intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII - ThS. Trần Đức Thìn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

143
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII trình bày các vấn đề kiến thức liên quan đến chủ thể tội phạm như khái niệm chủ thể tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể đặc biệt của tội phạm, vấn đề nhân thân người phạm tội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII - ThS. Trần Đức Thìn

  1. CHƯƠNG VII: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM 1. KHÁI NIỆM VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM  KHI CÓ MỘT TỘI PHẠM XẢY RA, NGƯỜI CÓ HV NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI, TRÁI PHÁP LUẬT HÌNH SỰ BỊ COI LÀ CHỦ THỂ (CT) CỦA TỘI PHẠM  XUẤT PHÁT TỪ NGUYÊN TẮC CÓ LỖI VÀ NGUYÊN TẮC CÁ NHÂN CHỊU TNHS, CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM TRƯỚC HẾT LÀ CON NGƯỜI CỤ THỂ (1)  PHÁP NHÂN KHÔNG THỂ LÀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM VÌ HV CÓ LỖI LÀ HÀNH VI CỦA MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ. HƠN NỮA, TRONG LHS CÓ MỘT SỐ HÌNH PHẠT KHÔNG THỂ ÁP DỤNG
  2.  Động vật cũng không thể là CT của TP vì HV phạm tội là HV có ý thức và ý chí. Hoạt động của con vật chỉ là những hoạt động mang tính bản năng hoặc là phản xạ có điều kiện.  HV phạm tội là HV có lỗi nên CT của TP phải có đủ điều kiện để xác định là có lỗi. Điều kiện ấy là: Người thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội là người phải có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS).(2)  Người có NLTNHS là người khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội đã nhận thức được ý nghĩa xã hội của HV mà mình thực hiện và điều khiển được HV đó.  Hình phạt được áp dụng nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội, do vậy nếu người có HV nguy hiểm mà không có NLTNHS thì việc áp dụng hình phạt với họ sẽ trở thành vô nghĩa
  3.  Để có được năng lực nhận thức và năng lực điều khiển HV thì con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định. Do vậy độ tuổi là một điều kiện của CT của TP (3)  Do sự non nớt của lứa tuổi nên trẻ em (dưới 14 tuổi) chưa có NLTNHS. Do đó, nếu họ thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự cũng không phải chịu TNHS  Từ (1), (2) và (3) có thể kết luận: CT của TP là người đã thực hiện HV phạm tội trong điều kiện người ấy có NLTNHS và đạt đến một độ tuổi nhất định  Hai điều kiện: NLTNHS và tuổi chịu TNHS được phản ánh là 2 dấu hiệu bắt buộc của yếu tố chủ thể
  4. 2. Năng lực trách nhiệm hình sự 2.1. Khái niệm về NLTNHS  NLTNHS là khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của chủ thể Người có NLTNHS là người khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của HV của mình và có khả năng điều khiển được HV ấy Năng lực nêu trên là năng lực vốn có của con người, nhưng nó sẽ hoàn thiện dần qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Đây là lý do của việc quy định độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS)
  5.  NLTNHS ở một người nào đó, dù là người đã thành niên, có thể bị hạn chế hoặc bị mất hẳn nếu hoạt động của bộ não bị rối loạn do bệnh tật. Trường hợp này được BLHS quy định tại Điều 13.  Theo LHS thì người có NLTNHS là người đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 BLHS  LHS không quy định trực tiếp thế nào là có NLTNHS mà chỉ quy đinh tuổi chịu TNHS và tình trạng không có NLTNHS. Như vậy là đã mặc nhiên thừa nhận người đủ tuổi chịu TNHS là có NLTNHS.  Nếu nghi ngờ NLTNHS của người đủ tuổi chịu TNHS thì cần trưng cầu giám định tâm thần đối với người đó.
  6. 2.2. Tình trạng không có NLTNHS  Người phát triển bình thường về tâm - sinh lý sẽ có NLTNHS khi người ấy đạt độ tuổi nhất định theo quy định của LHS  NLTNHS sẽ không có hoặc mất nếu mắc bệnh liên quan đến hoạt động tâm thần. Đó là tình trạng không có NLTNHS  Người ở trong tình trạng không có NLTNHS là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.  Có 2 dấu hiệu để xác định tình trạng không có NLTNHS, đó là (i): Dấu hiệu y học và (ii): Dấu hiệu tâm lý
  7. 2.2.1. Dấu hiệu y học  Người không có NLTNHS là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Các bệnh có thể mắc phải là:  Bệnh tâm thần: Các bệnh rối loạn hoạt động của não bộ  Bệnh rối loạn bẩm sinh: bệnh đao, thiểu năng trí tuệ ...  Bệnh tâm thần kinh niên: các bệnh dạng tâm thần phân liệt  Bệnh tâm thần nhất thời: động kinh  Các bệnh khác: Các bênh thể chất nhưng gây ra rối loạn về hoạt động của bộ não: viêm màng não, sốt rét ác tính... 2.2.2. Dấu hiệu tâm lý  Người không có NLTNHS là người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
  8.  Xét về mặt tâm lý thì khả năng nhận thức là khả năng của lý trí còn khả năng điều khiển là khả năng của ý chí  Thông thường, nếu một người mất khả năng nhận thức (lý trí) thì cũng mất khả năng điều khiển (ý chí) hành vi và đó là người không có NLTNHS.  Nếu một người có khả năng nhận thức nhưng mất khả năng điều khiển hành vi thì cũng bị coi là người không có NLTNHS  Để coi một người nào đó là người không có NLTNHS thì cả 2 dấu hiệu: y học và tâm lý phải được thoả mãn  Hai dấu hiệu y học và tâm lý có quan hệ nhân quả với nhau, trong đó dấu hiệu y học là nguyên nhân, dấu
  9.  Dấu hiệu y học quyết định dấu hiệu tâm lý nhưng không loại trừ khả năng một người mắc bệnh tâm thần nhưng khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi vẫn tồn tại và như vậy sẽ không loại trừ TNHS đối với người đó  Khả năng nhận thức, khả năng điều khiển phụ thuộc vào loại bệnh, mức độ bệnh tật và tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện.  Khi trưng cầu giám định tâm thần tư pháp cần yêu cầu giám định viên trả lời các vấn đề sau:  Người được đưa ra giám định có mắc bệnh tâm thần hay không? Nếu có thì mức độ bệnh như thế nào?  Tại thời điểm thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội thì người đó có nhận thức được, điều khiển được HV
  10.  LHS cũng thừa nhận trường hợp NLTNHS hạn chế. NLTNHS hạn chế là trường hợp một người vì mắc bệnh mà khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị suy giảm nhưng không mất hẳn Người ở trong trường hợp có NLTNHS hạn chế vẫn là người có lỗi nhưng mức đọ lỗi là hạn chế nên vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình Tình trạng NLTNHS hạn chế được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS
  11. 2.3. Vấn đề NLTNHS của người trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác.  Năng lực nhận thức và năng lực điều khiển HV của con người sẽ bị ảnh hưởng nếu người đó say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác. Những năng lực ấy có thể bị hạn chế hoặc thậm chí bị loại trừ trong tình trạng say.  Điều 14 BLHS99 quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu TNHS”  Theo Điều 14, người say bị coi là người có NLTNHS mặc dù trên thực tế năng lực đó bị hạn chế thậm chí bị loại trừ.
  12.  Tự đặt mình vào tình trạng say nghĩa là tự tước bỏ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển HV của mình cũng có nghĩa là tự đặt mình vào tình trạng NLTNHS hạn chế hoặc bị loại trừ  Người say có lỗi đối với tình trạng say của mình và có lỗi trong HV nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện khi say.  Không có lỗi đối với tình trạng say của mình sẽ được coi là không có NLTNHS nếu tình trạng say làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
  13. 3. Tuổi chịu TNHS  NLTNHS là năng lực tự ý thức và được hình thành, phát triển qua quá trình giáo dục, tự giáo dục. Như vậy, NLTNHS hình thành khi con người đạt đến một độ tuổi nhất định, trừ trường hợp nêu tại Điều 13 BLHS99.  Căn cứ vào tâm lý lứa tuổi, chính sách hình sự của mỗi Quốc gia, BLHS quy định lứa tuổi bắt đầu có NLTNHS và lứa tuổi có NLTNHS đầy đủ. Điều này có thể thay đổi theo thời kỳ.  LHS Việt Nam quy định tuổi bắt đầu chịu TNHS là 14 và tuổi chịu TNHS đầy đủ là 16 (Điều 12 BLHS99).  Người dưới 14 tuổi thực hiện HV nguy hiểm cho xã
  14. 4. Chủ thể đặc biệt của tội phạm  Chủ thể đặc biệt (CTĐB) của TP là chủ thể mà ngoài hai dấu hiệu NLTNHS và tuổi chịu TNHS còn có thêm dấu hiệu đặc biệt khác và chỉ với dấu hiệu đặc biệt ấy chủ thể mới có thể thực hiện được tội phạm nhất định.  Truy cứu TNHS một người không phải bởi họ có đặc điểm đó mà vì có đặc điểm đó họ mới thực hiện được tội phạm nhất định.  Những đặc điểm đặc biệt có thể là:  Những đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn: Trong tội tham ô (Điều 278), tội nhận hối lộ (Điều 279)  Các đặc điểm về giới tính: Tội hiếp dâm (Điều
  15.  Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc: Tội vi phạm các quy định về điều khiển tàu bay (Điều 216)...  Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259), tội không chấp hành án (Điều 304)  Các đặc điểm về độ tuổi: Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115)  Các đặc điểm về quan hệ gia đình, họ hàng: Tội loạn luân (Điều 150)  Những đặc điểm này nếu được CTTP phản ánh thì trở thành dấu hiệu bắt buộc và có ý nghĩa trong định tội.  Coi là đồng phạm với CTĐB nếu người trực tiếp thực hiện tội phạm có đặc điểm đó, với những người đồng phạm khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) điều này không
  16. 5. Vấn đề nhân thân người phạm tội  Con người là một khỏi niệm vừa cú ý nghĩa sinh học vừa cú ý nghĩa xó hội. Nhõn thõn là khỏi niệm chỉ bao hàm những đặc điểm về xó hội, về tõm lý và một số đặc điểm nhõn chủng học cú ý nghĩa về mặt xó hội như tuổi, giới tớnh  Nhõn thõn người phạm tội (NTNPT) là tổng hợp những đặc điểm riờng biệt của người phạm tội cú ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội  Khỏi niệm nhõn thõn người phạm tội và khỏi niệm CT của TP khụng đồng nhất với nhau nhưng cú quan hệ chặt chẽ với nhau.
  17. NLTNHS Chủ thể của Tuổi chịu TNHS tội phạm Người PT Nhân thân người Các đặc điểm TL, XH phạm tội  Nh÷ ®ng Æc ® iÓm thuéc vÒ nh© th© ng­êi ph¹m n n téi cã thÓ lµ: Tuæi, nghÒ nghiÖp, th¸i ® lao ® ä éng, c«ng t¸c, quan hÖ víi mäi ng­êi, tr× ® v¨n ho¸, lèi nh é sèng, ý thøc ph¸p luËt, tiÒn ¸n, tiÒn sù ...
  18.  Nhân thân người phạm tội có ý nghĩa:  Những đặc điểm nhân thân có khi được phản ánh là một tình tiết định tội hoặc định khung  Việc nghiên cứu những đặc điểm về nhân thân cho thấy khả năng cải tạo, giáo dục con người, đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi nên NTNPT có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.  Thông qua NTNPT có khi làm sáng tỏ một số tình tiết của vụ án  Nghiên cứu những đặc điểm về nhân thân trong một số trường hợp có thể giúp công tác điều tra tiến hành nhanh chóng, đúng hướng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2