Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tác gia Nguyễn Trãi
lượt xem 9
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Tác gia Nguyễn Trãi, cuộc đời sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, sự nghiệp văn học, tác phẩm tiêu biểu,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tác gia Nguyễn Trãi
- Văn học Việt Nam Bài thuyết trình Tác gia Nhóm 1
- Công việc Nhà chính trị, Nhà thơ, Nhà Địa lý học, Nhà Sử học Quốc gia Việt Nam Dân tộc Kinh Giai đoạn Văn học trung đại Việt sáng tác Nam Thể loại Thơ, Cáo, Chiếu, Biểu, Tấu Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, nổi bật Quốc Âm Thi Tập, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Dư Địa Chí Vợ/chồng 5 Vợ Con cái 7 Con trai
- Tác gia Nguyễn Trãi Cuộc đời • Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Chân dung Tác gia Nguyễn Trãi Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần.
- Tác gia Nguyễn Trãi Năm 1407, quân Minh mượn cớ là giúp nhà Trần, diệt nhà Hồ, để sang xâm lược nước Nam. Hồ Quý Ly cố sức chống cự lại, nhưng vì lòng dân không phục, nên đã bị thua. Quân nhà Minh bắt được toàn thể vua tôi nhà Hồ trong đó có cả Nguyễn Phi Khanh đem nhốt hết vào cũi, rồi đặt lên xe, giải về Tàu. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt
- Tác gia Nguyễn Trãi Khi nghe tin cha bị bắt, ông liền cùng em là Nguyễn Phi Hùng lẽo đẽo theo sau đoàn xe giải tù, đi lên tận ải Nam quan. Hai anh em cùng khóc, người nào cũng muốn được đi theo để săn sóc cha già, ở nơi đất khách, quê người.
- Tác gia Nguyễn Trãi Trước khi vượt qua cửa ải Nam Quan, quân Minh cho đoàn xe tù tạm nghỉ. Thừa dịp quân canh đi uống rượu, Nguyễn Trãi và em lẻn đến gần cũi nhốt cha. Hai anh em cùng xin phép cho cho được đi theo cha, tới tận Kim Lăng (nước Tàu). Tuy bị giam lỏng, không được tự do đi lại, nhưng Nguyễn Trãi vẫn biết rõ tình hình của giặc, nhờ các học trò của ông ở khắp nơi, tới trường kể lại. Ông theo dõi và suy nghĩ rất kỹ để tìm ra một kế hoạch đánh đuổi giặc Minh. Rồi theo đó mà soạn thành một sách lược "Bình Ngô".
- Tác gia Nguyễn Trãi Trần Nguyên Hãn, cháu nội của cụ Trần Nguyên Đán, vốn là anh em con cô, con cậu với Nguyễn Trãi. Nay Trần Nguyên Hãn tới rủ Nguyễn Trãi cùng vào Lam Sơn tìm gặp Lê Lợi, để lo việc cứu nước. Ông hẹn sẽ đợi Nguyễn Trãi vào sáng mai, ở ngoài thành Đông Quan.
- Tác gia Nguyễn Trãi Trong suốt mười năm gian khổ chống lại giặc Minh, Nguyễn Trãi luôn luôn ở liền bên cạnh Bình Định Vương Lê Lợi. Ông đưa ra những ý kiến và đường lối để thu phục lòng người. Chính tay ông đã soạn thảo ra những văn thư và mệnh lệnh gửi cho nghĩa quân
- Tác gia Nguyễn Trãi Sau khi đánh đuổi được giặc Minh về nước, Bình Định Vương lên ngôi vua tức là vua Lê Thái Tổ. Ngài ủy cho Nguyễn trãi viết bản "Bình Ngô Đại Cáo" để thông báo cho toàn dân biết tin là đã phá tan được giặc Minh. Bản này còn là một áng văn chương hùng tráng, tuyệt tác, rất có giá trị và được truyền tụng đến muôn đời sau...
- Tác gia Nguyễn Trãi Buồn chán vì việc đời trái với lòng mình, Nguyễn Trãi xin thôi làm quan và về ở ẩn tại côn sơn (Hải Dương) từ năm 1439. Chưa ở nhà được một năm thì vua Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc. Bất đắc dĩ, không từ chối được, ông đành phải vâng mệnh vua, trở lại kinh thành. Tuy ra làm quan mà Nguyễn Trãi vẫn thường đi, về đất Côn Sơn, sống một cuộc đời thanh bần, giản dị.
- Tác gia Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi có người vợ lẽ tên là Nguyễn Thị Lộ rất xinh đẹp, nết na, lại giỏi văn thơ. Thái Tông biết tiếng nên cho vời vào cung, rồi phong cho làm Lễ Nghi nữ học sĩ, để dạy các cung phi. Nhà vua thường đem việc nước ra bàn với Nguyễn Thị Lộ.
- Tác gia Nguyễn Trãi • Nỗi oan tày trời hơn 20 năm ( 1442 -1464) Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những Tranh truyền thần Nguyễn Trãi ở nhà thờ họ Nguyễn, làng Nhị Khê, huyện oan khiên thảm khốc Thường Tín, Hà Nội
- Tác gia Nguyễn Trãi Sự nghiệp văn chương Tư tưởng của Nguyễn Trãi Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Mạnh. Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của nhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê. Sự nghiệp văn chương Nội dung văn thơ của ông rất phong phú, thường nói về tình yêu thương gia đình, niềm tha thiết với bà con thân thuộc quê nhà, lòng yêu nước thương dân…
- Tác gia Nguyễn Trãi Văn chính luận: • Quân trung từ mệnh tập (1423 -1427) • Bình Ngô đại cáo ( 29/4/1428) Bản Hán Văn ( Hiện còn đang lưu trữ tại thư viện Quốc gia Việt Nam)
- Tác gia Nguyễn Trãi • Quân trung từ mệnh tập: - Là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. • Bình Ngô đại cáo: ( 29/4/1428) Bản tuyên ngôn độc lấp thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).
- Tác gia Nguyễn Trãi • Một số bài chiếu, biểu viết dưới thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông (1433 - 1442) Thơ • Ức Trai thi tập (1480)
- Tác gia Nguyễn Trãi • Quốc Âm thi tập
- Tác gia Nguyễn Trãi • Ức Trai thi tập: là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng. • Quốc âm thi tập: là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục : Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. • Chí linh sơn phú: là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.
- Tác gia Nguyễn Trãi • Chí Linh sơn phú • Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.
- Tác gia Nguyễn Trãi Lịch sử • Lam Sơn thực lục (1432) - Quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 35 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 16 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
10 p | 23 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
76 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 14 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 17 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 1 - Tác giả) - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Tiết 1)
16 p | 20 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Người lái đò sông đà - Nguyễn Tuân
13 p | 23 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 11 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Tiết 2)
12 p | 7 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - GV. Hoàng Nhung
12 p | 18 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn