Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm
lượt xem 16
download
"Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm" được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn nắm được các kiến thức về khái niệm và đặc điểm của nhóm và tinh thần làm việc nhóm; mô hình lãnh đạo nhóm; kỹ năng lãnh đạo nhóm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm BÀI 2 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM Hướng dẫn học Đây là kỹ năng mềm quan trọng của bất kỳ quản trị viên cấp nào. Phát triển kỹ năng lãnh đạo không phải là việc muốn là được ngay mà là quá trình dài. Đó là quá trình phấn đấu và rèn luyện của mỗi cá nhân. Một người lãnh đạo nhóm tốt sẽ nâng cao hoạt động của nhóm lên tầm cao mới. Kết quả của nhóm sẽ là các thành tựu vượt bậc hơn tập hợp cơ học của từng cá nhân riêng lẻ. Đồng thời thông quá đó, các thành viên cũng phát triển tốt nhất khả năng của mình. John Maxwell (tác giả nổi tiếng về lãnh đạo) cho rằng “một cá nhân đơn lẻ có thể tự mình làm nên điều vĩ đại chỉ có trong thần thoại”. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson thì khẳng định “Không có vấn đề gì chúng ta không cùng nhau giải quyết. Nếu có một mình, chúng ta chỉ có thể giải quyết vài vấn đề”. Để học tốt bài này, sinh viên cần chú ý một số các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình “ Kỹ năng quản trị”, PGS. TS Ngô Kim Thanh và TS. Nguyễn Thị Hoài Dung chủ biên, NXB Đại học kinh tế Quốc dân. 2. Giáo trình “ Quản trị doanh nghiệp”, PGS. TS Ngô Kim Thanh chủ biên, NXB Đại học kinh tế Quốc dân. Sinh viên làm viêc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp hoặc qua email. Trang web môn học. Nội dung Bài này gồm các nội dung cụ thể sau: Nhóm và tinh thần làm việc nhóm: Khái niệm và đặc điểm. Nhóm hiệu quả: Xây dựng và đánh giá. Mô hình lãnh đạo nhóm: Theo Hill và John Adair. Kỹ năng lãnh đạo nhóm: Các nội dung cơ bản. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần trả lời được các câu hỏi sau: Nhóm và tinh thần làm việc nhóm là gì? Xây dựng và đánh giá nhóm hiệu quả. Mô hình lãnh đạo nhóm. Phát triển các kỹ năng lãnh đạo nhóm. TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 15
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Tình huống dẫn nhập Trường hợp tại Công ty Moller Việt Nam Moller Việt Nam là đại diện kinh doanh của Orkla Health tại thị trường Việt nam. Sản phẩm Công ty tiếp thị là các thực phẩm dinh dưỡng có uy tín hàng trăm năm từ Bắc Âu. Orkla Health là bộ phận chuyên về dinh dưỡng và y tế của Tập đoàn Orkla – công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất ở khu vực Bắc Âu. Bộ phận kinh doanh của Công ty được chia thành các nhóm hoạt động trên các vùng thị trường khác nhau. Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trưởng nhóm là 1 người trẻ tuổi nhất trong nhóm – chị Hồng. Hồng trẻ tuổi nhiệt tình và có kỹ năng bán hàng tốt. Tuy nhiên Hồng có ít kinh nghiệm tại địa bàn được phân công. Các nhân viên kinh doanh lớn tuổi hơn Hồng và đặc biệt có kinh nghiệm hơn trên địa bàn. Trong thời gian đầu mới thành lập nhóm, Hồng hỗ trợ các nhân viên rất tốt trong việc mở thị trường. Tuy nhiên sau 1 thời gian hoạt động thì nhóm bắt đầu xảy ra 1 số mâu thuẫn. Nhân viên kinh doanh (An) có doanh số tốt (ban đầu được sự hỗ trợ và định hướng của Hồng) cảm thấy tự mãn và muốn bảo vệ thị trường của mình không muốn có người giám sát quản lý. Trong khi đó nhân viên kinh doanh tên Lan thì luôn tìm cách để tự làm và tự quyết định mọi thứ. Do trẻ tuổi nhất nên các nhân viên kinh doanh đôi lúc không tỏ ra tôn trọng trưởng nhóm bằng cách có những câu nói đùa có ý xúc xiểm lúc ngoài giờ làm việc. An thường dùng “tiểu xảo” để qua mặt trưởng nhóm. Ví dụ như thay đổi lịch đi thị trường không báo trước với trưởng nhóm để dẫn đến trường hợp trưởng nhóm đến mà không gặp nhân viên tại thị trường đã hẹn. Những trường hợp này, trưởng nhóm có nhắc nhở nhưng các nhân viên này thường bao biện bằng những lý do “nghe có vẻ” hợp lý. 1. Nếu bạn là Hồng, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Lý giải cách giải quyết của bạn. 2. Những điều gì nên lưu ý trở thành người lãnh đạo nhóm khi tuổi đời trẻ hơn các thành viên khác? 16 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm 2.1. Nhóm trong doanh nghiệp 2.1.1. Nhóm và tinh thần làm việc nhóm Tinh thần làm việc nhóm cũng như nhóm là các khái niệm hình thành từ rất lâu cùng với sự phát triển của loài người. Trong phạm vi một tổ chức, nhóm là đơn vị cơ bản của tổ chức. Khi nói đến khái niệm “nhóm”, thường người ta hay nghĩ đến “làm việc cùng nhau” hay “chung sức” khi mà hai hay nhiều người cùng phối hợp công việc và nhìn về một hướng. Tuy nhiên, điều này không phản ánh hoàn toàn đúng nội hàm của “nhóm” (thuật ngữ trong Tiếng Anh: team). Một số tài liệu có sự phân biệt giữa nhóm và đội. Tuy nhiên, trong bài giảng này chúng tôi không đi vào tìm hiểu sự khác biệt về ngôn ngữ đó. “Nhóm” được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ doanh nghiệp và do đó chúng tôi coi “nhóm” là thuật ngữ tương đương với “team” trong Tiếng Anh. Katzenbach và Smith (1993) định nghĩa nhóm (team) là 1 số nhỏ các cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau, cam kết thực hiện một mục đích, mục tiêu hoạt động chung theo cách họ cùng chịu trách nhiệm. Theo định nghĩa này, có một số điểm cần lưu ý như sau: Yếu tố cơ bản của nhóm là cam kết chung. Không có điều này, nhóm sẽ hoạt động như các cá nhân đơn lẻ. Cam kết chung này đòi hỏi các thành viên trong nhóm có mục đích chung như “niềm tự hào công ty”, “dịch vụ khách hàng tuyệt hảo”, “thoả mãn nhu cầu khách hàng”… Căn cứ trên mục đích chung, nhóm sẽ xác định các mục tiêu hoạt động cụ thể. Ví dụ như “dịch vụ khách hàng tuyệt hảo” sẽ được nhóm xác định thành các mục tiêu hoạt động như tăng tỷ lệ phản hồi tích cực của khách hàng từ 60 lên 80% hay giảm thời gian xử lý đơn hàng bằng 80% mức hiện thời. Quy mô nhóm: Việc xác định quy mô nhóm hợp lý phụ thuộc vào các yếu tố còn lại của nhóm (mục đích chung, sự bổ sung kỹ năng…) và tính chất của nhiệm vụ. Như vậy, không có công thức chung và duy nhất cho con số thành viên trong nhóm. Một số nghiên cứu sau đây cho thấy quy mô nhóm có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp thường tổ chức các nhóm làm việc từ 5 – 10 người. Một số công ty có nhóm quy mô 30 người hoặc hơn nhưng trên thực tế là có trong nhóm đó lại được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Theo Stephen Robbins, nếu nhóm có quy mô nhiều hơn 10 – 12 người việc tương tác mang tính xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đồng thời khi nhóm lớn thì khó duy trì tinh thần đồng đội để đạt kết quả ở mức cao. Do đó, Robbins khuyên rằng nên giữ quy mô nhóm ở mức 12 người và ít hơn. Một nghiên cứu ở châu Âu năm 2004 về mối liên hệ giữa quy mô của nhóm khởi sự kinh doanh và nỗ lực của nhóm cho thấy nhóm 3 người tốt hơn nhóm 5 người. Kết luận có thể rút ra là ít sẽ tốt hơn nhiều (trong xác định quy mô nhóm). Nếu nhóm quá đông thì kết quả chung đạt được không tốt bằng các nhóm nhỏ. Kết quả nghiên cứu về các nhóm thảo luận cho thấy: Quy mô nhóm và sự tham gia của các thành viên: * 3 người - Mọi người đều được nói. * 7 – 10 người - Hầu hết mọi người đều nói. Người ít nói thì nói ít hơn người khác. Có 1 – 2 người không nói gì cả. * 11 – 18 người - Có 5 – 6 người nói rất nhiều, 3 – 4 người thỉnh thoảng nói vài câu. * 19 – 30 người - Có 3 – 4 người lấn át. * Trên 30 người - Có rất ít sự tham gia. TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 17
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Sự bổ sung các kỹ năng: Nhóm cần phát triển sự phối hợp các kỹ năng của các thành viên. Các kỹ năng thường được phân chia thành các nhóm sau: o Kỹ năng chuyên môn hoặc kỹ thuật: Ví dụ như nhóm phát triển sản phẩm mới chỉ bao gồm nhân viên marketing hay kỹ sư sẽ không hoạt động hiệu quả bằng nhóm bao gồm cả hai. o Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Nhóm cần nhận diện vấn đề và cơ hội, đánh giá các phương án và sự đánh đổi, quyết định cách giải quyết. Đa phần các nhóm cần các thành viên có các kỹ năng này ngay từ khi bắt đầu nhóm. Một số thành viên khác có thể phát triển các kỹ năng này thông qua công việc. o Kỹ năng tương tác với người khác: Mục tiêu chung và sự thấu hiểu không thể có trong nhóm nếu không có truyền thông hiệu quả và giải quyết xung đột một cách xây dựng – điều này phụ thuộc nhiều vào kỹ năng tương tác với người khác. Kỹ năng này bao gồm: sự chấp nhận rủi ro, góp ý mang tính xây dựng, khách quan, lắng nghe chủ động, ghi nhận lợi ích và thành tựu của người khác… Tuy nhiên, không nhất thiết các thành viên trong nhóm phải có tất cả các kỹ năng cần thiết trong giai đoạn đầu. Trong nhiều trường hợp, các thành viên được lựa chọn vào nhóm bởi vì tiềm năng của họ và khi làm việc trong nhóm họ sẽ được phát triển và rèn luyện kỹ năng cần thiết. Cam kết của nhóm tới cách tiếp cận chung hiểu theo nghĩa là cách các thành viên làm việc cùng nhau để thực hiện mục đích. Các thành viên trong nhóm phải đồng ý về định hướng, cam kết và ai làm việc gì, kế hoạch như thế nào, kỹ năng nào cần phát triển, cách nhóm ra quyết định và điều chỉnh quyết định… Nói ngắn gọn, đó là sự đồng thuận về các công việc và cách phối hợp kỹ năng cá nhân và trọng tâm vào kết quả của nhóm. Như vậy, cả nhóm (không phải chỉ là một vài thành viên) cùng làm việc với nhau theo cách thống nhất để tạo ra kết quả chung cho cả nhóm. Đây cũng là yếu tố dẫn dắt kết quả nhóm. Trách nhiệm chung: các thành viên trong nhóm có trách nhiệm liên đới với nhau “chung cùng một thuyền”. Khi nhóm chia sử mục đích chung, mục tiêu chung và cách tiếp cận, trách nhiệm chung sẽ được hình thành như một yếu tố tự nhiệm. Trách nhiệm xuất phát từ và tăng cường thời gian, nỗ lực và hành động của nhóm. Khi các thành viên làm việc cùng nhau hướng đến mục đích chung, niềm tin và sự cam kết sẽ là yếu tố theo sau. Theo đó, nhóm sẽ có mục đích và cách tiếp cận chung và các thành viên sẽ có trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với kết quả của nhóm. Trách nhiệm chung sẽ tạo ra phần thưởng của thành tựu chung của nhóm mà các thành viên sẽ chia sẻ với nhau. 2.1.2. Tinh thần đồng đội Tinh thần đồng đội (teamwork spirit) là nỗ lực hợp tác/phối hợp của các cá nhân cùng họat động vì lợi ích chung. Một cá nhân chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi tham gia một nhóm. Nếu làm việc một mình, không bao giờ cộng tác với người khác đồng nghĩa với việc người đó tự tạo ra giới hạn cho mình trong việc phát triển bản thân. 18 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Những rào cản đối với tinh thần đồng đội có thể xuất phát từ phía cá nhân hoặc từ phía tổ chức. Ở góc độ cá nhân, nếu một người không thích làm việc nhóm, có tinh thần đồng đội thấp thì trước hết họ phải tự phát hiện nguyên nhân vấn đề. Sau đó, có biện pháp phù hợp để thay đổi nhận thức và hành vi, tạo dựng thói quen để có tư duy và tinh thần đồng đội. 2.1.3. Một số kiểu nhóm Nhóm giải quyết vấn đề: nhóm thường bao gồm 5 đến 12 thành viên từ cùng một phòng ban. Các thành viên có thể gặp nhau khoảng vài giờ hàng tuần để thảo luận cách nâng cao chất lượng, hiệu quả và cải thiện môi trường làm việc. Nhóm chức năng: là một đội ngũ, có thể cùng làm việc hoặc không, có trách nhiệm báo cáo với một người phụ trách duy nhất để đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Nhóm làm việc tự quản: thường bao gồm 10 đến 15 người chịu trách nhiệm với người quản lý. Nhóm ảo: nhóm sử dụng sự trợ giúp của công nghệ thông tin để làm việc với nhau nhằm hướng đến mục đích chung. 2.1.4. Đánh giá nhóm Theo Stephen Robbins (2005) hiệu quả làm việc của nhóm phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài nhóm.1 Có bốn nhóm yếu tố như sau: Bối cảnh: nguồn lực, lãnh đạo và cấu trúc, môi trường tạo dựng niềm tin, đánh giá kết quả và hệ thống lương thưởng. Yếu tố cấu thành nhóm: năng lực của thành viên, phẩm chất cá nhân, quy mô, phân bổ vai trò, sự đa dạng, sự linh hoạt và mối quan tâm của thành viên đối với tinh thần đồng đội. Thiết kế công việc: tự chủ, đa dạng về kỹ năng, bản chất nhiệm vụ, tầm quan trọng của nhiệm vụ. Quá trình: mục đích chung, mục tiêu, năng lực nhóm, mức độ xung đột, tính ỷ lại tập thể. Theo Katzenbach và Smith (1993), hiệu quả của nhóm phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản của nhóm như trình bày trong phần 1. Đó là việc trả lời các câu hỏi sau đây: Quy mô của nhóm có phù hợp? Các thành viên có các kỹ năng bổ sung cho nhau? Mục đích của nhóm có ý nghĩa thực sự và dễ hiểu? Mục tiêu của nhóm rõ ràng, thực tế và đo lường được? Nhóm có cách tiếp cận công việc rõ ràng và toàn diện? Trách nhiệm liên đới với nhau? Nhóm hoạt động có hiệu quả khi các câu hỏi trên được đáp ứng đầy đủ. 1 Stephin Robbins (2005) Organizational Behaviour, Prentice Hall TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 19
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Nói tóm lại, một nhóm được coi là hiệu quả khi đáp ứng các đặc điểm sau: Sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức cao; Lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt; Từng thành viên mong muốn đóng góp; Môi trường thoải mái cho giao tiếp; Các thành viên phát triển sự tin tưởng lẫn nhau; Nhóm sẵn sàng chấp nhận rủi ro; Nhóm hiểu rõ về mục tiêu và nhiệm vụ. Khi đó thành tích của nhóm sẽ được đo lường bằng tổng của thành tích cá nhân và hiệu ứng tập thể trừ đi tổn thất của quá trình. Thành tích cá nhân (individual performance) là thành tựu mỗi thành viên đạt được dựa trên kiến thức, kỹ năng và trạng thái tâm lý riêng. Hiệu ứng tập thể (asembly effect) là trường hợp xảy ra khi có đồng tâm hiệp lực (synergy) giữa các thành viên trong nhóm. Lúc này 1+1 > 2. Tuy nhiên không phải tự nhiên có đồng tâm hiệp lực trong nhóm. Cần có những điều kiện nhất định để nhóm đạt được hiệp lực tối ưu như niềm tin trong nhóm, tôn trọng, không phòng thủ, bổ sung các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm, cam kết mục tiêu chung, hài hòa lợi ích… Khi nhóm đồng tâm hiệp lực, kiến thức và kỹ năng cá nhân sẽ trở thành kiến thức và kỹ năng chung của toàn nhóm. Tổn thất quá tình (process loss) xảy ra do những yếu tố làm giảm hiệu quả chung của nhóm: hiện tượng “cha chung không ai khóc”, thụ động… 20 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Những bài học từ ngỗng trời 1. Khi một con ngỗng vỗ cánh, nó sẽ ra một "lực nâng" cho các con chim theo sau nó. Bay theo chữ V, cả đàn ngỗng sẽ bay xa hơn 71% so với khi bay từng con một. Bài học: Khi biết chia sẻ chung chí hướng và ý thức cộng đồng, người ta có thể đến nơi họ muốn một cách nhành hơn và dễ dàng hơn. 2. Khi con ngỗng bị rơi ra khỏi đội hình, nó sẽ cảm thấy bị lôi kéo trở lại, ngăn không cho bay một mình. Vì thế, nó sẽ nhanh chóng quay trở lại đội hình để tận dụng lực nâng của con ngỗng phía trước nó. Bài học: Nếu chúng ta có được sự thông minh nhiều như của một con ngỗng, chúng ta sẽ tự biết hoạt động theo đội hình với những người cùng định hướng. Chúng ta sẽ sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của họ và đồng thời giúp đỡ những người khác. 3. Khi con ngỗng đầu đàn bị mệt, nó quay ngược trở vào đội hình và một con ngỗng khác sẽ tiến lên vị trí tiên phong. Bài học: Cần phải thay nhau thực hiện những nhiệm vụ khó khăn và chia sẻ vai trò lãnh đạo. Cũng như loài ngỗng, con người phụ thuộc vào các kỹ năng, khả năng của nhau và phụ thuộc vào một sự sắp xếp năng khiếu, tài năng hay tài nguyên theo cách duy nhất. 4. Loài ngỗng bay theo đội hình thường kêu to để khích lệ những con phía trước duy trì tốc độ. Bài học: Chúng ta cần phải chắc chắn rằng tiếng kêu của chúng ta mang tính khích lệ. Trong nhóm, nếu có sự động viên khuyến khích, năng suất làm việc sẽ được tăng lên rất nhiều. 5. Khi một con ngỗng bị ốm, bị thương, hoặc bị bắn rơi, hai con ngỗng khác sẽ tách ra khỏi đội hình để theo con ngỗng đó và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở với nó cho đến khi nó chết hoặc có thể tiếp tục bay. Sau đó, chúng sẽ nhập vào một nhóm khác hoặc bắt kịp với bạn. Bài học: Hãy luôn sát cánh bên nhau dù trong những giờ phút khó khăn hay khi yên bình suôn sẻ. 2.1.5. Vai trò của nhóm trong doanh nghiệp Mặc dù chúng ta thường hay ngưỡng mộ một cá nhân kiệt xuất nào đó, thực tế là đằng sau một vị tướng tài luôn có những nhân tài khác (Tục ngữ Trung Hoa). John Maxwell (tác giả nổi tiếng về lãnh đạo) cho rằng “một cá nhân đơn lẻ có thể tự mình làm nên điều vĩ đại chỉ có trong thần thoại”. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson thì khẳng định “Không có vấn đề gì chúng ta không cùng nhau giải quyết. Nếu có một mình, chúng ta chỉ có thể giải quyết vài vấn đề”. Tầm quan trọng của nhóm đã được chứng minh không chỉ trong kinh doanh mà còn trong lịch sử loài người. Nhóm đem lại kết quả công việc tốt hơn và sự liên kết cá nhân trong tổ chức. Gene Wilkes trong tác phẩm Jesus on Leadership đã chỉ ra vai trò của nhóm như sau: Nhóm gồm nhiều người do đó luôn dồi dào nguồn nhân lực, ý tưởng và động lực hơn cá nhân đơn lẻ. Có khả năng tối đa hóa tiềm năng lãnh đạo và tối thiểu hóa nhược điểm của từng thành viên. Có nhiều ý tưởng để giải quyết vấn đề/đạt mục tiêu do đó có nhiều giải pháp, cách nhìn vấn đề bao quát và sâu sắc. Chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại qua đó các thành viên trưởng thành hơn. Trách nhiệm với mục tiêu đề ra. TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 21
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Làm được nhiều việc hơn 1 cá nhân. Nhóm tại tổ chức có lẽ là một trong những khái niệm tổ chức quan trọng nhất hiện nay. Xét ở phạm vi doanh nghiệp, nhóm tạo ra động lực và phối hợp tốt hơn, giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt hơn. Tuy rằng ra quyết định theo nhóm chậm và sự phát triển của nhóm đòi hỏi thời gian và huấn luyện nhưng lợi ích của nhóm lớn hơn rất nhiều khó khăn và thách thức của nhóm trong đa số các trường hợp. Tại phạm vi doanh nghiệp, một số ý nghĩa của nhóm có thể liệt kê như sau: Nhóm đem lại kết quả tốt hơn so với làm việc cá nhân khi nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng, sự đánh giá và kinh nghiệm phức tạp. Nhóm là cách tốt hơn để khai thác năng lực cá nhân người lao động. Sự linh hoạt và phản ứng của nhóm rất quan trọng trong bối cảnh môi trường thay đổi. Nhóm được trao quyền sẽ tăng sự thỏa mãn công việc, tinh thần và sự gắn kết người lao động. thúc đẩy sự đa dạng tại nơi làm việc. Nhiều doanh nghiệp tổ chức dựa trên các nhóm (team-centered organization). Nhiều doanh nghiệp khác coi nhóm là cách làm việc hiệu quả và yêu cầu nhân viên phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Ví dụ ở Công ty tư vấn nổi tiếng Thế giới McKinsey, mọi vấn đề ở công ty đều diễn ra theo nhóm, từ những công việc tương tác với khách hàng lẫn những công việc nội bộ. Nhóm nhỏ nhất 2 người, nhóm lớn hơn là 5-6 người. McKinsey tin tưởng nhóm là cách thức tốt nhất để giải quyết các vấn đề của khách hàng. 2.2. Mô hình lãnh đạo nhóm 2.2.1. Mô hình lãnh đạo nhóm của Hill Lãnh đạo nhóm (team leadership) được nghiên cứu từ những năm 1920 – 1930 trong trường phái quan hệ con người với trọng tâm vào nỗ lực hợp tác của người lao động tại nơi làm việc. Từ đó đến nay đã có nhiều bước phát triển trong các lý thuyết về lãnh đạo nhóm. Trong những năm gần đây, lãnh đạo nhóm được nghiên cứu trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển công nghệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Theo đó, người lãnh đạo nhóm có trách nhiệm đặc biệt hoạt động để giúp nhóm đạt được mục tiêu. Hơn nữa, hành vi của người lãnh đạo là giải quyết vấn đề dựa trên nhóm theo đó người lãnh đạo nỗ lực để đạt mục tiêu của nhóm bằng cách phân tích bối cảnh bên trong và bên ngoài rồi lựa chọn và thực hiện hành vi thích hợp để đảm bảo đạt mục tiêu chung của nhóm. Mô hình lãnh đạo nhóm của Hill được phổ biến và áp dụng như chỉ dẫn hữu ích về thiết kế và duy trì nhóm có hiệu quả cũng như giúp người lãnh đạo hiểu được tính phức tạp của nhóm. 22 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm 1. Quyết định lãnh đạo Giám sát (chuẩn đoán, phân tích và dự báo) hoặc hành động Nhiệm vụ hoặc quan hệ Bên trong hoặc bên ngoài Bên ngoài nhóm Bên trong nhóm 2. Nhiệm vụ 3. Quan hệ 4. Môi trường Tập trung vào Huấn luyện Kết nối mạng lưới mục tiêu Phối hợp Đại diện nhóm Cấu trúc để đạt Quản lý xung đột Tạo vùng đệm kết quả Xây dựng cam kết cho nhóm các cú Thúc đẩy quá sốc bên ngoài Thỏa mãn nhu cầu trình quyết định Thương lượng để Mô hình hóa Đào tạo nguyên tắc có hỗ trợ Duy trì tiêu chuẩn Đánh giá Chia sẻ thông tin 5. Đạt mục tiêu của nhóm Kết quả Sự phát triển Hình: Mô hình lãnh đạo nhóm của Hill Để trở thành nhà lãnh đạo nhóm có hiệu quả cần: học để chia sẻ thông tin, phát triển năng lực để tin tưởng người khác, học để từ bỏ quyền hành, biết khi nào nên để nhóm tự chủ lúc nào nên can thiệp. Nhà lãnh đạo nhóm cần quản trị cả bên trong và bên ngoài nhóm, thúc đẩy quá trình làm việc của nhóm. 2.2.2. Mô hình lãnh đạo nhóm của John Adair Lãnh đạo tập trung vào hành động (Action – Centered Leadership – ACL) gắn liền với John Adair. John Adair sinh năm 1934, là chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo và phát triển lãnh đạo. Sự nghiệp quân sự rực rỡ của ông hiện là đề tài nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng như Cambridge, London và Oxford. Ông xây dựng hình mẫu Lãnh đạo tập trung vào hành động trong khi đang tham gia khóa huấn luyện khả năng lãnh đạo tại Học viện quân sự hoàng gia Anh Sandhurts (1963 – 1969) với tư TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 23
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm cách là Ủy viên quản trị tham dự và trưởng khoa lãnh đạo tại Industrial Society (1969 – 1973). Lý thuyết của ông đã mở rộng cho những công trình nghiên cứu của Maslow, Herzberg và Fayol. John Adair đã viết hơn 40 cuốn sách về quản trị và lãnh đạo. Ông tự thành lập nhà xuất bản tại Surrey, Vương quốc Anh. Ông là giáo sư đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về khả năng lãnh đạo tại Đại học Surrey (1979 – 1983). Thực hiện công việc Xây dựng và duy Phát triển trì đội ngũ cá nhân Hình: Mô hình lãnh đạo nhóm của John Adair Hình mẫu này – gồm ba vòng tròn chồng lên nhau – để phân biệt với ba nhóm hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Cả ba vòng tròn phải được kết hợp chặt chẽ với nhau và đòi hỏi sự quan tâm của lãnh đạo để tiến hành công việc hiệu quả và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Hình mẫu của Adair chỉ ra rằng nhà lãnh đạo tập trung vào hành động là để các nhóm thực hiện công việc và tạo dựng mối quan hệ với những người quản lý cộng tác và đội ngũ nhân viên. Theo Adair, Lãnh đạo tập trung vào hành động phải: Hướng dẫn công việc cho mọi người (cơ cấu công việc). Ủng hộ và xem xét các cá nhân thực hiện công việc. Phối hợp và bồi dưỡng đội ngũ làm việc. Trách nhiệm đối với công việc là: Xác định công việc. Lên kế hoạch. Phân bổ công việc và các nguồn hỗ trợ. Kiểm soát chất lượng và tiến độ công việc. Kiểm tra cách thực hiện không theo kế hoạch đã đề ra. Điều chỉnh kế hoạch. Trách nhiệm đối với đội ngũ là: Tuân thủ kỹ thuật. Xây dựng tinh thần đồng đội. 24 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Khuyến khích, động viên, hướng mọi người tới mục tiêu. Bổ nhiệm những người lãnh đạo phụ. Đảm bảo sự truyền đạt rõ ràng trong nhóm. Phát triển nhóm. Trách nhiệm đối với cá nhân là: Quan tâm đến những vấn đề cá nhân. Khen ngợi cá nhân. Thăng chức. Công nhận và tận dụng năng lực cá nhân. Phát triển cá nhân. Tóm lại mô hình lãnh đạo của John Adair cho thấy: Khả năng lãnh đạo gồm ba vòng tròn phụ thuộc lẫn nhau: công việc, đội ngũ và cá nhân. Vai trò của từng yếu tố này có thể thay đổi tùy theo từng tình huống. Khả năng lãnh đạo là một kỹ năng: nó không còn là một khả năng thiên bẩm nữa mà phải học hỏi trên thực tế. Hình mẫu này cùng với các nhân tố về khả năng lãnh đạo thành các kỹ năng quản lý. 2.3. Vai trò của lãnh đạo nhóm Theo Vadim Kotelnikov, vai trò của nhà lãnh đạo nhóm được thể hiện ở chín điểm sau. Thứ nhất, nhà lãnh đạo nhóm đưa ra mục đích. Thứ hai, lãnh đạo nhóm xây dựng nhóm nổi bật, không phải nhóm của các ngôi sao. Thứ ba, đảm bảo kết quả của nhóm được chia sẻ giữa các thành viên. Thứ tư, phát triển tiềm năng của các thành viên ở mức cao nhất. Thứ năm, làm công việc thú vị và thu hút sự tham gia của các thành viên. Thứ sáu, phát triển nhóm tự quản. Thứ bảy, tạo động lực và thúc đẩy các thành viên. Thứ tám, dẫn dắt và khuyến khích truyền thông mang tính xây dựng. Thứ chín, giám sát nhưng không soi xét, “săm soi”. Theo Stephen Robbins và Mary Coulter thì lãnh đạo nhóm có bốn vai trò cơ bản: Kết nối với môi trường bên ngoài: xác định kỳ vọng của các bên hữu quan đối với nhóm, tập hợp thông tin bên ngoài và các nguồn lực cần thiết. Người hòa giải: đóng vai trò hòa giải, giúp đỡ nhóm thảo luận vấn đề và tập hợp nguồn lực cần thiết. Quản trị xung đột: nhận diện nguồn gốc của xung đột, người liên quan và tìm các phương án giải quyết. Huấn luyện: xác định kỳ vọng, đào tạo và đưa ra các hỗ trợ và bát kỳ hành động nào khác để nhóm hoạt động đạt hiệu quả cao. TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 25
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Kết nối với Huấn luyện bên ngoài Lãnh đạo nhóm Người Quản trị hòa giải xung đột Hình: Vai trò của lãnh đạo nhóm 2.3.1. Lãnh đạo theo các giai đoạn phát triển của nhóm Năm 1965, Tuckman đã khám phá ra rằng các tập thể thường trải qua 5 giai đoạn phát triển: Hình thành (Forming), Sóng gió (Storming), Ổn định (Norming), Hoạt động (Performing) và cuối cùng là Chấm dứt hoạt động (Adjourning). Lãnh đạo nhóm cần hiểu các giai đoạn phát triển của nhóm để có những phương thức lãnh đạo và quản lý phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế các giai đoạn có thể không được phân chia rạch ròi mà tiến triển theo khả năng riêng của từng nhóm. Knowledge is Knowledge Hidden Creation Trust Synergizes Forming Perfoming unknow Callaborates Distrust Storming Norming Knowledge Knowledge Hoarding Sharing Hình: Các giai đoạn phát triển của nhóm Hình thành – Forming Ở giai đoạn này, các thành viên của tập thể giới thiệu và làm quen với nhau. Họ có tìm hiểu tại sao mình được lựa chọn hay được bổ sung vào tập thể và họ sẽ làm được những gì trong tập thể đó. Các thành viên tỏ ra thận trọng khi tìm hiểu về ranh giới những hành vi được coi là thích hợp với lối hành xử của tập thể. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ vị thế của cá nhân sang vị thế của thành viên trong nhóm, đồng thời là giai đoạn thử nghiệm đường lối dẫn dắt của nhà lãnh đạo một cách vừa chính thức vừa không chính thức. 26 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Ở giai đoạn này, đối với nhóm mới thành lập có hai vấn đề chủ yếu là xác định được mục đích và tạo sự đồng thuận cao của toàn nhóm về mục đích. Kế đó là xác định những thành viên phù hợp nhất cho mục tiêu và nhiệm vụ. Việc khởi đầu này không dễ vì nếu cuộc tranh cãi về mục đích không đi tới đâu và kết nạp những thành viên không phù hợp thì nhóm có thể tan rã khi mà chưa hoàn thành được nhiệm vụ. Đối với các nhóm có sẵn và bổ nhiệm người lãnh đạo mới hay có sự thay đổi của nhiều thành viên hay sự thay đổi của mục đích thì nhóm cũng nên bàn bạc như là một sự khởi đầu lại. Người lãnh đạo mới cũng phải thẩm định tình hình chung, làm quen với nhóm viên… Sóng gió – Storming Quá trình chuyển tiếp từ “Với tư cách là” (As-Is) sang “Hãy là” (To-Be) được gọi là giai đoạn sóng gió (Storming phase). Tất cả các thành viên đều có những ý tưởng riêng về tiến trình phát triển cũng như cách thức làm việc của tập thể, mà những quan điểm cá nhân thường hơi quá khích. Giai đoạn “Sóng gió” có lẽ là thời kỳ khó khăn và phức tạp nhất của nhóm. Các thành viên thường nhận ra rằng những nhiệm vụ phía trước thực sự khó khăn và khác xa những gì họ hình dung trước đó. Thành viên thường nôn nóng khi không thấy sự tiến triển nào, các cuộc tranh luận và bất đồng quan điểm có thể xảy ra. Họ cố gắng dựa vào những kinh nghiệm cá nhân cũng như chuyên môn, và có thể cự tuyệt hợp tác với hầu hết các thành viên khác trong tập thể. Ổn định - Norming Giai đoạn ổn định bắt đầu khi tập thể có được sự đồng thuận trong quá trình chuyển tiếp sang “Hãy là” (To-Be). Các quy tắc bắt đầu hình thành trong nhóm. Lúc này, mọi người đều mong muốn chia sẻ những vấn đề trọng tâm mà họ mới phát hiện ra. Sự hăng hái và nhiệt tình luôn ở mức độ cao, và nhóm bị cuốn hút vào việc làm sao để vượt ra khỏi những giới hạn ban đầu của tiến trình phát triển. Trong giai đoạn này, các thành viên sẽ biết điều chỉnh hài hoà tính tranh đua, lòng trung thành và tinh thần trách nhiệm. Các thành viên chấp nhận nhóm, các quy tắc căn bản chung, chấp nhận vai trò, vị trí của mình trong nhóm, đồng thời chấp nhận tính cách cá nhân của các thành viên khác. Những mâu thuẫn dựa trên cảm tính giảm bớt do mối quan hệ cạnh tranh trước kia đã chuyển thành mối quan hệ cộng tác. Hành động – Performing Vào lúc này, tập thể đã giải quyết xong các mối quan hệ và dự định của mình. Các thành viên có thể bắt đầu làm việc thông qua việc phân tích, giải quyết vấn đề và thực thi những thay đổi. Cuối cùng, các thành viên sẽ phát hiện và chấp nhận những ưu khuyết điểm của từng người. Ngoài ra, họ còn biết được vai trò của mình là gì. Chấm dứt hoạt động – Adjourning Trong giai đoạn này, lãnh đạo nhóm sẽ tổng kết tóm tắt và chia sẻ với mọi người về tiến trình phát triển của mình. Khi nhóm hoàn thành những công việc cuối cùng, mọi thành viên sẽ có cảm giác vui buồn lẫn lộn, họ vui vì đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhưng cũng buồn vì phải nói lời chia tay. Rất nhiều mối quan hệ hình thành trong tập thể trước đây sẽ còn tiếp diễn khá lâu sau khi nhóm giải tán. TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 27
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm 2.4. Một số kỹ năng cơ bản của lãnh đạo nhóm 2.4.1. Kỹ năng gây ảnh hưởng Lãnh đạo đơn giản là việc gây ảnh hưởng đối với người khác. Theo David G.Javitch, Chủ tịch của Javitch Associates, một công ty tư vấn về tổ chức trụ sở ở Newton (Massachusetts, Mỹ) có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản lý và lãnh đạo, để tạo ra và duy trì ảnh hưởng với nhân viên, các nhà lãnh đạo thường phải thực hiện các công việc dưới đây. Thứ nhất, xây dựng những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được và khả thi. Khi đạt được những mục tiêu này, nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy mình có ảnh hưởng nhất định đối với người khác, được người khác đánh giá cao. Hãy chia những mục tiêu này thành những bước đi nhỏ, cụ thể và dễ thực hiện. Thứ hai, xác định các công cụ, các nguồn lực cần thiết để tạo ra ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài. Đây là những công cụ, nguồn lực hỗ trợ nhà lãnh đạo trong việc thể hiện quyền lực và ảnh hưởng. Đừng vội nói rằng tôi chẳng có thứ gì để thể hiện quyền lực. Lãnh đạo nhóm luôn có một số công cụ để thể hiện quyền lực, nhưng vì khiêm tốn không nhận thức được hay do không quan tâm mà người lãnh đạo có thể không sử dụng chúng. Trong một số trường hợp khác, người lãnh đạo có thể sử dụng các yếu tố của chính mình để tăng cường ảnh hưởng. Đó chính là sự thông minh, óc phán đoán, khả năng sáng tạo, tri thức dồi dào, kiến thức chuyên môn sâu rộng, sự quyết đoán, quan hệ xã hội rộng, tài chính vững mạnh, một quá khứ có nhiều thành công, danh tiếng, địa vị nghề nghiệp, uy tín, khả năng lãnh đạo. Thương số xúc cảm (EQ) cao cũng là một yếu tố để người lãnh đạo có khả năng tạo ảnh hưởng tốt hơn. Trong đó EQ thường được coi là phần chìm của tảng băng tạo nên năng lực lãnh đạo. Sự thông minh được thể hiện ở chỉ số IQ là phần nổi của tảng băng. Hình: Vai trò của IQ và EQ đối với năng lực lãnh đạo 28 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Thực tế, hiếm ai có thể hội tụ đủ tất cả các yếu tố trên, nhưng khi có nhiều nội lực cũng như ngoại lực, nhà lãnh đạo càng có nhiều khả năng tạo ra ảnh hưởng lên người khác. Xác định và sử dụng các kỹ thuật tạo ra ảnh hưởng Có thể vận dụng kỹ thuật dưới đây để tạo ra ảnh hưởng lên người khác một cách hiệu quả: Tạo quan hệ tối với những người xung quanh Điều này có nghĩa là người lãnh đạo phải bày tỏ cảm xúc của mình và tìm hiểu cảm xúc của người khác. Hãy nói với các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế nào về công việc và cường độ làm việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì đang cản trở thành công. Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biết lãnh đạo đánh giá như thế nào về họ, phong cách và hiệu quả làm việc của họ. Khi chia sẻ những thông tin như vậy với mọi người, làm cho họ biết được những giá trị chính là gì và điều này tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở có hiệu quả cao. Xây dựng tinh thần làm việc đồng đội Nhà lãnh đạo cần phải tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó, mọi người cảm thấy là những người cùng hội, cùng thuyền, vì những mục đích chung, từ đó sẽ làm việc trên tinh thần hợp tác, đoàn kết. Khi đứng ra kết hợp nỗ lực của mọi người để cùng giải quyết các vấn đề hay lập ra các chương trình hành động cho tương lai, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn và họ có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức của nhau. Khi công việc trở nên có hiệu quả, nhà lãnh đạo trở thành người có sức thuyết phục, có ảnh hưởng cao, bởi vì chính anh ta đã tạo nên những nhóm làm việc hiệu quả như vậy. Xử sự hợp lý Kỹ thuật này khuyên nhà lãnh đạo phải quản lý các nhân viên bằng cách xử sự theo lý lẽ vững chắc. Khi giải thích các vấn đề, các ý tưởng, các quy trình làm việc, nhà lãnh đạo phải trình bày với các nhân viên một cách rõ ràng, kiên quyết và không nên để lộ cảm xúc. Mặt khác, nhà lãnh đạo phải kích thích họ đặt câu hỏi và bày tỏ mối quan tâm, sau đó giải thích những điều không chắc chắn, những vấn đề phức tạp một cách có logic. Quyết đoán nhưng không ép buộc, thị uy Khi nhà lãnh đạo đặt ra các vấn đề, khẳng định một điều gì đó, hay khi chia sẽ ý tưởng với các nhân viên mà không làm cho họ cảm thấy bị ép buộc, bị hạ thấp, anh ta sẽ được họ khâm phục vì đã biết cách bày tỏ ý nghĩ và cảm xúc của mình cùng sự cân nhắc thích đáng đến cảm xúc của người khác. Trong trường hợp này, các nhân viên cũng sẽ thường xuyên chia sẽ với nhà lãnh đạo những thắc mắc, quan tâm của họ, bởi vì họ tin rằng sếp của họ sẽ tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tích cực. Ép buộc Đây là cách thể hiện ý nghĩ và cảm xúc của nhà lãnh đạo mà không cần quan tâm đến cảm xúc của những người khác. Xin nên nhớ rằng chỉ sử dụng kỹ thuật này trong những tình trạng khẩn cấp, đòi hỏi mọi người phải có phản ứng và hành động nhanh. TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 29
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Là người đáng tin cậy Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi chứng minh được khả năng, kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn ngữ thích hợp, được thể hiện một cách chuẩn xác và đúng thời điểm. Khi nhà lãnh đạo trả lời các thắc mắc, quan tâm của các nhân viên một cách chính xác, thể hiện tài năng của mình một cách khiêm tốn và làm cho các nhân viên cảm thấy tin tưởng khi làm theo những đường lối do mình vạch ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với họ. Tuân thủ văn hoá của tổ chức Hiểu và hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức một cách làm hiệu quả nhất để khiến người khác phải làm những điều mà mình mong muốn. Khi là một tấm gương về cách hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức, tất nhiên lãnh đạo phải được các nhân viên tôn trọng. Tùy trên thực tế theo từng tình huống, kỹ thuật này sẽ có tác dụng hơn kỹ thuật kia và ngược lại. Đôi khi, người lãnh đạo cũng cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật. Việc vận dụng các kỹ thuật một cách khéo léo sẽ chứng tỏ kỹ năng lãnh đạo của mỗi người. Cuối cùng, khi xác định nên sử dụng kỹ thuật nào để tạo ra ảnh hưởng, cần phải cân nhắc các yếu tố sau: phong cách lãnh đạo phù hợp, phong cách và cá tính của các thành viên, những vấn đề đang cần phải giải quyết, bối cảnh cụ thể của vấn đề, địa điểm hay môi trường. 2.4.2. Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là kỹ năng lãnh đạo nhóm căn bản. Trong thảo luận nhóm điều quan trọng không phải là thông tin, giải đáp thắc mắc từ trên xuống mà khơi dậy sự tham gia tích cực và chủ động của nhóm viên. Sự chủ động trong thảo luận và truyền thông nhóm làm cho các thành viên dễ tiếp thu, chủ động trong việc làm rõ vấn đề, góp ý kiến cho quyết định. Thảo luận nhóm cũng đem lại thông tin phản hồi giúp cho người lãnh đạo có những quyết định tốt hơn. Đồng thời, thảo luận nhóm đáp ứng khát vọng của mỗi người được tham gia đóng góp vào công việc chung, đây là một nhu cầu tâm lý xã hội rất quan trọng cần được quan tâm đúng mức. Được tham gia đóng góp, họ chủ động, tích cực hơn trong công việc và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Nói ngắn gọn, tác dụng của thảo luận nhóm không chỉ giúp tiếp thu ý kiến một cách dễ dàng mà còn làm giúp thay đổi thái độ và hành vi của các thành viên. Khi tiến hành thảo luận nhóm, cần ghi nhớ các quy tắc sau đây: Mục tiêu o Được cả nhóm xác định thật rõ ràng và cụ thể. o Không ôm đồm, không lấn cấn giữa nhiều mục tiêu khác nhau. o Là điểm quy tụ (thật đúng) các đối tượng mời. o Được giải quyết sau các buổi thảo luận. (Một vấn đề được làm sáng tỏ, một quyết định đề ra mang tính khả thi tạo được sự quyết tâm thực hiện, một nội dung công tác mà ai cũng hiểu, những kiến thức mới được tiếp thu, một mâu thuẫn được giải quyết…). Bầu không khí thuận lợi 30 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm o Thoải mái, thân tình, cởi mở. o Tránh bầu không khí gượng gạo do hình thức long trọng của hội nghị, những lời lẽ mào đầu văn hóa, bóng bẩy, khách sáo. o Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên. Thành viên hài lòng về kết quả o Vì đã thu nhận được cái gì mới (kiến thức mới, nắm chắc nội dung công tác, đã thay đổi thái độ, nhận thêm tình bạn, tình đồng đội). o Vì đã đóng góp vào mục tiêu chung (về chuyên môn cũng như trong việc xây dựng nhóm). Đúng giờ, không nên kéo dài quá 11/2 – 2 tiếng. Đúng chương trình nghị sự. Người lãnh đạo nhóm phải: o Am hiểu vấn đề trong những nét cơ bản và khái quát nhất. o (Để) Tiếp thu và tổng hợp các ý kiến phát biểu mà không bóp méo. o Biết tâm lý (năng động) nhóm để điều động có khoa học. o Xác tín về tiềm năng nhóm trong việc đạt tới mục tiêu và “nén” mình để khơi dậy tiền năng ấy. o Dân chủ (trong thái độ và cung cách làm việc). Những việc lãnh đạo nhóm phải làm: Chuẩn bị buổi họp: o Chuẩn bị nội dung (xác định nội dung, thu thập dữ kiện, hình dung trước những vấn đề nhóm sẽ nêu lên, cung cấp dữ kiện, tư liệu cho thành viên để họ chuẩn bị, đặt vấn đề riêng với một số hạt nhân tích cực để họ xới lên trong buổi họp…). o Khung cảnh: như trên đã gợi ý, và không nên coi thường việc xếp chỗ ngồi vì điều này ảnh hưởng đến không đạt, đến sự tác động qua lại giữa các thành viên. Không tốt TN A TN(1) B TN(2) D C TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 31
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm TN(1) có thể không thấy A và B NV TN quá cách biệt NV không thấy nhau. TN(2) có thể không nghe A và D, A và B, C và B không thấy và khó nghe nhau ABCD Tốt TN TN TN không thấy NV A,B,C,D Tốt Khởi đầu buổi họp: o Nếu chưa quen nhau: Giới thiệu thành viên và chính mình (sau cùng) hay đề nghị nhóm viên tự giới thiệu. o Tạo bầu không khí bằng một chuyện vui hay vào đề một cách cụ thể sống động từ một vấn đề thiết thân với nhóm viên (không kéo dài quá 2-3 phút, không nói lang bang khách sáo kẻo gây mất kiên nhẫn). o Chính mình phải thật thoải mái, chân tình, thành viên mới thoải mái. o Ân cần, quan tâm đến từng thành viên. o Cùng thành viên xác định mục tiêu, chương trình nghị sự, thời gian dành cho từng phần và toàn bộ cuộc thảo luận (không quá 1 ½ - 2 tiếng). 32 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Trong buổi họp: Biết điều động sự tham gia tích cực và đồng đều bằng: o Thái độ lắng nghe, am hiểu khách quan. o Hỏi nhiều, chờ đợi, không vội trả lời, giải quyết theo nhóm viên. o Mời mọc bằng thái độ khuyến khích và bảo đảm an toàn cho người rụt rè (làm sao cho họ không sợ bị chê cười, bị phản ứng mạnh…). o Khéo léo ngăn chặn bớt những người nói nhiều, có khuynh hướng lấn át người khác (không làm được việc này sẽ gây chán nản và thụ động nơi các nhóm viên khác). o Không cúi xuống viết hoài mà theo dõi quan sát phản ứng của từng người (đối với nhóm viên khác, đối với bầu không khí, với diễn tiến thảo luận). Phải nắm được những cách biểu lộ không bằng lời nói. Ví dụ thinh lặng (đồng tình, tích cực hay dửng dưng, lo ra, chống đối?, cười (hứng thú hay châm biếm?) (“bạn cười, chắc bạn đồng tình, mời bạn phát biểu”). Thụ động, e dè nhưng thật ra muốn phát biểu mà không dám. (“Nãy giờ chưa nghe bạn góp ý, mời bạn”). Tuyệt đối không ép sự tham gia. (Thực tế ai cũng muốn tham gia và chính cách điều động là nhân tố làm tăng hay giảm sự tham gia. Sự thụ động không chỉ do cá tính của nhóm viên). o Biết khai thác nội dung: Khơi mào bằng cách chính mình hay nhờ một nhóm viên nêu vấn đề vừa đủ kích thích sự suy nghĩ, đặt nhiều câu hỏi. Quan tâm với sự thông đạt trong nhóm (vì thực tế hay có chuyện “ông nói gà, bà nói vịt”). Hỏi lại, làm sáng tỏ các phát biểu cho rõ ràng, bảo đảm tất cả đều hiểu một nội dung giống nhau. Thỉnh thoảng lặp lại, tóm lược để làm rõ (mà không bóp méo theo ý mình). Phát hiện những khác biệt, mâu thuẫn trong phát biểu và giúp nhóm viên giải quyết rốt ráo. Nối kết các ý rời rạc thành hệ thống. Tóm lại, kết luận là của toàn nhóm, mang tính hệ thống và một chất lượng mới, xuất phát từ những ý kiến của từng người (từ đường, bột, sữa phải tạo ra một ổ bánh ngon, không óc trâu, không còn đường bột nguyên dạng, rời rạc). o Biết điều động nhóm tới mục tiêu: Giúp nhóm tôn trọng diễn tiến: đặt vấn đề, thu thập dữ kiện, phân tích vấn đề, kết luận. Không kết luận khi chưa phân tích, không phân tích khi chưa nắm hết sữ kiện. Sau từng giai đoạn, chính mình hay nhờ thư ký đúc kết để qua giai đoạn mới. Khéo léo kéo vào chủ đề khi nhóm đi lạc đề. Tôn trọng thời khóa biểu (thời gian dành cho từng phần của cuộc thảo luận). TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210 33
- Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Kết thúc buổi họp: o Nên tóm tắt ý chính và xin sự đồng tình của các nhóm viên. o Nếu có biểu quyết, phải chính xác, nhanh gọn. o Quan sát thật kỹ xem nhóm viên có thật sự đồng tình, hài lòng về buổi họp hay tuân thủ lấy có. o Nếu lấy quyết định, triển khai công tác, kiểm tra xem các thành viên có thật sự nắm vững nhiệm vụ của mình hay không? Nhóm viên phải làm gì? o Chuẩn bị buổi họp bằng cách suy nghĩ, thu thập dữ kiện trước. o Đúng giờ. o Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác. o Có kỷ luật, tự chủ trong phát biểu: không ai ra ngoài đề, phát biểu đúng chỗ, đúng lúc, không nói dài, tập diễn tả rõ ràng, súc tích. o Phản ứng với ý kiến đưa ra, không nhắm vào cá nhân. o Nói hết điều mình nghĩ để tránh tối đa những xì xào ngoài buổi họp. o Khuyến khích người khác nói. Đánh giá buổi họp: Nên có thói quen đánh giá buổi họp sau khi kết thúc, theo các điểm nêu ở phần 1. hay các mẫu khác nhau, tùy nhu cầu. 2.4.3. Giải quyết vấn đề nhóm Toàn nhóm đang gặp khó khăn. Lãnh đạo nhóm muốn mọi người hợp lòng với nhau nhưng xem chừng họ đang có những bất hoà với nhau hoặc bất hòa trong toàn nhóm. Trong trường hợp đó lãnh đạo nhóm cần: Làm thấm nhuần tinh thần đồng đội o Hãy cho các thành viên tự hào về phần việc của họ. o Đưa ra những mục tiêu đặc biệt có tính thử thách sức mạnh toàn nhóm. o Khuyến khích toàn nhóm thông tin rõ cho nhau biết các vấn đề và luôn khen họ (nếu đáng). o Dành thời gian trả lời chi tiết các báo cáo và thông tin của nhóm. Nhận ra các vấn đề Hãy đặt vấn đề xem những rắc rối này nằm ở đâu. Chuyện trò với từng người o Cần giải quyết các vấn đề cá nhân giữa các thành viên với tinh thần xây dựng. o Đừng vội phản ứng với những sự việc cho đến khi bạn nắm rõ nguyên nhân. o Nhóm nào cũng có những khó khăn cần vượt qua. o Cần ngăn chặn kiểu "đổ lỗi" cho người khác - nếu không nó sẽ làm mất tinh thần đồng đội. Lãnh đạo nhóm bằng tính tiên phong: o Liên tục nâng cao tầm nhìn của toàn nhóm. 34 TXQTKD16_Bai2_v1.0014112210
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skill) - Lưu Nhật Huy
100 p | 835 | 224
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - Trịnh Thị Kim Chi
102 p | 1195 | 177
-
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian (Tâm Việt)
120 p | 525 | 136
-
Bài giảng Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc
81 p | 567 | 87
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Kỹ năng quản lý cảm xúc
136 p | 319 | 74
-
Bài giảng Kỹ năng ra quyết định quản trị - TS. Trương Quang Dũng
72 p | 207 | 54
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp - TS. Phạm Trí Hùng
24 p | 197 | 45
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã
64 p | 119 | 41
-
Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - Trần Thị Hằng Ni
24 p | 162 | 37
-
Bài giảng Kỹ năng quan sát - Trì Thị Minh Thúy
32 p | 197 | 35
-
Bài giảng Kỹ năng quản trị: Chuyên đề 1 & 2- ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Anh
23 p | 175 | 19
-
Bài giảng Kỹ năng quản trị: Chuyên đề 4 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Anh
9 p | 175 | 15
-
Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 4: Kỹ năng trao quyền và ủy quyền
30 p | 109 | 15
-
Bài giảng Kỹ năng quản trị: Chuyên đề 3 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Anh
28 p | 102 | 13
-
Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 1: Kiến thức và kỹ năng cơ bản cho hoạt động nhóm
24 p | 64 | 9
-
Bài giảng Kỹ năng nghề nghiệp kỹ sư: Các thông tin định hướng nghề nghiệp - TS. Bùi Hồng Quân
62 p | 9 | 1
-
Bài giảng Kỹ năng nghề nghiệp kỹ sư: Công tác kỹ sư - TS. Bùi Hồng Quân
64 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn