intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 4: Ergonomics - Khoa học lao động (Công thái học)

Chia sẻ: Cung Nguyệt Phỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

72
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Môi trường và con người - Chương 4: Ergonomics - Khoa học lao động (Công thái học) có nội dung trình bày các khái niệm về Ergonomics, lĩnh vực chuyên môn của ergonomics, lịch sử phát triển ergonomics, công thái học vật lý - Physical ergonomics, công thái học nhận thức - Cognitive ergonomics,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Môi trường và con người - Chương 4: Ergonomics - Khoa học lao động (Công thái học)

  1. Chương 4 ERGONOMICS KHOA HỌC LAO ĐỘNG (CÔNG THÁI HỌC) Môn học: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Biên soạn: BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY
  2. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Khái niệm về Ergonomics Ergonomics – Công thái học Là môn khoa học nghiên cứu về sức khỏe con người và quan hệ giữa con người với môi trường làm việc để từ đó thiết kế sản phẩm cho người tiêu dùng, tạo dựng môi trường cho người lao động sao cho phù hợp và thoải mái nhất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
  3. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Khái niệm về Ergonomics Ergonomics có liên quan với việc tối ưu hóa các hệ thống kỹ thuật - xã hội, bao gồm cả cấu trúc của tổ chức, chính sách và quy trình (thông tin liên lạc, quản lý tài nguyên, thiết kế công trình, thiết kế thời gian làm việc, làm việc theo nhóm, thiết kế có sự tham gia, làm việc hợp tác, mô hình làm việc mới, tổ chức ảo, làm việc từ xa và quản lý chất lượng).
  4. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Lĩnh vực chuyên môn của ergonomics Ergonomics – Công thái học gồm 3 lĩnh vực nghiên cứu chính: + Công thái học vật lý. + Công thái học nhận thức. + Công thái học tổ chức.
  5. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Công thái học vật lý - Physical ergonomics Quan tâm đến cơ thể con người, dữ liệu nhân trắc học, đặc tính cơ học và sinh lí sinh học có liên quan đến hoạt động thể chất của con người. Nguyên tắc của Công thái học vật lý được sử dụng rộng rãi trong thiết kế sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp.
  6. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Công thái học vật lý - Physical ergonomics Ví dụ tay cầm tuốc nơ vít phải phù hợp với bàn tay nắm, sử dụng chất liệu nhựa dẻo mềm, có tính đàn hồi bảo vệ tay và tăng ma sát giữa da bàn tay với bề mặt nắm.
  7. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Công thái học nhận thức - Cognitive ergonomics Nghiên cứu tâm thần học con người như nhận thức, phản ứng vận động hay các ức chế thần kinh
  8. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Công thái học nhận thức - Cognitive ergonomics Ví dụ như ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế, tác động của màu sắc tới thần kinh con người trong thời gian làm việc lâu dài (đồ dùng văn phòng thường tránh các tông màu sặc sỡ sẽ gây nhức mỏi mắt, đau đầu nếu làm việc lâu, …) hay khoảng cách an toàn cho mắt khi sử dụng máy vi tính, ti vi, ….
  9. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Công thái học tổ chức - Organizational ergonomics Liên quan đến việc tối ưu hóa các hệ thống kỹ thuật xã hội, bao gồm cả cấu trúc tổ chức, chính sách, qui trình: thông tin liên lạc, thiết kế dự án, hệ thống dự án, làm việc tương tác, quản lý, công thái học cộng đồng…
  10. ERGONOMICS Mối quan hệ của Ergonomics: Laø khoa hoïc lieân ngaønh coù lieân quan ñeán nhieàu lónh vöïc Sinh lý lao động Y học lao động Tâm lý lao động Tổ chức lao động Nhân trắc học Mỹ thuật học Cơ sinh học Ergonomics Thiết kế, chế tạo Xã hội học Tin học Kỹ thuật học Kiến trúc, X/dựng An toàn V.V…
  11. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Khái niệm về Ergonomics Nói cách khác, tâm sinh lý con người đi kèm với phương thức sử dụng của một sản phẩm quyết định cách thiết kế và bố trí sản phẩm đó. Sự quyết định đó gọi là Ergonomics.
  12. ERGONOMICS Các khái niệm chung: Nguồn gốc cách gọi của thuật ngữ Ergonomics Thuật ngữ Ergonomics (trong tiếng Hy Lạp “ἔργον – work” có nghĩa là “làm việc” và “νόμος - natural laws” mang nghĩa “qui luật tự nhiên”) bước vào từ điển hiện đại lần đầu tiên khi nhà khoa học Ba Lan Wojciech Jastrzębowski sử dụng trong bài viết “Đề cương về Công Thái Học - The Outline of Ergonomics” của ông. Sau đó, thuật ngữ Ergonomic được biết đến rộng rãi trong từ điển Tiếng Anh nhờ nhà tâm lý học người Anh Hywel Murrell, người đặt nền tảng Công Thái Học Xã Hội - The Ergonomics Society. Ông đã sử dụng nghiên cứu về Ergonomics phục vụ trong và sau Chiến tranh Thế giới II.
  13. ERGONOMICS Lịch sử phát triển ergonomics - Ergonomics thời kỳ sơ khai của loài người: mang tính chất thích nghi cá nhân để phục vụ cuộc sống trèo leo hái lượm. - Ergonomics thời kỳ thế chiến I: Ergonomics quân sự chủ yếu phục vụ cho sự hoàn thiện vũ khí tương đối thô sơ ban đầu. - Ergonomics thời kỳ thế chiến II: Ergonomics quân sự, hoàn thiện và đa dạng hóa vũ khí, công cụ chiến tranh hiện đại.
  14. ERGONOMICS Lịch sử phát triển ergonomics - Ergonomics ở những năm 1960: Ergonomics công nghiệp gắn liền sự phát triển sản xuất nhanh chóng, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Ergonomics ở những năm 1970: Ergonomics hàng tiêu dùng đây chính là giai đoạn các nước tự khẳng định mình bằng các thành tựu khoa học phát triển đất nước, nâng cao mức sống cho nguời dân thông qua các chỉ số hàng hóa hóa bình quân trên đầu người.
  15. ERGONOMICS Lịch sử phát triển ergonomics - Ergonomics ở những năm 1980 (Ergonomics máy vi tính): máy vi tính bắt đầu được sử dụng phục vụ cho khoa học và đời sống. Yếu tố con người đã được tính toán cũng như mô phỏng trong thiết kế và chế tạo máy vi tính. - Ergonomics ở những năm 1990 (Ergonomics tin học): Trong giai đoạn này có bùng nổ công nghệ thông tin, tin học trở thành không thể thiếu trong các ngành kinh tế quốc dân. Ergonomics góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các phương tiện thông tin nhanh chóng chính xác và có hiệu quả kinh tế cao. - Ergonomics ở những năm 2000: Ergonomics vui chơi giải trí. - Ergonomics ở sau những năm 2010: Ergonomics vũ trụ.
  16. ERGONOMICS Nguyên nhân phát triển của ergonomics - Do nền khoa học trên thế giới phát triển không ngừng. - Sự ngăn cách không gian, thời gian giữa người thiết kế và người sử dụng. - Sự tách rời trách nhiệm, giá thành giữa người thiết kế, chế tạo và sử dụng. - Phạm vi vô cùng rộng lớn của đối tượng sử dụng.
  17. ERGONOMICS Nhiệm vụ của Ergonomics - Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa con người với các công cụ và đối tượng lao động. - Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu để giải quyết cách tối ưu mối quan hệ giữa các bộ phận trong một máy, một dây chuyền sản xuất. - Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa con người và các điều kiện lao động. - Nhiệm vụ thứ 4: Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa người với người.
  18. ERGONOMICS I. Một số định nghĩa Định nghĩa 1: Ergonomics là khoa học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người để phủ hợp công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tụê và cả với những hạn chế của con người.
  19. ERGONOMICS I. Một số định nghĩa Định nghĩa 2: Ergonomics là khoa học liên ngành nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường và sinh hoạt phù hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lý, tâm lý của con người để học có thể làm việc có năng suất cao, an toàn, vệ sinh và thoải mái khỏe mạnh.
  20. ERGONOMICS I. Một số định nghĩa Định nghĩa 3: Ergonomics là sự ứng dụng các khoa học sinh học về người kết hợp với các khoa học khác vào người lao động và môi trường của họ, sao cho họ đạt được sự thỏa mãn tối đa, đồng thời tăng năng suất lao động. Ergonomic là hệ thống phân tích, sắp xếp thể hiện những điều kiện kỹ thuật, tổ chức của quá trình lao động nhằm đạt hiệu quả cao mà không gây tai nạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0