Bài giảng Một số thông tin về dự án Luật Người cao tuổi - Nguyễn Chí Dũng, Lương Phan Cừ
lượt xem 5
download
Mời các bạn tham khảo bài giảng Một số thông tin về dự án Luật Người cao tuổi sau đây để nắm bắt những nội dung về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi; số lượng người cao tuổi; đời sống của người cao tuổi; quan điểm chỉ đạo xây dựng luật; bố cục dự thảo luật; vị trí của hội người cao tuổi trong hệ thống chính trị; hệ thống tổ chức của hội người cao tuổi; về đối tượng người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; việc giảm giá dịch vụ cho người cao tuổi; quá trình xây dựng dự án luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Một số thông tin về dự án Luật Người cao tuổi - Nguyễn Chí Dũng, Lương Phan Cừ
- Một số thông tin về dự án Luật người cao tuổi Người biên tập: Nguyễn Chí Dũng và Lương Phan Cừ
- Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi • 1.Quan điểm của Bác Hồ về người cao tuổi: • “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu, nước bị suy sup do phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong phụ lão đều gánh vác trách nhiệm nặng nề… Nước nhà lo, các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui các cụ cùng được vui.” • “ Truyền thống Điện diên hồng là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì cấc cụ không quản tuổi cao sức yếu, luôn hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ…” • Bác Hồ đã chống quan niệm cổ xưa” lão lai tài tận, lão gia an chi “ và trong bài “ sức khỏe và thể dục” Bác viết “ Việc gì cũng cần sức khỏe mới làm thành công…vì vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận cuatr mọi người dân yeu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ nên làm và ai cũng nên làm”
- • 2. Những chủ trương của Đảng: • - Sau khi Hội người cao tuổi được thành lập(10/5/1995), BBT đã có CT 59/CT-TƯ “ về chăm sóc người cao tuổi, quy định: ” Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội…Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi. Trước hết cần chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh, nhanh chóng xóa bỏ tình trạng người già lang thang trên đường phố, ngõ xóm. Đề nghị CP hỗ trợ Hội người cao tuổi Việt nam về kinh phí vả điều kiện hoạt động” • - Báo cáo Đại hội Đảng IX ghi: “ Đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; Đáp ứng nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã hội;nêu gương tốt, giáo dục lý tưởng và truyền thống cách manghj cho thanh niên, thiếu niên…” • - Thông báo số 12- TB/TƯ ngày 13/6/2001 quy định: Hội có Ban dại diện ở cấp tỉnh và cấp huyện; Cấp Tình từ 2-3 người; cấp Huyện 1-2 người chuyên trách đồng thời khẳng định: Nhà nước tiếp tục trợ cấp kinh phí hoạt động cho Hội. Các cơ quan có chức năng của nhà nước tạo thuận lợi, bảo đảm cấp kinh phí kịp thời cho Hội” • - Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi: “ Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhơ nguồn đối với lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già ôố đơn, không nơi nương tựa…”
- • 3. Pháp luật và chính sách của Nhà nước: • Hiến pháp 46: “ Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc gì thì được giúp đỡ” • Hiến pháp 59: “ Giúp đỡ người già, người đau yếu và người tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe và cứu trợ xã hội…” • Hiếp pháp 92: “ Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha me…. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ” • Luật Hôn nhân và gia đình : “ Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dương cha me, đặc biệt khi ốm đau, già yếu, tàn tật…. Cháu có bỏn phận chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội ngoại” • Luật Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân đã dành một chương riêng quy định về Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong đó có ghi: “ Người cao tuổi được ưu tiên khám bệnhu, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình” • Bộ luật lao động : “ Người sử dụng lao động có trách nhiemj quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm … ảnh hưởng tới sức khỏe” • Bộ luật hình sự: “ Tội ngược đãi, hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,…người có công nuôi dưỡng mình” và tội “ từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” Và có một số tình tiết giảm nhẹ khi “ người phạm tội là người cao tuổi”
- Số lượng người cao tuổi • Tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 6,90% năm 1979 lên 7,20 năm 1089 và 8,12 năm 1999. Đên cuối năm 2007 có trên 8 triêu chiếm khoảng 9,6%. • Thế giới quy định nước có 10% người cao tuổi thì là nước già hóa dân số. • Trong 8 triệu 4 người cao tuoi thì có: • - 6.900 BMVNAH ; • - 7.000 lão thành cách manghj; • - 30.000 cán bộ CM bị bắt, tù đày; • - Trên 500.000 là thương binh, bệnh binh; • - Trên 100.000 cựu thanh niên xung phong; • - 5.000 người có công với CM; • -Trên 1.700.00 cựu chiến binh; • - Trên 1.400.000 người đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức. • Số người từ 80 tuổi trở lên có khoảng 1.200.000 người trong đó hơn 100 người là 9.360 người
- Đời sống của người cao tuổi • Hiện còn 1/3 người cao tuổi thuộc diện nghèo và cận nghèo. • Tỷ lệ người cao tuổi bị bệnh tật cao, đi lại khó khăn nên chưa tiếp cận được các dịch vụ cơ bản; Tỷ lệ sức khỏe kém chiếm 23%; Sức khỏe tốt chỉ khoảng 5-7%; • Có trên 100.000 người dang ở nhà tạm và nhiều người chưa đủ áo ấm vào mùa đông; • Hiện còn 70.993 người cao tuổi chưa được trợ cấp theo NĐ 67; và 20% chưa được cấp thẻ BHYT • Mức trợ cấp: tại cộng đồng 120.000 đ ( chỉ có 5 tỉnh, TP cao hơn: 150.000 đ); Tại Trung tâm bao trợ: 240.000 đ
- Quan điểm chỉ đạo xây dựng luật • 1. Quán triệt và thể chế hóa quan điểm của Đảng về chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi; • 2. Phù hợp với hoạt động của người cao tuổi và sự quan tâm rộng rãi của xã hội đối với người cao tuổi; • 3.Phù hợp với xu thế hội nhập và các nguyên tắc hoạt động của chương trình Madrit; • 4.Phải có tính khả thi, kế thừa và phát triển pháp luâthj về người cao tuổi hiện hành, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
- Bố cục • Dự thảo có 7 chương với 32 điều: • Chương 1. Những quy định chung ( 10 đieu) • Chương 2 Phụng dưỡng người cao tuổi ( 2đieu) • Chương 3 Chăm sóc người cao tuổi( 11 đieu, 5 mục): • Mục 1 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi • Mục 2 Chăm sóc người cao tuổi trong hoạt động văn hóa, giáo duc, TDTT và giao thông công cộng • Mục 3. Chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn • Mục 4. Chúc tho, mừng tuổi, tang lễ • Mục 5. Cơ sở Chăm sóc người cao tuổi và quỹ chăm sóc, phát huy người cao tuổi. • Chương 4. Phát huy vai trò người cao tuổi( 2 đieu) • Chương 5. Hội người cao tuổi Việt nam ( 3 đieu) • Chương 6. Trách nhiệm của Cơ quan nhà nước đối với công tác người cao tuổi ( 3 đieu) • Chương 7. Điều khoản thi hành ( 1 đieu)
- • Theo Tờ trình dự án luật người cao tuổi nêu có 6 vấn đề có ý kiến khác nhau: • + Phạm vi điều chỉnh; • +vị trí của Hội người cao tuổi trong hệ thống chính trị; • +Hệ thống tổ chức của Hội người cao tuổi; • +Về đối tượng người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; • + việc giảm giá dịch vụ cho người cao tuổi • + và việc hỏa táng khi người cao tuổi chết.
- PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH • Có 2 loại ý kiến: • Loại ý kiến thứ nhất: đồng tình với dự thảo không quy định bao hàm cả người cao tuổi lag người nước ngoài với lập luận: • 1 Dự thảo quy định quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi trong đó có rất nhiều quyền, nghĩa vụ chỉ quy định riêng cho người Việt nam ( Thực hiện quy chế dân chủ; đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm; phòng chống các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, ma túy; đóng góp xây dựng, chính sách, pháp luật; giám sát thực hiện chính sách, pháp luật…) • 2 Quy định nhiều chính sách ưu đãI đối với người cao tuổi đòi hỏi tốn nhiều kinh phí. Hoàn cảnh Việt nam lúc này chưa thể thực hiện được đối với người cao tuổi là người nước ngoài sống trên nước ta.( Nếu Điều ước mà có quy định thi ta thực hiện theo điều ước) • Loại ý kiến thứ hai đề nghị phạm vi bao hàm cả người cao tuổi là người nước ngoài sống trên đất nước ta. • Y kiến chọn lựa của Anh Chi? Tranh luận theo lựa chọn của mình.
- VỊ TRÍ CỦA HỘI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ • Hai loại ý kiến: • 1. Hội người cao tuổi là là tổ chức Chính trị – xã hội. Với lập luận: • Người cao tuổi VN đã, đang và sẽ là nền tảng của gia đình; • Tài sản vô giá, nguồn lực của đất nước, giữ vai trò quan trọng trong việc vận động gia đình và cộng dồng chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước; • Tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống mẫu mực, giáo dục lớp con, cháu giữ gìn truyền thống tốt đẹp của DT; • Tính chất của Hội là tập hợp, đoàn kết người cao tuổi, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của của người cao tuổi; • Hội người cao tuổi ngày càng giữ vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước. • 2. Hội người cao tuổi là một tổ chức xã hội.
- HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA HỘI NGƯỜI CAO TUỔI • Vấn đề này có 2 loại ý kiến: • 1. Quy định vào trong luật hệ thống tổ chức của Hội là 4 cấp với lập luận: • Hội đang ngày càng đóng vai trò quan trọng của xã hội và tham gia rất nhiều hoạt động; • Người cao tuổi đang ngày càng tăng( già hóa dân số ) • Hệ thống pháp luật cũng có ghi ngay trong luạt( Pháp lệnh Hội cựu chiến bình…). • 2. Vấn đề này không quy định trong luật mà sẽ do điều lệ của Hội quyết định và ghi trong đó.
- VỀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CAO TUỔI CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN • Về việc mở rộng đối tượng: • 1 Không bổ sung đối tượng người cao tuổi phảI nuôI các cháu mồ côI do bố mẹ bị nhiễm HIV/AIDS chết với lý do: các cháu đã có chế độ chính sách của Nhà nước rồi. • 2. Người cao tuoi phai vất vả nuôI các chau mồ coi do tác động của đại dịch HIV mà bố mẹ bị chết sơm. nên đưa đối tượng này là một đối tượng đặc biệt khó khăn.
- VIỆC GIẢM GIÁ DỊCH VỤ CHO NGƯỜI CAO TUỔI • Có 2 loại ý kiến: • 1. Quy dịnh cụ thể vào trong dự án; • 2. Không quy định cụ thể mà giao cho Chính phủ quy định với lập luận: • Mức giảm giá phụ thuộc vào điều kiện phát triển KT XH của từng thời kỳ; • Phụ thuộc vào các biện pháp, chính sách phù hợp khác. • Giao Chính phủ phù hợp và linh hoạt hơn.
- VIỆC HỎA TÁNG KHI NGƯỜI CAO TUỔI CHẾT. • Có 2 loại ý kiến: • 1. Quy định khuyến khích hỏa táng người cao tuổi khi chết ngay trong dự án với lập luận : • Chưa có quy định về việc chôn cất người chết; • Đát đai ngày càng hẹp, việc xây cất mồ mả quá tốn kem, chiếm diện tích đất lớn. • 2. Không nên chỉ khuyến khích hỏa táng riêng cho người cao tuổi. Để Chính phủ quy định chung.
- Quá trình xây dựng dự án Luật • Trung ương hội người cao tuổi và Ban soạn thảo đã thực hiện các bước theo đúng luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: • - Hội người cao tuổi đã Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập; • - Xây dựng đề cương dự án luật; • - Tổ chức khảo sát một số địa phương: Bắc ninh, Ninh binhgf, Thanh hóa, Nghệ an, Quảng trị, Quảng nam, Ninh thuận, Bà rịa – Vũng tàu, Đồng nai, Cần thơ và Đắc nông.. • - Tổ chức tổng kết 8 năm thi hành pháp lệnh người cao tuổi • - Khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài và nghiên cứu, dịch thuật tài liệu Luật của một số nước để tham khảo • - Báo cáo đánh giá tác động của Luật người cao tuổi;ư • - Lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể và tiếp thu chỉnh lý • - Tổ chức nhiều Hội thảo khoa học, hội nghị láy ý kiến với đa dạng thành phần tham gia thảo luận, cho ý kiến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 9 - TS. Giang Thanh Long
16 p | 118 | 11
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I (P1): Chương 3 - TS. Giang Thanh Long
14 p | 152 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết thống kê: Dãy số thời gian (Time Series)
30 p | 124 | 7
-
Bài giảng Một số kinh nghiệm trong công tác thanh tra các dự án đầu tư chuyên ngành Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Xuân Tư
21 p | 108 | 7
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Bài mở đầu - Bùi Dương Hải (2017)
15 p | 58 | 7
-
Bài giảng Một số kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật - Nguyễn Đình Xuân
12 p | 108 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 5 - TS. Giang Thanh Long
10 p | 119 | 5
-
Bài giảng Khái lược về thất bại của thị trường - PhầnII: Thông tin bất cân xứng – Đặng Văn Thanh
12 p | 99 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Giới thiệu môn học - ThS. Vũ Thịnh Trường
6 p | 50 | 4
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 0 - ĐH Kinh tế
7 p | 64 | 3
-
Bài giảng Một số vấn đề về tư vấn pháp luật – Khái quát chung về tư vấn pháp luật
18 p | 62 | 3
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Giới thiệu môn học - ThS. Vũ Thịnh Trường
7 p | 51 | 3
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Mở đầu - Bùi Dương Hải
14 p | 56 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Giới thiệu môn học - Hồ Văn Dũng (2017)
3 p | 66 | 3
-
Bài giảng Một số vấn đề chung về trường học mới
22 p | 110 | 3
-
Bài giảng môn Kinh tế lượng: Chương 3 - Suy diễn thống kê và dự báo từ mô hình hồi quy (22 trang)
22 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kinh tế lượng - Chương 3: Suy diễn thống kê và dự báo từ mô hình hồi quy
41 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn