intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Thuế - Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Thuế - Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân, cung cấp cho người học những kiến thức như Vai trò của thuế thu nhập cá nhân; Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập cá nhân; Người nộp thuế thu nhập cá nhân; Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân; Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân – Công thức tính thuế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Thuế - Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân

  1. 2/9/2022 Chương 6 Thuế Thu nhập Cá nhân Thuế TNCN Personal Income Tax Individual Income Tax Thuế TNCN là loại thuế thu nhập đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế. Văn bản pháp luật Luật hiện hành - Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Nghị định hiện hành - Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN 04/2007/QH12 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNCN 26/2012/QH13 - Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế - Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số đièu của các Nghị định về thuế 2 1
  2. 2/9/2022 Văn bản pháp luật Thông tư hiện hành - Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN 04/2007/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP - Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT- BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế - Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP - Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP 3 Văn bản pháp luật Thông tư hiện hành (tt) - Thông tư số 96/2016/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế TNCN đối với Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành - Thông tư số 42/2019/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 128/2014/TT-BTC hướng dẫn về giảm thuế TNCN đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết - Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN 4 2
  3. 2/9/2022 Văn bản pháp luật Văn bản hợp nhất - Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân. - Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2015 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 26/05/2015 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi - Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước - Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban 5 Tổng quan NỘI DUNG 01 Khái niệm Đặc điểm Vai trò Nguyên tắc thiết lập Đối tượng nộp thuế Cá nhân cư trú Cá nhân không cư trú Kỳ tính thuế 02 Phương pháp tính thuế Công thức tính thuế 03 Thu nhập chịu thuế Thuế TNCN-cá nhân cư trú Thuế TNCN-cá nhân không cư trú 3
  4. 2/9/2022 Ưu đãi thuế 04 Giảm thuế Kê khai thuế Đăng ký thuế Khấu trừ thuế Kê khai thuế Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Thời hạn nộp thuế Phạt chậm nộp thuế 05 Hoàn thuế Bài tập – Thảo luận 06 1. Khái niệm - Là một loại thuế thu nhập - Đánh vào thu nhập chịu thế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế (thường là một năm hoặc từng lần phát sinh). Khoản tiền mà - Được áp dụng đầu tiên người có thu tại Hà Lan (1797), sau Thuế nhập phải trích đó là Anh (1799). TNCN nộp một phần tiền lương hoặc - Ở VN hiện nay: áp từ các nguồn thu dụng theo biểu thuế từng nhập khác vào phần 7 bậc NSNN 8 4
  5. 2/9/2022 1. Đặc điểm Diện thu thuế rộng Gắn với chính sách XH của mỗi quốc gia => đánh lên tất cả các cá nhân  hầu hết các quốc gia đều gắn có thu nhập chịu thuế, bao chính sách thuế TNCN với gồm: công dân nước sở tại và một số chính sách XH khác người nước ngoài cư trú (phúc lợi công cộng, chăm thường xuyên hay không sóc sức khỏe…). thường xuyên tại nước đó và  loại thuế có độ nhạy cảm hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu Thuế cao vì liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế, liên quan đến hầu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước TNCN hết mọi cá nhân trong XH. Phức tạp Thuế trực thu => người nộp thuế đồng thời => Việc quản lý thuế, thu thuế đòi cũng là người chịu thuế hỏi trình độ, kỹ thuật cao, chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan quản lý Tính chất lũy tiến cao thuế phải nắm được các nguồn thu => Thuế suất lũy tiến từng phần điều tiết nhập của người chịu thuế, tình trạng mạnh người có thu nhập cao, góp phần cư trú của họ ở Việt Nam, vv… thực hiện công bằng xã hội 9 Vai trò của thuế TNCN • Thuế TNCN được tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. • Ở nước ta thuế TNCN tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN, song trong điều kiện phát triển kinh tế và toàn cầu hóa, thu nhập của cá nhân có xu hướng tăng nhanh, nên tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN sẽ có khả năng tăng lên. • Thông qua đánh thuế TNCN, Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao, nhờ đó sang bằng tương đối sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập. • Thuế TNCN chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. • Thuế TNCN được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm và đầu tư theo hướng nâng cao nâng lực hiệu quả xã hội. Để tăng phúc lợi xã hội cần thiết phải điều tiết bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn. • Bên cạnh đó, thông qua chính sách miễn giảm, ưu đãi... thuế TNCN có thể có tác động trực tiếp đến định hướng tiêu dùng và đầu tư theo hướng có lợi, thực hiện mục tiêu điều chỉnh kinh tế của nhà nước. 10 5
  6. 2/9/2022 Vai trò của thuế TNCN • Một số thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB đều có nhược điểm là có tính luỹ thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu nghèo và đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế TNCN theo phương pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này. • Thuế TNCN lũy tiến có tác dụng bù lại sự lũy thóai của các loại thuế tiêu dùng. Vì vậy, thuế TNCN được coi là sắc thuế có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế. • Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế TNDN và thuế TNCN. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế TNCN còn góp phần khắc phục sự thất thu TNDN khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp hòng trốn thuế TNDN thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế TNCN đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế TNCN và thuế TNDN. 11 Vai trò của thuế TNCN trong nền kinh tế thị trường Nguồn: Hội thảo "Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình" 12 6
  7. 2/9/2022 Vai trò của thuế TNCN trong nền kinh tế thị trường Tỷ trọng (%) thuế TNCN trong Tổng thu thuế và Tổng thu NSNN ở Việt Nam, 2006-2019 Source: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Hội thảo Công bố Kết quả Nghiên cứu “Phân tích cấu trúc, xu hướng và gánh nặng thuế tại Việt Nam: Hướng tới một hệ thống thuế công bằng”. 13 Nguyên tắc thiết lập thuế TNCN Thuế TNCN là loại thuế được thu dựa trên thu nhập nhận được từ nhiều nguồn khác nhau (các loại thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật) của cá nhân và cũng là một trong những loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nhà nước ta. Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc: • Lợi ích • Công bằng • Khả năng nộp thuế 14 7
  8. 2/9/2022 Nguyên tắc thiết lập thuế TNCN • Nguyên tắc “lợi ích” vì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về thể chế luật pháp, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự,… đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. • Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” được thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, người có thu nhập thấp thì chưa phải nộp thuế. Đó là lý do mà thuế TNCN không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Chính nhờ việc đánh thuế này mà góp 1 phần nhỏ vào việc làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư. 15 2. Người nộp thuế TNCN (Tax payer) Người nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam (Theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Thuế TNCN được xác định trên cơ sở cư trú (Residency status). 16 8
  9. 2/9/2022 2. Người nộp thuế TNCN Người nộp thuế (Tax payer) Cá nhân cư trú Cá nhân không cư trú (Resident) (Non-resident) Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế Thu nhập phát sinh trên Thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam lãnh thổ Việt Nam Thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam 17 2. Người nộp thuế TNCN Ví dụ: 1. Anh Nam là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Trong năm 2020 anh A phát sinh thu nhập từ tiền lương tại Việt Nam là 50 triệu VND và tại Mỹ là 50 triệu VND. => Thu nhập chịu thuế của anh Nam trong năm 2020 là thu nhập phát sinh tại cả Việt Nam và Mỹ, tổng thu nhập chịu thuế là 100 triệu VND. 2. Anh Henry là người Mỹ, đến Việt Nam công tác và không phải là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm 2020. Trong năm 2020 anh B phát sinh thu nhập từ tiền lương tại Việt Nam là 50 triệu VND và tại Mỹ là 50 triệu VND. => Thu nhập chịu thuế của anh B năm 2020 là thu nhập từ tiền lương phát sinh tại Việt Nam 50 triệu VND, thu nhập từ tiền lương phát sinh tại Mỹ không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN tại Việt Nam. 18 9
  10. 2/9/2022 2. Người nộp thuế TNCN  “Cá nhân cư trú” là người đáp ứng một trong hai điều kiện sau: - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 1 trong 2 tình huống - Có nơi ở thường xuyên theo quy định của Pháp luật về cư trú. Công dân VN: có đăng ký thường trú & công dân nước ngoài: nơi ở ghi trong Thẻ thường trú/Thẻ tạm trú - Có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn của hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.  “Cá nhân không cư trú” là người không đáp ứng những điều kiện trên 19 2. Người nộp thuế TNCN Cá nhân cư trú (Resident) Thời gian có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam 183 ngày trở lên trong 183 ngày trở lên trong Nơi ở thường xuyên theo quy Có nhà thuê tại Việt Nam cùng một năm dương 12 tháng liên tục kể từ định của pháp luật về cư trú trên 183 ngày lịch ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam Đối với công dân nước Đối với công dân Việt ngoài: nơi ghi trong thẻ Nam: nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú thường trú, tạm trú... do CA cấp 20 10
  11. 2/9/2022 2. Người nộp thuế TNCN Lưu ý: 1. Các cá nhân không thoả mãn 2 điều kiện trên (về cá nhân cư trú), nhưng lại không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước khác, thì được coi là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Các bằng chứng để chứng minh cá nhân cư trú của nước khác, ví dụ: • Giấy chứng nhân cư trú (Original Tax resident Certificate) • Hộ chiếu chứng minh thời gian cư trú (Passport) 2. Ngày đến và ngày dời Việt Nam được tính là 1 ngày • Ngày đến VN 01/05/2020, ngày rời VN 10/05/2020 => 9 ngày có mặt tại VN • Ngày đến VN 01/05/2020, ngày rời VN 02/05/2020 => 1 ngày có mặt tại VN • Ngày đến VN 01/05/2020, ngày rời VN 01/05/2020 => 1 ngày có mặt tại VN 21 3. Kỳ tính thuế TNCN (Tax period) 1. Đối với cá nhân cư trú a. Kỳ tính thuế theo năm (yearly tax declaration): áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. - Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch (1/1- 31/12). - Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch. 22 11
  12. 2/9/2022 3. Kỳ tính thuế TNCN 1. Đối với cá nhân cư trú b. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập (one-off declaration): với cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân. - Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng. 23 3. Kỳ tính thuế TNCN 1. Đối với cá nhân cư trú c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế 24 12
  13. 2/9/2022 3. Kỳ tính thuế TNCN 2. Đối với cá nhân không cư trú - Kỳ tính thuế tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. - Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh. 25 3. Kỳ tính thuế TNCN Bài tập xác định kỳ tính thuế và tình trạng cư trú Ông Tomaz, người Hong Kong, đến Việt Nam làm việt từ ngày 21/04/2014 và rời Việt Nam vào ngày kết thúc hợp đồng làm việc, 31/10/2015. Năm 2014 và 2015, ông Tomaz ở Việt Nam trong những khoảng thời gian sau: - Từ ngày 21/04/2014 đến ngày 31/12/2014 – 130 ngày - Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 20/04/2015 – 64 ngày - Từ ngày 21/04/2015 đến 31/10/2015 – 110 ngày Hãy xác định kỳ tính thuế và tình trạng cư trú của ông Tomaz trong năm 2014 và 2015. 26 13
  14. 2/9/2022 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Công thức tính thuế 27 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Công thức tính thuế 28 14
  15. 2/9/2022 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Công thức tính thuế Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế (TNCT) của người nộp thuế (TT111/2013/TT-BTC, TT119/2014/TT-BTC, TT92/2015/TT-BTC): - Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập; Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với VN về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại VN thì nghĩa vụ thuế TNCN được tính từ tháng đến VN trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại VN đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời VN (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia. - Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập 29 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Công thức tính thuế Quy đổi thu nhập chịu thuế ra VND – Điều 13, TT 92/2015/TT-BTC 1. Doanh thu, Thu nhập chịu thuế TNCN được tính bằng Đồng Việt Nam. Doanh thu, TNCT nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra VND theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập. Trường hợp người nộp thuế không mở tài khoản giao dịch tại VN thì phải quy đổi ngoại tệ ra VND theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập. 2. TNCT nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra VND theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập. 30 15
  16. 2/9/2022 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (theo Luật thuế TNCN và NĐ 65/2013/NĐ-CP) 1. Thu nhập từ kinh doanh 6. Thu nhập trúng thưởng 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công 7. Thu nhập từ bản quyền 3. Thu nhập từ đầu tư vốn 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 9. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 10. Thu nhập từ nhận quà tặng 31 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (theo Luật thuế TNCN và NĐ 65/2013/NĐ-CP) 1. Thu nhập từ kinh doanh: là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau: a) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. c) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế. 32 16
  17. 2/9/2022 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 1. Thu nhập từ kinh doanh (tt): - Thu nhập từ kinh doanh không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. - Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập cá nhân của mỗi người được xác định: • Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; • Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; • Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân. 33 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 1. Thu nhập từ kinh doanh (tt) - Cách xác định thu nhập từ kinh doanh trong các trường hợp cụ thể: - Đối với cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. - Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh Doanh thu tính thuế là DT bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế TNCN) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 34 17
  18. 2/9/2022 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 1. Thu nhập từ kinh doanh (tt) - Cách xác định thu nhập từ kinh doanh trong các trường hợp cụ thể: - Đối với cá nhân cho thuê tài sản Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê. - Đối với CN trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được từ công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp (sau đây gọi là tiền hoa hồng). 35 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 1. Thu nhập từ kinh doanh (tt) - Cách xác định thu nhập từ kinh doanh trong các trường hợp cụ thể: Ví dụ 1: Ông A có căn hộ cho thuê theo hợp đồng bên thuê phải trả 20.000.000 đồng/tháng, thanh toán 3 tháng/lần. Xác định thu nhập từ kinh doanh của ông A? Thu nhập từ kinh doanh của ông A = 20.000.000 × 3 = 60.000.000 đồng. Ví dụ 2: Chị B kinh doanh vải tại chợ Đồng Xuân. Doanh thu của cửa hàng chị B hàng tháng là 30.000.000 đồng. Chị B thuộc nhóm nộp thuế theo phương pháp khoán. Xác định thu nhập từ kinh doanh của chị B? Thu nhập từ kinh doanh của chị B là = 30.000.000 đồng 36 18
  19. 2/9/2022 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công: là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của PL về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề, công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi...; Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ XH theo quy định của PL; ... 37 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công (tt): c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức: tiền hoa hồng; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu KHKT; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của PL,... d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức (xác định được cụ thể đối tượng được hưởng): Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) (Khoản tiền thuê nhà do đơn vị chi trả hộ: tính vào TNCN theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập cá nhân (chưa bao gồm tiền thuê nhà);... 38 19
  20. 2/9/2022 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công (tt): đ) (tt) Khoản tiền phí mua BH nhân thọ, BH không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do NSDLĐ mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm BH có tích lũy về phí BH; Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu (chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ); Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục, ăn trưa... cao hơn mức quy định của NN. e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được NN phong tặng, kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế; tiền thưởng về cái tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan NN có thẩm quyền công nhận; tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan NN có thẩm quyền. => Thời điểm xác định TNCT đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế 39 3. Phương pháp tính thuế TNCN – Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế (tt) 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công: ví dụ Ông Nguyễn Văn A kê khai trong tháng 9 có các khoản thu nhập sau: - Tiền lương theo hệ số: 3,56 - Phụ cấp chức vụ: 0,4 - Phụ cấp thu hút là: 0,15 - Tiền thưởng tháng: 1.000.000 đồng - Tiền lễ 2/9: 5.000.000 đồng Biết lương tối thiểu là 1.210.000 đồng. Xác định thu nhập chịu thuế? 40 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2