Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XI - ThS. Trần Đức Thìn
lượt xem 47
download
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XI trình bày về những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi như khái niệm, bắt người phạm pháp, quyền phòng vệ chính đáng và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XI - ThS. Trần Đức Thìn
- CHƯƠNG XI NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI
- 1. Khái niệm chung Trong thực tiễn có những HV của con người xét về mặt hình thức, rất giống với một tội phạm cụ thể nào đó, tuy nhiên trong HV ấy có những tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm cho XH của HV. LHS Việt Nam gọi các tình tiết đó là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV. Như vậy, những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV là những tình tiết tồn tại trong HV và làm cho HV gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các QHXH mất đi tính nguy hiểm vốn có của nó
- Tại Điều 15 và 16 BLHS99 xác định phòng vệ chính đáng (PVCĐ) và tình thế cấp thiết (TTCT) là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV. Cần phân biệt PVCĐ và TTCT với trường hợp miễn TNHS (Điều 25 BLHS99). Trường hợp miễn TNHS là trường hợp con người đã thực hiện HV nguy hiểm cho XH đã cấu thành tội phạm cụ thể nhưng “do sự chuyển biến của tình hình mà HV phạm tội và người phạm tội không còn nguy hiểm cho XH nữa…”
- Người PVCĐ tuy có gây ra thiệt hại nhưng là cần thiết để ngăn chặn những HV xâm hại lợi ích của XH, của bản thân người phòng vệ và của người khác. HV PVCĐ là HV có ích và là quyền tự vệ cần thiết của công dân Người trong TTCT buộc phải gây ra thiệt hại để bảo vệ những lợi ích lớn hơn, quan trọng hơn. TTCT là HV có ích cho XH. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của PVCĐ và TTCT:
- Đảm bảo cho công dân điều kiện để tự bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của mình, của XH; phát huy quyền làm chủ tập thể trong QL Nhà nước, QL xã hội Là căn cứ pháp lý quan trọng để tiến hành các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp luật và kỷ cương XH Nêu cao tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau
- Ngoài các trường hợp PVCĐ và TTCT, nhiều tác giả, LHS của nhiều nước còn coi những HV sau đây là HV hữu ích và không phải là tội phạm: Bắt người phạm pháp; Thi hành mệnh lệnh cấp trên; Thực hiện chức năng nghề nghiệp; Rủi ro trong sản xuất
- 2. Phòng vệ chính đáng 2.1. Khái niệm về PVCĐ PVCĐ là HV của người, vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có HV xâm hại các lợi ích nội trên. PVCĐ không phải là tội phạm. PVCĐ là quyền của công dân nhưng không phải là nghĩa vụ pháp lý. Công dân có thể từ chối sử dụng quyền này với lý do nào đó. Đối với người có chức vụ, có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân thì PVCĐ là nghĩa vụ
- PVCĐ không có nghĩa là công dân có quyền tự xử mà quyền xử lý các hành vi trái pháp luật là quyền của Nhà nước Quy định quyền PVCĐ là nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh với những hành vi xâm hại các QHXH, ngăn chặn hoặc hạn chế những thiệt hại do hành vi xâm hại gây ra. Hành vi phòng vệ chỉ được coi là chính đáng khi người phòng vệ phải hành động chống trả trong những điều kiện nhất định
- 2.2. Điều kiện của PVCĐ Các điều kiện của PVCĐ bao gồm: Điều kiện thuộc về cơ sở phát sinh quyền PVCĐ Điều kiện thụôc về nội dung của PVCĐ Điều kiện thuộc về phạm vi của PVCĐ Nếu trong hành vi phòng vệ của một người có đầy đủ các dấu hiệu phù hợp các điều kiện nêu trên thì hành vi phòng vệ đó được coi là chính đáng và hành vi đó không phải là phạm tội
- 2.2.1. Cơ sở phát sinh quyền PVCĐ Cơ sở làm phát sinh quyền PVCĐ là sự tấn công (xâm hại) đang xảy ra xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân Hành vi xâm hại là hành vi của con người Hành vi xâm hại có thể có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể; HV xâm hại có thể chỉ là một vi phạm pháp luật khác cũng là cơ sở phát sinh quyền PVCĐ, vì:
- (i) Để tránh gây ra thiệt hại cho xã hội; (ii) Trong hoàn cảnh nhất định người phòng vệ khó có thể đánh giá được đó là tội phạm hay không phải là tội phạm Hành vi xâm hại có thể là hành động hoặc không hành động Hành vi tấn công có thể xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Lợi ích được bảo vệ phải là lợi ích chính đáng Lợi ích được bảo vệ có thể là lợi ích của người phòng vệ hoặc của người khác
- Hành vi xâm hại phải đang xảy ra (đang hiện hữu) Hành vi xâm hại coi là đang xảy ra nếu hành vi đó đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc (i) Hành vi xâm hại được coi là đã bắt đầu nếu hành vi ấy bắt đầu gây thiệt hại hoặc đe doạ thực sự trực tiếp gây ra thiệt hại cho các lợi ích nói trên (1) Hành vi phòng vệ được thực hiện trước khi hành vi xâm hại bắt đầu gọi là phòng vệ quá sớm. Người phòng vệ quá sớm sẽ phải chịu TNHS (nếu cấu thành tội phạm cụ thể) vì điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ chưa có
- (2) Nếu người phòng vệ đánh giá sai lầm các tình tiết thực tế thì vấn đề TNHS được giải quyết như những trường hợp sai lầm khác. (ii) Hành vi xâm hại được coi là chưa kết thúc nếu hành vi ấy vẫn đang gây ra thiệt hại hoặc đã chấm dứt việc gây ra thiệt hại này nhưng lại tiếp tục gây ra thiệt hại khác (1) Hành vi phòng vệ được thực hiện sau khi hành vi xâm hại đã kết thúc được coi là phòng vệ quá muộn. Người phòng vệ quá muộn vẫn phải chịu TNHS (nếu cấu thành tội phạm), vì điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ không còn tồn tại
- (2) Nếu hành vi xâm hại đã kết thúc nhưng người phòng vệ nhầm tưởng là chưa kết thúc nên vẫn chống trả và gây ra thiệt hại thì vấn đề TNHS được giải quyết như những trường hợp sai lầm khác (3) Có thể có trường hợp hành vi phòng vệ xảy ra sau khi hành vi xâm hại đã kết thúc vẫn được coi là phòng vệ chính đáng, nếu sự phòng vệ đó đi liền ngay sau khi kết thúc sự tân công và có thể khắc phục được sự thiệt hại do hành vi tấn công gây ra
- 2.2.2. Điều kiện về nội dung của PVCĐ Ì Hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người có hành vi xâm hại (thiệt hại gây ra cho chính người có hành vi xâm hại). y Mục đích của PVCĐ là ngăn chặn và đẩy lùi sự tấn công do đó, hành vi chống trả phải nhằm vào người có hành vi tấn công mới thực hiện được mục đích ấy Người phòng vệ có quyền chống trả và gây ra thiệt hại cho mgười xâm hại ngay cả khi họ có biện pháp khác có thể ngăn chặn được
- Nhằm vào người có HV xâm hại có thể là nhằm vào con người có hành vi đó hoặc nhằm vào công cụ phương tiện mà họ đang sử dụng Nếu người phòng vệ thiệt hại gây ra cho người khác, (không phải người có hành vi tấn công) thì người phòng vệ phải chịu TNHS về thiệt hại đó (nếu cấu thành tội phạm) Nếu kẻ xâm hại là trẻ em hoặc người không có NLTNHS thì việc gây thiệt hại cho họ trong PVCĐ được coi là hợp pháp khi
- 2.2.3. Điều kiện thuộc về phạm vi của PVCĐ Ì Sự chống trả của người phòng vệ là sự chống trả cần thiết. y Sự chống trả là cần thiết nghĩa là biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương pháp, phương tiện, thiệt hại) trong hoàn cảnh cụ thể là cần thiết để ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm hại. y Để khẳng định việc phòng vệ là chính đáng thì không nên chỉ đơn thuần so sánh thiệt hại do người phòng vệ gây ra với thiệt hại do
- PVCĐ không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn một sự xâm hại; Mục đích của phòng vệ chỉ có thể đạt được khi phải gây ra thiệt hại, thậm chí là thiệt hại lớn hơn thiệt hại do người xâm hại có thể gây ra; Nhiều trường hợp trên thực tế không thể so sánh được thiệt hại vì chúng thuộc các loại khác nhau; Không phải vì các lý do trên mà người phòng vệ có thể gây ra bất kỳ hậu quả nào cũng được coi là chính đáng vì thiệt hại gây ra cho người xâm hại thể hiện tính chất, mức độ của sự chống trả nên thiệt hại đó phải ở chừng mực nhất định để có thể đánh giá sự chống trả là cần thiết
- y Cần thiết cũng không có nghĩa là kẻ xâm hại sử dụng phương tiện, phương pháp nào thì người phòng vệ cũng phải sử dụng phương tiện, phương pháp ấy, vì: Không phù hợp với thực tiễn: người phòng vệ không thể lựa chọn phương tiện, phương pháp tương đương; Không phù hợp với mục đích của PVCĐ Tóm lại, trong PVCĐ, biện pháp chống trả phải là biện pháp cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của HV xâm hại trong hoàn cảnh cụ thể
- y Căn cứ để đánh giá sự cần thiết và phù hợp là: Tính chất của QHXH bị đe doạ xâm hại; Mức độ thiệt hại bị đe doạ gây ra; Sức mạnh và sự mãnh liệt của hành vi tấn công; Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp, phương tiện, công cụ mà kẻ xâm hại sử dụng; Sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ trong hoàn cảnh cụ thể ... Như vậy, sự cần thiết chỉ mang tính chất tương đối. Nếu có trường hợp không cần thiết nhưng không rõ ràng thì cũng coi như trường hợp cần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Hình sự
18 p | 687 | 113
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương V - ThS. Trần Đức Thìn
12 p | 310 | 57
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XVI - ThS. Trần Đức Thìn
24 p | 198 | 42
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 1 - ThS. Trần Đức Thìn
30 p | 146 | 31
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương I - ThS. Trần Đức Thìn
15 p | 199 | 30
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XII - ThS. Trần Đức Thìn
22 p | 166 | 29
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 2 - ThS. Trần Đức Thìn
32 p | 158 | 27
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII - ThS. Trần Đức Thìn
37 p | 152 | 26
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 3: Các yếu tố cấu thành tội phạm
20 p | 60 | 24
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương II - ThS. Trần Đức Thìn
16 p | 148 | 23
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 4: Các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
17 p | 45 | 21
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 6: Hình phạt, các biện pháp tư pháp và quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam
19 p | 39 | 17
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII (tt) - ThS. Trần Đức Thìn
30 p | 132 | 17
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XI (tt) - ThS. Trần Đức Thìn
20 p | 165 | 16
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII (tt)
22 p | 109 | 15
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 2: Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
15 p | 45 | 14
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 5: Trách nhiệm hình sự và các trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi
14 p | 41 | 12
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 1: Khái quát chung về Luật Hình sự Việt Nam
16 p | 43 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn