Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Ca dao - Tục ngữ - Câu đố - Dân ca
lượt xem 4
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Ca dao, tục ngữ, câu đố, dân ca, tục ngữ lao động sản xuất, tục ngữ về lịch sử xã hội,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Ca dao - Tục ngữ - Câu đố - Dân ca
- CA DAO TỤC NGỮ CÂU ĐỐ DÂN CA
- V. Tục ngữ Khái quát: Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ý nghĩa hàm súc. Do nhân dân lao động sáng tạo, được lưu truyền qua nhiều đời. Tục ngữ phát triển ngày càng phong phú tạo thành 1 trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Việt Nam là tính giàu hình ảnh. Có thể thay thế một cách hiệu quả những lời thuyết lý dài dòng, dễ quên. Tục ngữ có thể hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Ví dụ: Kiến tha lâu có ngày đầy tổ *Nghĩa đen: hiện tượng kiến tha mồi theo quy luật thời gian. *Nghĩa bóng: lòng kiên nhẫn của con người.
- V. Tục ngữ Theo Gorki: Người ta đã nhìn nhận và xác định rằng nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của con người từ thời xưa. Nguyên nhân phát sinh của nghệ thuật này là xu hướng của con người muốn đúc kết kinh nghiệm lao động vào những hình thức ngôn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào kí ức –những hình thức thơ 2 câu, tục ngữ, truyền ngôn.. như những khẩu hiệu lao động thời cổ đại. Tục ngữ diễn đạt hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm xã hội – lịch sử của nhân dân lao động.
- V. Tục ngữ Nguồn gốc: Có 3 nguồn chính hình thành của tục ngữ VN 1. Những câu tục ngữ hình thành trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân. 2. Những câu tục ngữ rút ra hoặc tách ra từ các sáng tác dân gian khác. 3. Những câu tục ngữ hình thành do con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp rút ra từ các tác phẩm văn học viết. => Tục ngữ là tấm gương phản ảnh, qua lời nói hàng ngày, mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, và quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng lịch sử xã hội, đạo đức, tôn giáo…
- V. Tục ngữ TỤC NGỮ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Nói về hiện tượng thời tiết, thể hiện óc nhận xét tinh tế của nhân dân Việt Nam. Vd: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. Tục ngữ về làm ruộng chiếm đa số do nghề đánh cá và chăn nuôi không phát triển bằng trồng trọt Vd: Nhai kĩ no lâu, cầy sâu đất tốt.
- V. Tục ngữ TỤC NGỮ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện tinh thần sáng tạo trong lao động, chứng minh nguồn gốc quần chúng của khoa học. Nhưng những tri thức của người dân về sản xuất còn ở trình độ kinh nghiệm thực tiễn, chưa có cơ sở lí luận vững vàng. Một số nêu lên quy luật chính xác của giới tự nhiên, một số phản ánh biểu hiện cụ thể của tự nhiên ở từng khoảng không gian và thời gian nhất định.
- V. Tục ngữ TỤC NGỮ VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI Đại bộ phận tục ngữ Việt Nam là tục ngữ nói về hiện tượng lịch sử xã hội. Nội dung: Biết được nhân dân ta trong những thời kì trước đây đã sống và đấu tranh thế nào, tập quán, thị hiếu gì.. Ngoài ra, tục ngữ Việt Nam còn phản ánh những đặc điểm sinh hoạt gia đình và xã hội, sinh hoạt vật chất, tinh thần của nhân dân ta trong thời kì phong kiến. Được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, tục ngữ phản ánh những hiện tượng lịch sử xã hội nhất định và quan điểm của nhân dân với các hiện tượng ấy
- V. Tục ngữ TỤC NGỮ VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI Tục ngữ Việt Nam phản ánh một cách trung thành truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân lao động Việt Nam. Có những tư tưởng chính trị xã hội và những yếu tố của tư tưởng triết học. Trong thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động Việt Nam, những phần ưu tú nhất đã được giữ gìn 1 cách trân trọng trong tục ngữ. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn để khẳng định môt chân lý, đưa ra 1 nhận xét, nêu lên 1 phán đoán..
- V. Tục ngữ TỤC NGỮ VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI Nội dung tư tưởng của tục ngữ Việt Nam rõ ràng bao hàm những phần tinh hoa nhất của tính dân tộc, truyền thống dân tộc. Tục ngữ góp phần giải thích sức mạnh và những thắng lơi rực rỡ trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trước đây. Sau CMT8, những câu tục ngữ mới ra đời phản ánh sự hình thành trong người dân lao động Việt Nam nhiều phẩm chất mới
- V. Tục ngữ Tục ngữ mới vẫn đang trên đường phát triển. Những câu tiêu biểu nhất trong tục ngữ sau này xứng đáng có được một chỗ quan trọng trong kho tàng tục ngữ quý báu của nhân dân ta, vì trong khi tiếp tục những truyền thống tốt đẹp của tục ngữ cũ, tục ngữ mới đồng thời đánh dấu 1 bước phát triển cách mạng của tính cách dân tộc và truyền thống dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay. Tục ngữ nói chung được đúc kết lại thành lời nói dễ nhớ mang tính chất bền vững, Phần lớn có 2 vế, biểu hiện ra cả về mặt nội dung cũng như hình thức.
- Cảm ơn các bạn đã theo dõi ( Tiếp tục nhé !! )
- VI. Câu đố Câu đố là 1 loại sáng tác phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói 1 đằng hiểu 1 nẻo. Câu đố thường được xây dựng nhằm mục đích mô tả bằng hình tượng hoặc từ ngữ, những dấu hiệu đặc trưng và chức năng của những vật đố cá biệt, cụ thể. Nói chung câu đố là 1 hình thức miêu tả và kể truyện ngắn gọn. câu đố giống tục ngữ về tính cô đúc, tính cân đối nhịp nhàng và về cách gieo vần.
- VI. Câu đố Nguồn khoái cảm nghệ thuật chủ yếu tìm thấy trong câu đố là ở chỗ khéo vận dụng trí thông minh và những điều hiểu biết về thế giới khách quan mà khám phá ra được những sự vật và hiện tượng trình bày 1 cách nửa kín nửa hở.
- VI. Câu đố Câu đố Việt Nam chủ yếu do nông dân lao động sáng tác, là 1 phương tiện nhận thức đặc biệt tinh tế linh hoạt, xứng đáng có 1 vị trí trong kho tàng kinh nghiệm, kho tàng tri trức dưới hình thức truyền miệng của nhân dân ta.
- VII. Trò chơi Bắt đầu nhé !! 1) Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn đội đá vá trời Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? => Hai Bà Trưng
- VII. Trò chơi Đố ai cũng khách thoa quần Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù Cửu Chân nức tiếng ngàn thu Vì dân quyết phá ngục tù lầm than Bà Triệu Vua nào thưở bé chăn trâu Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền? => Đinh Tiên Hoàng
- VII. Trò chơi Tiếp theo: Trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ Các bạn xem hình rồi đoán tên câu tục ngữ ca dao tương ứng Đầu tiên là… => Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
- VII. Trò chơi => Đàn gảy tai trâu
- VII. Trò chơi Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 32 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phát biểu theo chủ đề - Trường THPT Bình Chánh
31 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
76 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Luật thơ - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Trường THPT Bình Chánh
49 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 17 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 9 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
23 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn