ 4. Chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy ví dụ như quốc phòng và an ninh bởi vì A. Chính phủ cung cấp những hàng hóa này với mức chi phí thấp hơn các hãng tư nhân. B. những kẻ ăn không sẽ dẫn đến sản xuất thấp do thị trường tư nhân gây ra. C. hàng hóa công cộng đem lại doanh thu cao cho chính phủ. D. nhiều người không đánh giá cao hàng hóa công cộng. 5. Đồ thị dưới miêu tả đường cầu cho hàng hóa X, đường chi phí cận biên của hãng MC, đường chi phí ngoại ứng biên MEC và đường chi phí xã hội biên MSC. P, MC G MSC MP C C A P2 P1 H B E ME C D 0 Q Q1 Q2 Q3 Đồ thị đã cho minh họa trường hợp nào sau đây? A. Ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả. B. Ngoại ứng tích cực và tính phi hiệu quả. C. Sự can thiệp của chính phủ vào hàng hóa công cộng. D. Sự can thiệp của chính phủ vào hàng hóa tư nhân. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 Hãy nêu các đặc tính vốn có của hàng hóa công cộng, và đưa ra các ví dụ về hàng hóa công cộng thuần tuý và hàng hóa hỗn hợp. Bài tập 2 Hãy sử dụng đồ thị để giải thích ngắn gọn tại sao trong cân bằng cạnh tranh độc quyền của một loại sản phẩm đồng nhất, các hãng trong ngành lại sản xuất quá ít sản lượng? (“quá ít” có nghĩa là gì?). Bài tập 3 Cho bảng số liệu về cầu đào tạo công nghệ thông tin ở một thành phố A và các giá trị về lợi ích tư nhân cận biên, chi phí tư nhân cận biên và lợi ích xã hội cận biên như sau: KTE201_Bai1_v1.0018112206 17
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ MPB MPC MSB Số lượng học viên ($/học viên) ($/học viên) ($/học viên) 1000 2500 1600 2400 1200 2300 1700 2350 1400 2100 1800 2300 1600 1900 1900 2200 1800 1700 2000 2000 2000 1000 2200 1700 a. Nếu thị trường đào tạo công nghệ thông tin là tự do cạnh tranh thì giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? b. Tìm số lượng học viên công nghệ thông tin được đào tạo có hiệu quả ở thành phố này. Bài tập 4 Một hãng cạnh tranh hoàn hảo đã phát minh ra một quy trình mới để sản xuất sản phẩm X. Quá trình mới này làm giảm chi phí bình quân của hãng và hãng có thể kiếm được lợi nhuận thực trong dài hạn. c. Nếu giá thị trường là $40 trên một đơn vị sản phẩm và đường chi phí cận biên của hãng là MC = 10 + 0,05Q, trong đó Q là lượng sản phẩm sản xuất mỗi tuần của hãng. Hãy xác định lượng sản phẩm mà hãng sẽ sản xuất? d. Giả sử chính phủ nghiên cứu và thấy rằng quá trình sản xuất mới của hãng đang gây ra ô nhiễm không khí và ước lượng chi phí xã hội cận biên là MSC = 10 + 0,06Q. Nếu giá thị trường vẫn là $40, thì mức sản xuất tối ưu của hãng là bao nhiêu? Hãy tính mức thuế mà chính phủ cần áp đặt vào hãng để đưa sản xuất về mức sản xuất tối ưu. Bài tập 5 Một thị trường cạnh tranh sản xuất có hàm cầu về sản phẩm là P = 120 – 2Q. Chi phí tư nhân cận biên để sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm là MPC = 4Q + 6. Thị trường này gây ra một mức chi phí hướng ngoại cận biên là MEC = 2Q + 2; (Đơn vị tính chi phí là $). a. Giá cả và sản lượng đem lại hiệu quả tối ưu cho hãng sản xuất này là bao nhiêu? b. Tìm mức giá và sản lượng để đạt hiệu quả tối ưu của xã hội. c. Chính phủ nên áp đặt một mức thuế nào trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra của hãng để đem lại hiệu quả tối ưu cho xã hội? d. Nếu chi phí hướng ngoại cận biên bây giờ là MEC1 = 2Q + 18 thì Chính phủ nên áp đặt mức thuế nào trên mỗi đơn vị sản phẩm mà hãng sản xuất ra để đem lại hiệu quả tối ưu cho xã hội? KTE201_Bai1_v1.0018112206 18
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả là yêu cầu sống còn đối với mọi nền kinh tế mà chuẩn mức chung là hiệu quả Pareto. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là cỗ máy tuyệt vời để đạt tới hiệu quả Pareto. Trong một nền kinh tế, nếu tất cả các thị trường đều là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Thậm chí người ta, từ rất lâu, đã nhận ra rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không tồn tại, hay nói khác đi nó là một thị trường lý thuyết. 2. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Theo hình 8.1 - Sự phi hiệu quả do độc quyền gây ra, người có sức mạnh thị trường, nhà độc quyền, chọn mức sản lượng bán ra là Qm (để đảm bảo có MR = MC), bán với giá độc quyền là PA, và lợi ích của xã hội mất đi một lượng được mô tả là diện tích CBE. Do vậy mà không đạt hiệu quả Pareto nữa. Rõ ràng là khi tăng lượng sản phẩm bán ra từ Q m đến Qpc, xã hội thu thêm được phần lợi ích CBE. 3. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Những người sử dụng các hàng hóa công cộng mà không phải trả tiền là những “người ăn không”. Vấn đề những “người ăn không” đã làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả. Nếu để các tư nhân đảm nhận vai trò cung cấp các hàng hóa công cộng đó thì thật khó cho họ khi muốn thu hồi chi phí bỏ ra. Nói cách khác, vấn đề “người ăn không” làm cho tổng lượng hàng hóa do tư nhân sản xuất và tiêu thụ trên thị trường tự do cạnh tranh luôn nhỏ hơn lượng có hiệu quả về mặt xã hội. 4. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Đối với mặt hàng này, không phải người không có tiền, không trả chi phí thì không được cung cấp dịch vụ chống cháy nổ. Mọi người đều có quyền được hưởng như nhau đối với dịch vụ chống cháy nổ. 5. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Chi phí xã hội cận biên = Chi phí ngoại ứng cận biên + Chi phí tư nhân cận biên. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đáp án đúng là: Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung ứng về một loại hàng hóa. Vì: Các khuyết tật của thị trường bao gồm: Sức mạnh thị trường (thị trường cạnh tranh không hoàn hảo); Thông tin không hoàn hảo; Các ảnh hưởng của ngoại ứng; Hàng hóa công cộng; Đảm bảo công bằng xã hội. 2. Đáp án đúng là: ảnh hưởng của ngoại ứng. Vì: Các khuyết tật của thị trường bao gồm: KTE201_Bai1_v1.0018112206 19
- Bài 8: Sự trục trặc của thị trường và vai trò của Chính phủ Sức mạnh thị trường (thị trường cạnh tranh không hoàn hảo); Thông tin không hoàn hảo; Các ảnh hưởng của ngoại ứng; Hàng hóa công cộng; Đảm bảo công bằng xã hội. 3. Đáp án đúng là: hàng hóa tư nhân. Vì: Hàng hóa tư nhân chính là 2 thuộc tính của hàng hóa công cộng. 4. Đáp án đúng là: những kẻ ăn không sẽ dẫn đến sản xuất thấp do thị trường tư nhân gây ra. Vì: Những người sử dụng các hàng hóa công cộng mà không phải trả tiền là những “người ăn không”. Vấn đề những “người ăn không” đã làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả. Nếu để các tư nhân đảm nhận vai trò cung cấp các hàng hóa công cộng đó thì thật khó cho họ khi muốn thu hồi chi phí bỏ ra. Nói cách khác, vấn đề “người ăn không” làm cho tổng lượng hàng hóa do tư nhân sản xuất và tiêu thụ trên thị trường tự do cạnh tranh luôn nhỏ hơn lượng có hiệu quả về mặt xã hội. Muốn có mức sản lượng đạt hiệu quả về mặt xã hội thì chính phủ phải hành động. Ở đây muốn nói chính phủ phải đưa ra được những chính sách cần thiết để bảo đảm hàng hóa công cộng cho xã hội, không nhất thiết là chính phủ phải trực tiếp sản xuất ra nó. 5. Đáp án đúng là: Ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả. Vì: Chi phí cận biên của hãng là MPC, hãng gây ra mức ngoại ứng là MEC, tổng chi phí xã hội cận biên là MSC = MPC + MEC. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 Hàng hóa công cộng là hàng hóa được cung cấp với giá rẻ cho nhiều người tiêu dùng, nhưng một khi hàng hóa đó được cung cấp cho một số người tiêu dùng thì rất khó khăn cấm những người khác tiêu dùng nó. Mọi người trong xã hội đều tự do hưởng thụ các lợi ích do sản phẩm đó mang lại và sự hưởng thụ này không làm giảm khả năng hưởng thụ của người khác. Hàng hóa công cộng thuần tuý có hai đặc tính: không mang tính cạnh tranh và không mang tính loại trừ. Không phải tất cả các hàng hóa công cộng được cung cấp bởi chính phủ đều là các hàng hóa công cộng thuần tuý. Một số loại hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ có thể vừa là hàng hóa tư nhân vừa là hàng hóa công cộng (được gọi là hàng hóa hỗn hợp). Một số ví dụ về hàng hóa công cộng thuần tuý như: chương trình phòng ngừa các bệnh bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn; sóng phát thanh (radio); chương trình làm đẹp thành phố; trình diễn đốt pháo hoa; chương trình kiểm soát các loại thiên tai (lũ lụt, hạn hán, cháy nổ,…); quốc phòng và an ninh… Một số ví dụ về hàng hóa hỗn hợp như: thu gom rác thải; triển lãm tranh nghệ thuật; các phương tiện thể thao công cộng… Bài tập 2 Các hãng cạnh tranh độc quyền là người đặt ra mức giá sản phẩm. Họ chọn lựa mức sản lượng sao cho tối đa hóa lợi nhuận cho mình và sau đó đặt ra mức giá cao nhất mà người tiêu dùng sẵn lòng trả để mua số lượng hàng hóa đó. Giả sử rằng hãng cạnh tranh độc quyền gặp tình huống mức cầu thặng dư ra có chiều hướng giảm xuống và đường chi phí cận biên theo chiều KTE201_Bai1_v1.0018112206 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 27 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 30 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 20 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 22 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 40 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 15 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 329 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 844 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.3 - TS. Đinh Thiện Đức
24 p | 16 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 16 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 19 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 39 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 17 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn