intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 10: Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Chia sẻ: Nguyenanhtuan_qb Nguyenanhtuan_qb | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ngữ văn 10: Nội dung và hình thức của văn bản văn học giúp các em học sinh hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm thuộc về nội dung và hình thức khi tìm hiểu văn học văn bản văn học. Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 10: Nội dung và hình thức của văn bản văn học

  1. GIÁO ÁN DỰ THI Đơn vị: Trường THPT Phan Bội  Châu  Ngày soạn:                 Tiết ppct: 93 Ngày dạy: Bài dạy: Lí luận văn học
  2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA  VĂN BẢN VĂN HỌC I­ Mục tiêu bài học:                      Giúp học sinh:     ­ Hiểu và bước đầu biết vận dụng các  khái niệm thuộc về nội dung và hình  thức khi tìm hiểu văn học văn bản văn  học.     ­ Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và  hình thức trong văn bản văn học.
  3. II ­ Phương tiện thực hiện:     ­ Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách             bài tập Ngữ Văn 10 chương trình  chuẩn     ­ Các tài liệu tham khảo khác      ­ Các phương tiện phục vụ giáo án điện  III ­ Cách th tử ức tiến hành:      Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết  hợp các phương pháp gợi mở, nêu vấn đề,  diễn giảng với thảo luận.
  4. IV­ Tiến trình dạy học:        1­ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (2 phút)        2­ Kiểm tra bài cũ: không tiến hành( bài  học dài)        3­ Giới thiệu vào bài:        4­ Nội dung bài mới:
  5. I ­ Các khái niệm của nội dung và  hình thức trong văn bản văn học Câu hỏi:     Nội dung và hình thức trong văn bản văn  học có quan hệ như thế nào với nhau ? Nội dung và hình thức của một văn bản  văn học là hai mặt không thể chia tách.  Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình  thức nhất định. Và bất kì hình thức nào  cũng mang một nội dung.    
  6. 1­ Các khái niệm thường được coi là  thuộc về nội dung của văn bản văn  họGồm: c: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật a - Đề tài: Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.    
  7. Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” là cuộc sống bi  thảm của người nông dân Việt Nam  trước Cách mạng tháng Tám 1945,  trong những ngày sưu thuế. Với đề tài  này, Ngô Tất Tố đã thể hiện sự gắn bó  của mình với cuộc sống của người  nông dân.
  8. Câu hỏi: Em hãy xác định đề tài của truyện  “Thầy bói xem voi”  ? Trả lời: Sự nhận thức, nhận định trong cuộc sống  sinh hoạt hằng ngày.
  9. b ­ Chủ đề:     Chủ đề là vấn đề dược nêu ra trong văn  bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng  như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối  với cuộc sống.                  Ví dụ:     Chủ đề của “Tắt đèn” là sự mâu thuẫn giữa  nông dân và bọn cường hào quan lại trong  thôn Việt nam. 
  10.                Câu hỏi: Em hãy làm bài 2/75 trong sách bài tập               Trả lời:        Con người luôn sống trong những luồng ý  kiến khác nhau, đối lập nhau. Vì vậy phải có  bản lĩnh để phân biệt đúng sai và phải quyết  đoán để giữ vững chủ ý của mình.        
  11.      c ­ Tư tưởng của văn bản:    Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu, là  nhận thức của tác giả muốn trao đổi,  nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Ví dụ:     Tư tưởng của “Tắt đèn” là lên án  những thế lực hắc ám đang hoành hành ở  nông thôn Việt nam thời Pháp thuộc và sự  trân trọng người nông dân bị áp bức.
  12. Câu hỏi: Em hãy nêu tư tưởng của bài : “Tỏ  lòng” ?             Trả lời:      Phạm Ngũ Lão bày tỏ nỗi lòng về chí  làm trai: làm người con trai sống giữa  cõi đời thì phải lập được công danh sự  nghiệp. Mà trong thời loạn thì đó là sự  nghiệp cứu nước; chưa trả được món  nợ ấy thì sẽ phải hổ thẹn.
  13. d ­ Cảm hứng nghệ thuật:       Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.  Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được  thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản  sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua  cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận  được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên  trong văn bản.   Ví dụ:       Cảm hứng trong “Tắt đèn là lòng căm phẫn, sự  tố cáo bọn hào lí quan lại ở nông thôn cũng như  chính sách dã man của thực dân Pháp.
  14.         Câu hỏi:  Em hãy làm bài 5/76 ở sách  bài tập. Trả lời:          ảm hứng nghệ thuật của bài thơ ‘Từ      C ấy” là niềm say mê, sự reo ca khi bắt  gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản.
  15. 2 ­ Các khái niệm thường được coi là  thuộc về hình thức trong văn bản văn  học:       Gồm: ngôn từ, kết cấu và thể loại. a ­ Ngôn từ:      Ngôn t       ừ có vai trò như thế nào trong  việc tìm hiểu văn bản ?  Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản, là  căn cứ cụ thể để tìm hiểu và thưởng thức  văn học.    
  16. Ngôn từ có quan hệ như thế nào  với tác giả?       Bất cứ ngôn từ nào cũng ít nhiều  mang dấu ấn của tác giả.     Ví dụ:     Ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; ngôn  từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam;  ngôn từ chân chất, đầy màu sắc Nam bộ  của Sơn Nam.
  17.          b ­ Kết cấu:     Câu hỏi:       Em hiểu như thế nào về khái niệm kết  cấu? Kết cấu có ý nghĩa như thế nào  trong việc thể hiện nội dung của văn  bản? Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các  thành tố của văn bản thành một đơn vị  thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghiã.
  18.     Câu hỏi:       Kết cấu của các thể loại văn học có    giống nhau không?       Trả lời:      Mỗi thể loại văn học có một kiểu  kết cấu riêng. Có kết cấu hoành  tráng của sử thi, kết cấu bất ngờ  của truyện trinh thám,kết cấu mở  theo suy nghĩ của tuỳ bút, tạp văn.
  19. c ­ Thể loại:    Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản  thích hợp với nội dung văn bản. Thể loại  cũng có sự cải biến, đổi mới theo thời đại  và mang sắc thái riêng của tác giả.   Ví dụ:    Thơ lục bát của Nguyễn Bính thường mang đậm  chất dân gian, thơ lục bát của Huy Cận trong  “Lửa thiêng” thường trang nhã, cổ kính.
  20.             Chú ý:               Câu hỏi        Như vậy, qua các phần trên  ta hiểu được mối quan hệ giữa  nội dung và hình thức, quan hệ  giữa các yếu tố nội dung, quan  hệ giữa các yếu tố hình thức  trong văn bản văn học.Từ đó  em rút được bài học gì khi tìm  hiểu văn bản văn học?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2