Bài giảng "Lý luận Thể dục thể thao: Bài 5 - Các trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể trong tập luyện TDTT" trình bày các nội dung chính sau đây: hiện tượng cực điểm, hiện tượng choáng trọng lực, hiện tượng chuột rút, hiện tượng hạ đường huyết,... Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Lý luận Thể dục thể thao: Bài 5 - Các trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể trong tập luyện TDTT
- BÀI 5. CÁC TRẠNG THÁI SINH LÝ VÀ
PHẢN ỨNG XẤU CỦA CƠ THỂ TRONG TẬP LUYỆN TDTT
VĐV Vũ Văn Huyện 4HCV liên tiếp 10 môn phối hợp Sea games 23-26
- 1. HIỆN TƯỢNG CỰC ĐIỂM
1.1 Khái niệm:
Là sự tạm thời giảm sút khả năng vận động do rối loạn sự phối
hợp giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng. Cực điểm
thường xuất hiện sau khi hoạt động một vài phút trong quá trình hoạt
động thể lực kéo dài như chạy cự ly trung bình và chạy dài, hiện
tượng cực điểm phụ thuộc vào công suất và thời gian duy trì.
- 1.2. Triệu chứng:
VĐV thấy khó thở, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn và muốn bỏ
cuộc.
1.3 nguyên nhân:
- Do rối loạn điều hòa chức năng tạm thời.
- Do khả năng cung cấp oxy của cơ thể chưa đáp ứng được nhu cầu
của hoạt động.
- 1.4 Khắc phục:
- Chủ yếu bằng sự nỗ lực ý chí của VĐV: kiên chì, quyết
tâm không bỏ cuộc kết hợp với hít thở sâu, điều chỉnh LVĐ:
giảm tần số bước chạy, bước dài ra, hít thở sâu…
- VĐV cố gắng tiếp tục hoạt động thêm một thời gian ngắn
nữa thì cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái dễ chịu (cơ thể thấy nhẹ
nhõm, không thấy mệt). Đây gọi là trạng thái hô hấp lần 2.
- 2. HIỆN TƯỢNG CHOÁNG TRỌNG LỰC
VĐV chạy dài về đích
- 2.1 Khái niệm:
Là loại bệnh cấp tính xảy
ra khi chạy về đích ở cự ly
trung bình và dài. VĐV dừng
lại đột ngột, ngã xuống và
tạm thời mất tri giác.
2.2 Triệu chứng:
VĐV mất tri giác, đột
nhiên ngã xuống sau khi cảm
thấy hoa mắt, chóng mặt,
buồn nôn, ù tai, tay chân
lạnh, tim đập chậm và yếu,
hơi thở chậm.
- 2.3 Nguyên nhân:
Trong khi hoạt động thể lực với cường độ lớn, lượng máu rất lớn
được tuần hoàn vê tim do sự co thắt của cơ bắp. Khi VĐV về đích
dừng lại đột ngột, máu vẫn tập trung ở chi dưới nên hạn chế việc lưu
thông máu về tim và máu lên não dẫn đễn não thiếu máu và thiếu oxy.
- 2.4 Xử lý VĐV choáng trọng lực
- Đưa VĐV vào chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo
- Đặt VĐV nằm, chân cao hơn đầu, giật nhẹ tóc mai, ấn huyệt nhân trung
- Xoa bóp từ chân lên để máu về tim dễ dàng
- nếu VĐV ngừng thở, tim ngừng đập, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp
tim ngoài lồng ngực
- Khi VĐV tỉnh, cho uống nước chè đường nóng hoặt cà phê nóng
- 2.5 Đề phòng
- Khi về đích vđv không được dừng lại đột ngột mà phải tiếp tục vđ
nhẹ nhàng, hít thở sâu để đưa cơ thể hồi phục gần về trạng thái ban
đầu (đặc biệt hệ tuần hoàn máu, hệ hô hấp), sau đó mới nghỉ ngơi.
- nếu VĐV có biểu hiện sắp ngất thì không được xốc nách dìu đi tiếp
mà cho vđv nằm ngửa xuống và thực hiện cấp cứu ngay.
- 3. HIỆN TƯỢNG CHUỘT RÚT
- 3.1 Khái niệm:
Là hiện tượng cơ bị co cứng không tự duỗi ra được. Trong tập
luyện và thi đấu TDTT thường gặp ở các nhóm cơ sau cẳng chân,
nhóm cơ duỗi bàn chân và cơ bụng.
- Cơ kéo dãn – thả lỏng – cơ co do chuột rút
- 3.2 Nguyên nhân:
- Do bị lạnh kích thích, mạch máu co, tính thẩm thấu giữa các bó cơ
với nhau giảm
- Do ứ đọng axit lactic tích tụ nhiều trong cơ
- Trước khi bơi không khởi động kỹ, không tắm tráng, lạnh…
Trước khi bơi không khởi động kỹ, ko tắm tráng, lạnh……
- - Do tập luyện và thi đấu với
cường độ lớn, mồ hôi ra nhiều,
cơ thể bị mất nhiều muối và
nước dẫn đến rối loạn trao đổi
chất trong cơ.
- 3.3. Triệu chứng:
- Cơ bị co cứng không duỗi
ra được, khi sờ vào thấy cứng
và rất đau.
- 3.4. Xử lý:
- Kéo dãn cơ tối đa theo chiều
ngược lại cho đến khi cơ không
thể co lại được nữa
- Xoa bóp (vò, xoa xát, xoa
đẩy) để giảm lượng axit lactic
trong cơ
- Một số biện pháp xử lý chuột rút
- 3.5 đề phòng
- phải khở động kỹ trước
khi tập luyện
- Tắm tráng nước lạnh trước
khi bơi
- 3.5 đề phòng
- Không tập luyện quá sức
- bổ sung muối và nước trong
khẩu phần ăn
- 4. HIỆN TƯỢNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT