Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Thi hào Nguyễn Khuyến
lượt xem 2
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Thi hào Nguyễn Khuyến, cuộc đời sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, sự nghiệp văn học, tác phẩm tiêu biểu,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Thi hào Nguyễn Khuyến
- Mời các bạn xem Clip!
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II Văn Học Việt Nam GV: Lại Thị Hồng Vân Nhóm: 10
- BÀI THUYẾT TRÌNH THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN
- I. Tiểu sử • Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi, năm 1835.Lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng. Nguyên quán:Nghệ An sau chuyển về làng Yên Đỗ,huyện Lục Bình,tỉnh Hà Nam. Con của ông Nguyễn Tông Khải và bà Trần Thị Thoan. Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng.
- • Năm 1852, 17 tuổi,Nguyễn Khuyến cùng cha đi thi nhưng không đỗ. • Năm 1854,cha mất,mẹ già yếu. • Năm 1864, ông 30 tuổi,Nguyễn Khuyến thi hương đỗ giải nguyên .Năm sau thi hội trượt ,Nguyễn Khuyến ở lại Huế học trường Quốc Tử Giám. • Năm 1871,lúc đó ông 37 tuổi,Nguyễn Khuyến thi đỗ hội Nguyên rồi Đình Nguyên.Là người đỗ đầu 3 kì thi nên ông được vua phong tặng danh hiệu "Tam nguyên yên đỗ".
- • Sau đó,Nguyễn Khuyến làm việc ở nội các Huế. Năm sau,làm đốc học Thanh Hóa rồi án sát Nghệ An. • Năm 1876,ông làm biện lý Bộ hộ. • Năm 1877,làm thăng bố chánh Quãng Ngãi.Năm 1879,làm Quốc sử Quán Huế. • Năm 1883, Nguyễn Khuyến đã được cử làm Phó sứ sang Mãn Thanh. Ông đã ra Bắc, nhưng chuyến đi sứ ấy bị bãi. Ông lấy cớ đau yếu, xin tạm về quê dưỡng bệnh.
- • Năm 1884,ông được đề cử chức Tổng Đốc Sơn, Hưng Tuyên nhưng ông không nhận và cáo quan về quê năm ông 50 tuổi. Từ năm1891 đến 1893,ông làm nghề dạy học. Năm 1909,ông mất thọ 75 tuổi.Ông để lại cho đời sau một kho tàng văn học khổng lồ.
- II. Sự nghiệp văn học • Nền văn học trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn, có những giai đoạn và thành tựu nhất định. Trong đó giai đoạn cuối thế kỉ 19 đã là một trong những giai đoạn rực rỡ với những tác giả lớn như: Nguyễn Đình Chiểu, NguyễnThông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…. Và hơn hết trong số đó Nguyễn Khuyến đã trở thành cây cổ thụ lớn của giai đoạn văn
- • Tính đồ sộ của nó không những thể hiện ở sự đa dạng về số lượng bài mà còn ở một phong cách độc đáo. Chính nét riêng này đã góp phần tỏ sáng nền văn học nước nhà, gắn liền với tên tuổi một tác gia lớn Nguyễn Khuyến. • Thơ văn của ông còn xoay quanh những vấn đề: - Tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng. - Thái độ phản kháng đối với chế độ thực dân nửa phong kiến. - Một tâm hồn giàu cảm xúc và yêu thương.
- 1. Phong cách thơ • Thơ của ông có sự giao thoa về nghệ thuật giữa Nho sĩ với bình dân, cung đình với thôn quê, trào phúng với trữ tình, Hán tự với Nôm tự… • Khai thác nhiều phương diện phong cách khác nhau, trong đó Nguyễn Khuyến đặc biệt nhấn mạnh sắc thái cái tôi trữ tình, đề tài tình bằng hữu, chủ đề đời tư, tư tưởng chính trị - xã hội. • Nguyễn Khuyến đưa đến những cách lý giải mới mẻ hơn về mối quan hệ giữa thơ chữ Hán và chữ Nôm cũng như những sắc thái trữ tình sâu lắng gắn với các giai đoạn sáng tác khác nhau trong cuộc đời Yên Đổ...
- • Lời lẽ kín đáo được xem là một đặc tính nghệ thuật trong thi ca trào phúng của Nguyễn Khuyến. • Thơ văn Nguyễn Khuyến thường mang nhiều nét có tính chất trào lộng, châm biếm. Tính chất châm biếm, trào lộng này cũng do nội dung tư tưởng của thơ văn ông và tình trạng tầng lớp ông quy định.
- 2. Di sản văn học Một số tác phẩm tiêu biểu: -Thu Ẩm: Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy Độ năm ba chén đã say nhè.
- Quế Sơn thi tập -Thị tử Hoan: ???? ??? Vị hữu quan thì dục tố quan, Hữu quan thuỷ giác tố quan nan. Hoạn đào chỉ dĩ khinh tâm trạo, Lợi cục hà năng lãnh nhãn khan. Lãng chú kim ngân nang dĩ khánh, Bất tri hà đổ tịch tương tàn.
- -Hà Nội Văn Miếu hữu cảm: ?????? Thập tải không tê cựu Giám môn, Du du tâm sự hướng thuỳ luân. Khuê lâu vị đoạn tiêu chung hưởng, Bích Thuỷ do chiêu nguyệt dạ hồn. Thức mục triêm cân ngô đạo ách, Phất bi khán tự cổ nhân tồn.
- 3. Nghệ thuật văn thơ • Ngôn ngữ: - Thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không những trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả. Nguyễn Khuyến còn có biệt tài khai thác khả năng diễn tả của từ ghép rất độc đáo. - Nhiều danh từ, những cách nói, những thành ngữ, tục ngữ được dùng ở nông thôn được ông sử dụng khá thành thạo. - Ông tiếp tục truyền thống học tập ca dao, tục ngữ của những nhà thơ Nôm các thế kỷ trước, nhưng ông có lối sáng tạo riêng.
- - Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhiều cung bậc. - Ngôn ngữ miêu tả rất thành công trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. - Ngôn ngữ tả cảnh rất chính xác, cách chọn chữ, dùng từ thích hợp, từ ngữ thường lấp láy giàu nhạc điệu, có khả năng gợi tả cao. - Sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.
- • Hình ảnh - Hình ảnh sử dụng thường đơn sơ, khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống động. - Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh và màu sắc gợi cảm giác vừa xem tranh thủy mặc vừa nghe thơ Ðường - Nguyễn Khuyến đã có những cống hiến quan trọng làm cho ngôn ngữ đi sát với đời sống và ông đã thành công trong việc chuyển cái tinh túy của đời thường thành thơ.
- III. Kết luận • Nguyễn Khuyến là nhà thơ có tài năng về nhiều mặt. Thơ trào phúng của ông bao giờ cũng tự nhiên, tươi tắn tạo nên những nụ cười nhẹ nhàng, thanh nhã, ý vị; Thơ tả cảnh tả tình có cái nhẹ nhàng, mềm mại thanh thoát, ý tứ gần gũi, chất liệu lấy từ cuộc sống nông thôn. • Chuyên luận đã cho thấy những bước chuyển cả một thời đại trong lối thơ tự trào đưa đến nhận thức sắc nét hơn về một Nguyễn Khuyến bác học và bình dân, đạt tới mẫu mực cổ điển và cũng có sự phá cách thực sự độc đáo, xứng đáng là người đại biểu khép lại nền thi ca trung đại nối dài suốt mười thế kỷ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 32 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phát biểu theo chủ đề - Trường THPT Bình Chánh
31 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
76 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Luật thơ - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Trường THPT Bình Chánh
49 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 17 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 9 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
23 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn