Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình"
lượt xem 4
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình", tác giả Leo Tolstoy, cuộc đời sự nghiệp, nội dung tác phẩm,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình"
- NHÓM 11
- Leo Tolstoy (1828 - 1910) là nhà văn người Nga, là một trong các tiểu thuyết gia bậc nhất trong lịch sử văn chương của Thế Giới. Leo Tolstoy cũng là nhà tư tưởng về luân lý và tôn giáo, một nhà cải cách xã hội. Các tác phẩm của ông, dùng vật liệu là các kinh nghiệm cá nhân, đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong nền văn chương của thế kỷ 20 và các lời giảng dạy của ông đã giúp công vào việc hình thành cách suy nghĩ của nhiều nhà lãnh đạo tư tưởng và chính trị sau này, chẳng hạn như trong 3 thập niên cuối đời, chủ thuyết bất bạo động đối với các điều xấu của Tolstoy đã ảnh hưởng tới Mahatma Gandhi.
- Leo Tolstoy nổi danh nhất vì hai đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" và "Anna Karenina". Đây là những tiểu thuyết hay nhất đã từng được viết ra, trong khi tác phẩm ngắn "Cái Chết của Ivan Ilyich" là một thí dụ về tiểu thuyết ngắn hay nhất (novella). Theo cách lượng giá của nhà thơ kiêm nhà phê bình người Anh thuộc thế kỷ 19 là Matthew Arnold, một tiểu thuyết của Leo Tolstoy không những là một tác phẩm mà còn là một "mảnh đời" (a piece of life) và Isaak Babel, một tác giả người Nga thuộc thế kỷ 20, đã bình luận rằng nếu thế gian tự nó có thể viết ra được, thì nó sẽ kể lại giống như Tolstoy đã làm. Các nhà phê bình thuộc các trường phái khác nhau đều đồng ý rằng các tác phẩm của Leo Tolstoy đã tránh né các điều giả tạo. Leo Tolstoy có khả năng nhận ra các thay đổi nhỏ nhất về ý thức (consciousness) rồi ghi lại các biến đổi, các hành động tinh vi nhất. Ý thức đã được Leo Tolstoy chia nhỏ ra và ông đã hiểu rõ các tư tưởng không nói ra được của mọi nhân vật, và các cách phân tích tâm lý của ông đã khiến cho ông trở nên một nhà văn viết tiểu thuyết lớn lao bậc nhất. Leo Tolstoy có thể là hiện thân của lương tâm thế giới, là sự bao gồm bên trong cả thiên nhiên lẫn sức sống thuần nhất, nhưng nếu xét ông qua các tác phẩm, Leo Tolstoy được coi là nhà văn biểu tượng đi tìm ý nghĩa của đời người
- Theo cách lượng giá của nhà thơ kiêm nhà phê bình người Anh thuộc thế kỷ 19 là Matthew Arnold, một tiểu thuyết của Leo Tolstoy không những là một tác phẩm mà còn là một "mảnh đời" (a piece of life) và Isaak Babel, một tác giả người Nga thuộc thế kỷ 20, đã bình luận rằng nếu thế gian tự nó có thể viết ra được, thì nó sẽ kể lại giống như Tolstoy đã làm. Các nhà phê bình thuộc các trường phái khác nhau đều đồng ý rằng các tác phẩm của Leo Tolstoy đã tránh né các điều giả tạo. Leo Tolstoy có khả năng nhận ra các thay đổi nhỏ nhất về ý thức (consciousness) rồi ghi lại các biến đổi, các hành động tinh vi nhất. Ý thức đã được Leo Tolstoy chia nhỏ ra và ông đã hiểu rõ các tư tưởng không nói ra được của mọi nhân vật, và các cách phân tích tâm lý của ông đã khiến cho ông trở nên một nhà văn viết tiểu thuyết lớn lao bậc nhất Leo Tolstoy có thể là hiện thân của lương tâm thế giới, là sự bao gồm bên trong cả thiên nhiên lẫn sức sống thuần nhất, nhưng nếu xét ông qua các tác phẩm, Leo Tolstoy được coi là nhà văn biểu tượng đi tìm ý nghĩa của đời người
- Đôi Nét Về Leptonxtoi: _Lép Tônxtôi xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn. Thời thơ ấu và niên thiếu, Lép Tônxtôi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp Iaxnaia Pôliana của gia đình (thuộc tỉnh Tula, cách Matxcơva chừng 200 km về phía Nam). Tônxtôi say sưa tìm đọc các tác phẩm văn học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn. _Năm 16 tuổi, Tônxtôi được gia đình gửi tới Cadan học đại học. Lúc đầu, ông học ngành ngôn ngữ phương Đông, sau đổi sang ngành Luật. Được hai năm, ông bỏ trường đại học và gia nhập quân đội. Lép Tônxtôi đã cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ thành phố Xêvaxtôpôn trước cuộc tấn công của liên quân Anh - Pháp trong chiến tranh Crưm (1853-1856). Tônxtôi đã viết một số truyện ký về Xêvaxtôpôn ca ngợi những hành động anh hùng của những người lính Nga chân chính.
- _Sau khi xuất ngũ, Tônxtôi đi du lịch qua nhiều nước châu Âu, sau trở về sống ở ấp của mình và hết lòng giúp đỡ những người nông dân nghèo. Để sáng tác bộ tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình, Tônxtôi tìm về những vùng đất từng in dấu cuộc chiến đấu bền bỉ và anh dũng của quân dân Nga chống cuộc xâm lăng của Napôlêông I. Bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ này (gồm 4 tập, được viết từ 1864-1869) đã tái hiện một cách sinh động cuộc chiến đấu ngoan cường và chiến thắng hiển hách của quân dân Nga đầu thế kỷ XIX? chống lại cuộc xâm lược quân Pháp dưới quyền thống lĩnh của Napôlêông và đã khẳng định một chân lý: nhân dân là lực lượng quyết định lịch sử. _Mấy năm sau, Tônxtôi đưa ra một kiệt tác thứ hai, Anna Karênina (1877). Trong tác phẩm này, nhà văn đã tỏ ra có khả năng phân tích tâm lý tuyệt vời và đã lớn tiếng tố cáo luật pháp vô nhân đạo của xã hội quý tộc tư sản Nga, ước vọng đem lại tự do và cuộc sống no đủ, yên vui cho nhân dân. Tônxtôi còn phơi bày cái xấu của nhà thờ Chính thống giáo Nga tham gia tước đoạt hạnh phúc của con người, đày đọa nhân dân trong vòng tăm tối, nghèo khổ và bất hạnh trong tác phẩm Phục sinh (1899). Giáo hội Chính thống giáo Nga đã nguyền rủa ông là kẻ phản chúa. Ngoài ra ông còn viết một số tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch ... biểu lộ tư tưởng phản kháng của ông. Toàn bộ tác phẩm của Lép Tônxtôi đã được Lênin coi là "Tấm gương phản ánh cách mạng Nga" thế kỷ XIX.
- _Về đời tư, Lép Tônxtôi gặp nhiều đau khổ. Ông lấy vợ lúc 35 tuổi, vợ ông là Xôphia Anđrâyepana kém ông 17 tuổi. Khoảng chục năm đầu, vợ chồng ông sống với nhau hạnh phúc. Nhưng về sau, ông thay đổi tính nết. Ông từ bỏ mọi danh vọng và của cải, sống và lao động như một người nông dân, ông viết những bài thuyết kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh và thủ tiêu nghèo đói. Vợ ông ngược lại, vẫn ham danh vọng, muốn sống xa hoa, giàu có nên thường xuyên đay nghiến ông. Vào một đêm tuyết rơi đầy trời (10/1910). Tônxtôi đã 82 tuổi, bỏ nhà ra đi. Mười một ngày sau, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại một nhà ga xe lửa vì bệnh sưng phổi. Được tin ông mất, hàng vạn người từ Matxcơva và khắp nơi trên đất nước Nga xa xôi tìm đến tận ấp Iaxnaia Pôliana để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. _Theo ước nguyện của Tônxtôi, đám tang ông không có điếu văn và người ta chôn ông hết sức giản dị. Ngôi mộ đại văn hào Nga và cả thế giới là nắm đất đơn sơ nằm bên bờ khe, nơi ngày thơ ấu ông đã cùng các anh chôn cây gậy xanh thần kỳ nói về hạnh phúc của con người.
- Bối cảnh lịch sử của cuốn truyện "Chiến Tranh và Hòa Bình". "Chiến Tranh và Hòa Bình" là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, cuốn truyện đề cập tới một giai đoạn của Lịch Sử của nước Nga vào thời gian trước và sau cuộc xâm lăng của Napoléon Bonaparte. Thứ hai, tác giả Leo Tolstoy đã phân tích và chứng minh những gì ông tin tưởng rằng tại sao lịch sử đã diễn ra như thế và phải viết lịch sử ra sao. Tác giả tin rằng không phải những "anh hùng" đã tạo ra "thời thế", kiểm soát được cách vận hành của định mệnh con người, mà do "sự khích động" (ferment) của dân chúng. Leo Tolstoy đã dùng cuốn truyện "Chiến Tranh và Hòa Bình" để mô tả sự khích động kể trên trong các hoạt động chiến tranh và về phần cuối của tác phẩm, đại văn hào Tolstoy đã hầu như nói về bản chất của lịch sử.
- Đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" là một thiên anh hùng ca, giống như cuốn truyện Odyssey của Homer, với tính cách bách khoa, đề cập tới các điều kiện thiết yếu của đời sống con người. Với tinh thần "anh hùng ca" của quốc gia, tác giả đã cố gắng kêu gọi sự đoàn kết dân tộc Nga, nhận ra những gì được coi là cá tính, bản chất của dân tộc này và phân cách họ với các dân tộc khác. Leo Tolstoy muốn cho độc giả nhận thấy sự ra đời của nước Nga, một quốc gia với chủng tộc khác nhau, tập quán và ngôn ngữ khác nhau, nay có thể đoàn kết lại để chống kẻ xâm lăng. Nước Nga còn lãnh một định mệnh đặc biệt, đó là bảo vệ thế giới. "Chiến Tranh và Hòa Bình" là một tiểu thuyết cung cấp cho độc giả các kinh nghiệm cá nhân, đã đề cập tới 3 gia đình là Rostov, Bolkonsky và Bezuhov. Hình ảnh của gia đình Rostov là bản sao của gia đình Tolstoy trong khi các nhân viên trong gia đình bà mẹ của đại văn hào được nhân cách hóa bằng gia đình Bolkonsky. Hoàng tử Andrew và Pierre là bóng dáng của chính tác giả và các nhân vật khác trong truyện đã được Leo Tolstoy mô tả với độ chính xác rất cao.
- Đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" được dịch sang tiếng Anh vào năm 1886, gồm 4 cuốn, tổng cộng hơn 1,600 trang, được chia ra làm 15 phần (parts), mỗi phần còn có nhiều chương (chapters). Đây là cuốn tiểu thuyết dài nhất của nước Nga vào thế kỷ 19 và của cả thế giới nữa. Leo Tolstoy đã nghiền ngẫm hầu như tất cả sách thư viện, đã tạo ra 500 nhân vật trong truyện với 100 nhân vật chính. Ngoài ra trong truyện còn nói tới các quân đoàn, đám đông quần chúng, các thú vật đáng nhớ, đặc biệt có các con chó săn và một con chó sói khác thường. Tác giả bắt đầu câu chuyện bằng cách mô tả bối cảnh lịch sử, những nhân vật sống trong bối cảnh đó và họ đã hành xử ra sao.
- Vào cuối tháng 10 năm 1799, Sieyès và Napoléon đã thực hiện một cuộc đảo chính, thiết lập nên một chính quyền mới tại nước Pháp với ba Tổng Tài là Napoléon, Sieyès và Pierre Robert Ducos. Do tham vọng không giới hạn, Napoléon chẳng bao lâu nắm toàn quyền kiểm soát nước Pháp bằng danh nghĩa "Tổng Tài Thứ Nhất". Sau trận đánh Marengo tại nước Ý, Napoléon đã đánh bại quân đội Aùo, bắt buộc nước Aùo phải ký Hòa Ước Luneville vào tháng 2 năm 1801, công nhận nước Pháp có quyền chiếm đóng các miền đất sông Rhine, dãy núi Alps và vùng đất Pyrénées. Từ năm 1803 tới năm 1805, chỉ còn hai nước mà Napoléon phải chinh phục, đó là nước Anh ở phía tây và nước Nga ở phía đông. Napoléon đã ra lệnh chuẩn bị công cuộc xâm lăng nước Anh trên một quy mô rộng lớn. Gần 2,000 con tầu chiến được tập trung tại các hải cảng của nước Pháp, nằm giữa quân cảng Brest và thành phố Antwert. Nhưng hạm đội Pháp do Đô Đốc De Villeneuve đã bị Hải Quân Anh đánh bại bên ngoài hải cảng Trafalgar vào ngày 21-10-1805.
- Vì muốn lật đổ Napoléon, nước Anh đã trợ giúp các người Pháp bảo hoàng để họ tiếp tục thực hiện các âm mưu và gây rối loạn, và rồi một trong các âm mưu kể trên bị khám phá vào năm 1804. Để làm cho các kẻ chống đối phải khiếp sợ, Napoléon đã ra lệnh bắt cóc Hầu Tước trẻ d'Enghien, đưa ra xét xử và bắn chết. Kết quả của hành động này là Sa Hoàng Alexander I của nước Nga đã triệu hồi đại sứ tại Paris về nước, đồng thời Napoléon cũng cho rút đại sứ Pháp ra khỏi thành phố Petersburg. Sau lễ đăng quang rực rỡ tổ chức vào ngày 2 tháng 12 năm 1804, Napoléon trở nên "Hoàng Đế của Nước Pháp", rồi tới năm sau, 1805, tự phong mình làm "Vua của Nước Ý". Muốn chống lại sự bành trướng của nước Pháp, Sa Hoàng Alexander I tìm cách liên minh với nước Anh và một khối liên hiệp được thành lập gồm các nước Nga, Anh, Thụy Điển, Aùo, Phổ và xứ Naples.
- Ngày 02 tháng 12 năm 1805, Napoléon Bonaparte đã kín đáo chuyển Đại Quân đánh bất ngờ vào các đạo quân liên hiệp Nga-Aùo tại làng Austerlitz, gây thiệt hại cho địch quân là 27,000 người so với 9,000 quân tổn thất của nước Pháp. Sau trận đánh lừng danh này, trên lục địa châu Au đã lan truyền lời nói của Napoléon : "Ta đã đánh bại đạo quân Nga-Aùo do 2 Hoàng Đế chỉ huy". Tới ngày 14 tháng 10 năm 1806, Napoléon Bonaparte đã đánh bại các đạo quân Phổ tại Jena và Auerstadt rồi qua năm sau, đạo quân Pháp tiến vào xứ Ba Lan. Sau các lần liên minh quân sự với nước Anh, Sa Hoàng Alexander I của nước Nga đã cảm thấy mệt mỏi và chán nản, nên đã hẹn gặp Napoléon Bonaparte trên một cái bè nhỏ thả nổi trên giòng sông Niemen tại Tilsit, một nơi biên giới giữa 2 xứ Nga và Đông Phổ. Hai Hoàng Đế Pháp và Nga đã ký một thỏa ước chia đôi châu Âu.
- Mùa Xuân năm 1812, Napoléon Bonaparte đưa quân vào xứ Ba Lan, đe dọa biên giới của Sa Hoàng rồi sau khi các thỏa hiệp với nước Nga không thành, Đại Quân của Napoléon gồm khoảng 453,000 người đã vượt qua giòng sông Niemen, tiến sang đất Nga. Vào tháng 8 năm 1812, Napoléon chiếm thành phố Smolensk nhưng người dân Nga thuộc các thành phố đã "kháng chiến" một cách khác hẳn, họ đã "tiêu thổ" tài sản và nhà cửa. Quân đội Pháp tiến tới đâu trên lãnh thổ Nga cũng gặp cảnh không người, không lương thực. . . Ngày 7 tháng 9 năm 1812, quân đội Nga do Thống Chế Mikhail Illarionovich Kutuzov chỉ huy, đã dàn trận, chờ đánh đoàn quân Pháp tại làng Borodino, cách thành phố Moscow 110 cây số (70 dặm) về phía tây nam. Quân đội Nga có vào khoảng 125,000 người, lực lượng Pháp gồm 130,000 lính. Đã diễn ra trận chiến rất đẫm máu và rất tàn ác. Quân Nga thua trận, thiệt hại vào khoảng 42,000 người và đây là tổn thất cao nhất của nước Nga vào thế kỷ 19. Napoléon bị mất 32,000 quân. Trận đánh Borodino được Đại Văn Hào Leo Tolstoy mô tả trong đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình".
- Các nhân vật chính trong đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" ◙ Gia đình Công tước Bolkonsky: Lão công tước Nicolas Andreievich Bolkonsky, goá vợ, đại tướng tổng tư lệnh quân đội về hưu, thường được mệnh danh là Vua Phổ, cha của Andrei và Maria, một người thông minh ái quốc nhưng bảo thủ, kiêu căng, gàn dở, nghiêm khắc và cương nghị, căm ghét giới giao tế phù phiếm ở Kinh đô. Ông mất năm 1812 tại Smolenska. Công tước Andrei Nicolaievich Bolkonsky, nhân vật trung tâm của tác phẩm, là con trai của công tước Bolkonsky, có tâm hồn và trí tuệ, tinh thần yêu nước, trọng danh dự, mang nhiều khát vọng và ước mơ cao đẹp. Ra trận với ước mộng trở thành một Napoléon của nước Nga. Đại diện cho tầng lớp thanh niên quý tộc tiến bộ đi tìm lý tưởng sống và tìm được lý tưởng chân chính khi thực sự chung một chiến hào với nhân dân chống ngoại xâm. Chàng mất năm 1812 do bị thương trong trận Borodino
- Nữ công tước Maria Nicolaievna Bolkonskaia, con gái lão công tước Bolkonsky, em gái Andrei, dung mạo tầm thường xấu xí nhưng có một tâm hồn đẹp đẽ cao thượng, dịu dàng và mộ đạo, luôn sống vì người khác. Sau khi cha và anh mất, nàng kết hôn với Nicolas Ilitch Rostov năm 1814. Công tước phu nhân Elisabeta Karlovna Meinena (Lisa), vợ Andrei, thường gọi là Công tước phu nhân nhỏ nhắn, mất năm 1806 sau khi sinh được một đứa con trai. Tiểu công tước Nicolas Adreyevich Bolkonsky, con trai Andrei và Lisa, một thiếu niên nhiệt thành đa cảm, luôn muốn sống xứng đáng với người cha mà cậu tưởng nhớ và tôn thờ. Amelia Evgenievna Bourienne, tùy nữ của cô Maria, một thiếu nữ Pháp xinh đẹp và lẳng lơ.
- ◙ Gia đình Bá tước Rostov: Bá tước Ilya Andreievich Rostov, một ông già hiền lành nhân hậu, vui vẻ, giản dị thật thà, hiếu khách, mất năm 1813. Bá tước phu nhân Natalia Shishina, vợ bá tước Rostov. Bá tước Nicolas Ilyich Rostov, con trai bá tước Rostov, anh trai Natasha, là một sĩ quan phiêu kị đẹp trai, nhiệt thành, chất phác, sùng kính hoàng đế Alexandre và rất mực hiếu thảo. Sau chiến tranh, chàng giải ngũ, kết hôn với Maria năm 1814. Bá tước tiểu thư Vera Ilinichna Rostova, con gái cả của bá tước Rostov, xinh đẹp chững chạc nhưng luôn làm người khác khó chịu. Kết hôn với Alphonse Karlitch Berg Nicolas.
- Bá tước tiểu thư Vera Ilinichna Rostova, con gái cả của bá tước Rostov, xinh đẹp chững chạc nhưng luôn làm người khác khó chịu. Kết hôn với Alphonse Karlitch Berg Nicolas. Bá tước tiểu thư Natalia Ilinichna Rostova (Natasha), con gái thứ 3 của bá tước Rostov, là thiếu nữ yêu đời và tràn trề sức sống đã mang lại cho Andrei nghị lực vượt qua giai đoạn khó khăn nhất đời chàng: bị thương, vợ mất, con nhỏ. Andrei đã đính hôn với Natasha sau khi vợ Andrei chết, nhưng sau đó Natalia, do nhẹ dạ cả tin, đã phản bội Andrei khi bị Anatole quyến rũ. Cuối cùng, Natasha tái hôn với Pierre. Pierre Ilyich Rostov (Petia), con trai út của bá tước Rostov, tử trận năm 1812. Sonya Alexandrovna cháu gái họ của ông bà Rostov, sống trong gia đình từ nhỏ và là người yêu thời thơ ấu của Nicolas. Alphonse Karlovich Berg Nicolas: sĩ quan chuyên nghiệp, chồng của Vera, thích bợ đỡ để có được công việc nhàn nhã.
- ◙ Gia đình Bá tước Bezoukhov: Lão bá tước Kiril Vladimirovich Bezoukhov, cha của Pierre, triều thần thời đại nữ hoàng Ecatherina, nổi tiếng giàu có và đào hoa, mất năm 1805. Bá tước Pierre Kirilovich Bezoukhov (cũng Pyotr), là một chàng trai tốt bụng, ngây thơ hiền lành, bạn của Andrei, bị rơi vào cạm bẫy của thế giới quý tộc sau khi hưởng thừa kế gia sản của công tước Kiril Vladimirovich Bezoukhov, cưới Hélène (Ëlena) con gái công tước Kouraguine. Sau khi chán ghét thế giới quý tộc, chàng ra trận và tìm thấy lý tưởng sống ở đây. Âm mưu ám sát Napoléon bất thành, chàng trở thành hội viên của hội bí mật tiền thân của phái Cách mạng tháng Chạp. Pierre và Andrei đều trở thành những người anh hùng chân chính của nhân dân Nga trong máu lửa chiến tranh vệ quốc. Sau kết hôn với Natasha năm 1813.
- Bá tước phu nhân Hélèna Vassilievna Kouraguina (Ëlena), con gái công tước Vassili Sergueievitch Kouraguine, là một người đàn bà đẹp tuyệt trần nhưng ích kỉ, dâm đãng và hư hỏng, trở thành vợ Pierre trong âm mưu của ông bố, lừa Pierre để kiếm chác từ món gia sản đồ sộ mà chàng thừa kế. Mất năm 1812 do bệnh. Nữ công tước Catherina Semionova, cháu họ của lão bá tước, thường gọi là Catisha, hoặc cô Lớn Nữ công tước Olga Semionova,cháu họ của lão bá tước, thường gọi là cô Nhỡ. Nữ công tước Sophia Semionova, cháu họ của lão bá tước, thường gọi là cô út.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 2 - Tác phẩm) - Trường THPT Bình Chánh
96 p | 21 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phát biểu theo chủ đề - Trường THPT Bình Chánh
31 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 16 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 35 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
76 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Trường THPT Bình Chánh
49 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 1 - Tác giả) - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 14 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 17 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 11 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn