intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IX (tt) - ThS. Trần Đức Thìn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

88
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IX trình bày các giai đoạn thực hiện tội phạm như khái niệm, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IX (tt) - ThS. Trần Đức Thìn

  1. CHƯƠNG IX CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM 1. KHÁI NIỆM  HV PHẠM TỘI GIỐNG NHƯ BẤT KỲ HÀNH VI NÀO KHÁC CỦA CON NGƯỜI, NÓ DIỄN RA THEO MỘT QUÁ TRÌNH NHẤT ĐỊNH. NGƯỜI PHẠM TỘI MONG MUỐN THỰC HIỆN TRỌN VẸN QUÁ TRÌNH ĐÓ. NHƯNG TRÊN THỰC TẾ HỌ BUỘC PHẢI DỪNG LẠI TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NÀO ĐÓ VÌ MỘT NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN NÀO ĐÓ. ĐIỀU NÀY CÓ NGHĨA HỌ MỚI CHỈ THỰC HIỆN TỘI PHẠM Ở MỘT MỨC ĐỘ NHẤT ĐỊNH.  LHS VIỆT NAM PHÂN BIỆT 3 MỨC ĐỘ LÀ: (I) CHUẨN BỊ PHẠM TỘI; (II) PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT; (III) TỘI PHẠM HOÀN THÀNH
  2.  Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý bao gồm: Chuẩn bị phạm tội (CBPT); Phạm tội chưa đạt (PTCĐ) và Tội phạm hoàn thành (TPHT) Những diễn biến về mặt tư tưởng trước khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội không phải là căn cứ để truy cứu TNHS Những hành vi khách quan được thực hiện trên thực tế bắt đầu từ việc chuẩn bị phạm tội mới là căn cứ truy cứu TNHS Nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội buộc phải dừng lại vì những nguyên nhân khách quan thì sự dừng lại này tạo nên một giai đoạn phạm tội: CBPT hoặc PTCĐ
  3. Chỉ các tội phạm thực hiện với lỗi CYTT mới có các giai đoạn thực hiện tội phạm. Các tội với lỗi CYGT, VYQT và VYCT chỉ có trường hợp có tội và không có tội mà không có các giai đoạn. CBPT, PTCĐ và TPHT có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau vì chúng khác nhau về mức độ thực hiện hành vi, mức độ gây nguy hại cho khách thể và khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội... và do đó mức độ TNHS đối với từng giai đoạn được đặt ra cũng khác nhau
  4. 2. Chuẩn bị phạm tội  Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn phạm tội trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó Giai đoạn CBPT bắt đầu từ khi người phạm tội có HV tạo ra những điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho việc thực hiện HV phạm tội đến trước khi người phạm tội thực hiện HV trong MKQ được phản ánh trong CTTP
  5. Thực chất, hành vi tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho việc thực hiện tội phạm chưa trực tiếp tác động vào ĐTTĐ của TP, nhưng chính nó là bộ phận hợp thành của HVKQ nên sự gây thiệt hại cho KT có xảy ra hay không và xảy ra như thế nào cũng phụ thuộc một phần vào hành vi CBPT Trên thực tế hành vi CBPT có thể được thể hiện:  Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội;  Chuẩn bị kế hoạch phạm tội;  Thăm dò địa điểm phạm tội;  Tìm kiếm đồng bọn;  Loại bỏ những trở ngại khách quan
  6.  TNHS đối với người CBPT chỉ đặt ra khi và chỉ khi họ chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bản thân hành vi CBPT lại cấu thành một tội độc lập thì người CBPT còn phải chịu TNHS thêm về tội độc lập ấy. A
  7. 3. Phạm tội chưa đạt 3.1. Khái niệm  PTCĐ là là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.  Dựa vào ba dấu hiệu sau để xác định giai đoạn PTCĐ: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm: Đây là dấu hiệu để phân biệt PTCĐ với CBPT  Coi là bắt đầu thực hiện tội phạm khi người phạm tội đã thực hiện HVKQ được mô tả trong
  8. Cũng coi là bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội nếu can phạm thực hiện hành vi “đi liền trước” hành vi khách quan. Những hành vi “đi liền trước” tuy thể hiện là hành vi CBPT nhưng rất gần với HV trong MKQ và không thể tách rời được nên được coi là hành vi thực hiện tội phạm. Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng, nghĩa là hành vi ấy chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc MKQ của tội phạm. Đó là các trường hợp Chủ thể mới thực hiện hành vi “đi liền trước”
  9.  Chủ thể đã thực hiện HVKQ nhưng HQ của TP chưa phát sinh  Chủ thể đã thực hiện được HVKQ nhưng không thực hiện hết  Hậu quả của tội phạm đã xảy ra nhưng không có QHNQ với HVKQ mà chủ thể thực hiện  Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan không phụ thuộc váo ý thức của người phạm tội. Những nguyên nhân đó là:  Người bị hại đã chống lại được hoặc tránh được  Người khác đã ngăn chặn được  Những trở ngại khác
  10. 3.2. Phân loại các trường hợp PTCĐ 3.2.1. Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với HV mà họ đã thực hiện  PTCĐ chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các HV cho là cần thiết để gây ra hậu quả  PTCĐ đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra HQ nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn nên HQ vẫn không xảy ra
  11. 3.2.2. Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt  PTCĐ vô hiệu là trường hợp PTCĐ mà nguyên nhân khách quan gắn với công cụ, phương tiện, ĐTTĐ của TP. Có 2 trường hợp chưa đạt vô hiệu: Chủ thể định gây thiệt hại cho KT nhưng thực tế không gây thiệt hại được vì không có ĐTTĐ hoặc vì ĐTTĐ không có tính chất mà người phạm tội cho là có Người phạm tội đã sử dụng nhầm công cụ, phương tiện nên không gây ra được HQ
  12. 4. Tội phạm hoàn thành  TPHT là trường hợp HV phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Khi TPHT thì HV phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho XH của loại tội đó Thời điểm TPHT không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích hay chưa TPHT là hoàn thành về mặt pháp lý do vậy, có thể có trường hợp TPHT cũng đồng thời kết thúc, cũng có thể chưa và cũng có thể kết thúc mà chưa hoàn thành
  13. Thời điểm tội phạm hoàn thành sớm hay muộn tuỳ thuộc vào việc xây dựng các dấu hiệu trong CTTP. Những dấu hiệu này phản ánh được tính chất nguy hiểm cho XH của HV, phù hợp với đặc điểm của tội phạm, với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm  Tội phạm có CTTP VC được gọi là hoàn thành khi có HQ xảy ra  Tội phạm có CTTP HT được gọi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện HV phạm tội  Tội phạm có CTTP CX được gọi là hoàn thành khi người phạm tội có những hoạt động nhằm thực hiện HV
  14. 5. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội  Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản 5.1. Các dấu hiệu của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội  Chỉ coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu: Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn CBPT hoặc PTCĐ chưa hoàn thành
  15.  Trong giai đoạn CBPT hoặc PTCĐ chưa hoàn thành người phạm tội chưa thực hiện hết HVKQ nên họ có thể dừng việc thực hiện ở những giai đoạn này  Trong PTCĐ đã hoàn thành người phạm tội đã thực hiện hết HVKQ, nhưng nếu không có nguyên nhân khách quan ngăn trở thì HQ sẽ phát sinh nên không có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội  Nếu tội phạm đã hoàn thành thì HVKQ đã thoả mãn tất cả các dấu của CTTP nên không cũng không có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
  16. Sự chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát  Sự chấm dứt được coi là tự nguyện khi chủ thể dừng việc thực hiện tội phạm là vì lý do mang tính chủ quan, tức là việc dừng lại là phụ thuộc vào ý thức người phạm tội.  Sự chấm dứt được coi là dứt khoát nếu người phạm tội từ bỏ hẳn ý định phạm tội.  Động cơ của việc chấm dứt rất đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc xem xét vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
  17. 5.2. TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội  Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội mà họ định phạm Xét về mặt chủ quan, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội của mình. Xét về khách quan, HVPT đã thật sự ngừng lại; mức độ nguy hiểm không còn. Sự thống nhất như vậy giữa MKQ và MCQ là cơ sở để miễn TNHS  Nếu bản thân HV tự ý chấm dứt lại cấu thành một tội phạm độc lập thì người phạm tội phải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2