intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Thơ Thiền Lý Trần

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:27

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Thơ Thiền Lý Trần, văn học trung đại Việt Nam, đạo phật thời Lý Trần, tinh thần Phật giáo,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Thơ Thiền Lý Trần

  1. Bài thuyết trình: Thơ Thiền Lý Trần
  2. Nhóm 2: ­Trần Thị Hằng ­Trần Thảo Trang ­Trần Hoàng Phi ­ Thảo
  3. Mục Lục MỞ ĐẦU                                                                                                                                            1.Đối tượng và phạm vi thuyết trình 2. Phương pháp thuyết trình 4. Bố cục đề tài . CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . 1.     Văn  học trung đại Việt Nam 2. Thơ  thiền trong văn học trung đại .2.1   Khái niệm thơ thiền
  4. Văn học Phật Giáo  là một kho tàng lớn  lao có lịch sử từ  hàng nghin năm, nếu  kể cả các kinh điển,  kinh luận nói chung.  Con người trong văn  học Phật giáo được  mô tả và khơi gợi ở  nhiều góc  độ phong  phú , bao gồm chính  hình ảnh Đức Phật  với những tiền thân  các vị Phật, các kiếp  người, với nhiều  trạng thái và cơ  duyên Phật pháp 
  5. Chùa Một Cột
  6. Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp Bắc Ninh
  7. MỞ ĐẦU  1. Đối tượng và phạm vi thuyết   trình        Đối tượng thuyết trình: Ở đề tài  này đối tượng thuyết  trình của  nó  là“Yếu tố Phật giáo và đạo giáo  trong văn học trung đại” Phạm  vi  thuyết  trình: Với đề tài là: “ Yếu tố  Phật giáo và đạo giáo trong văn học  trung đại” Nhưng tôi chỉ đi thuyết  trình về Phật giáo trong văn văn học 
  8. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Văn học trung đại Việt Nam  Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên  khác nhau như văn học thành văn, văn học phong  kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX,  văn học trung đại phát triển trong một môi trường xã  hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực lượng  sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có  trình độ cao, được đào tạo từ ''cửa Khổng sân Trình''  và những sánh tác chỉ lưu truyền trong tầng lớp công  chúng ấy, bên cạnh đó văn học thời kì này còn chịu  ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương cổ điển. Văn  học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười  thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng  yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự.                         
  9. Trung đại” là một thuật ngữ của khoa học lịch sử  phương Tây để chỉ một thời đại nằm giữa thời cổ  đại và thời cận đại, có nghĩa là giai đoạn lịch sử gắn  liền với chế độ phong kiến. Thuật ngữ “Văn học  trung đại” được dùng khá phổ biến ở Việt Nam  trong vòng vài chục năm trở lại đây, thay cho khái  niệm tương tự: văn học thời “trung cổ” hay “trung  thế” (thậm chí “trung thế kỷ” như cách dịch trong  công trình Phương Đông và Phương Tây của  N.Konrat, tuy cũng không phải đồng nhất hoàn toàn.  Một trong những nghĩa khác của “Trung cổ” hay  “Trung thế” là chỉ một giai đoạn trong văn học thời  phong kiến mà thôi.                                                                                                2. Thơ thiền trong văn học  trung đại. 2.1 Khái niệm thơ thiền. 
  10. Nhưng từ đời Đường, kệ được “thơ hoá”. Nhà thơ  nói bang hình ảnh, kêu gọi chứ không dung khái  niệm khô khan. Do vậy, thơ kệ làm thành một bộ  phận của thơ Thiền, tức dòng thơ thể hiện cảm xúc  mang ý vị Thiền học nhưng vẫn đậm đà chất thơ.  Kệ thường được viết trong những hoàn cảnh: lúc  nhà thơ sắp viên tịch, khi ngộ đạo, khi trả lời đệ tử  về giáo lí đạo Phật… Các bài kệ hầu hết không có  nhan đề, nhan đề là do người đời sau đặt ra. Theo GS  Trần Đình Sử, thơ Thiền phải có ba tính chất:  Truyền nhận được cảm nhận thế giới của Thiền  học, bộc lộ được vẻ đẹp của thế giới, của tâm hồn  và là thơ của tầng lớp tăng lữ cao cấp, tầng lớp trí  thức đặc biệt, không giống với tình cảm Phật giáo  dân gian.   Khái niệm thơ Thiền mang một nghĩa tương đối 
  11. Một số hình ảnh và phật giáo thời Lí.
  12. Một số hình ảnh và phật giáo thời Trần
  13. 2.2 Đặc diểm hình thức nghệ thuật của thơ  Thiền Thơ Thiền trong văn học trung đại không những  mang đặc điểm lớn về mặt nội dung mà ở hình thức  nghệ thuật cũng có nhữn đặc điểm khiến chúng ta  quan tâm chú ý. Về ngôn ngữ: Trong một số bài thơ Thiền thường  xuất hiện một số từ ngữ nhà Phật như: sắc, không,  chân như, hữ huyền, duyên, nghiệp, tứ diệu đế…  những điển tích, điển cố phật giáo. Thơ thiền  thường hay xuất hiện hình ảnh núi. Về hình tượng nghệ thuật: Thơ thiền thường xuất  hiện những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, biểu tượng để  nói về giáo lý đạo Phật như: hoa sen, hoa mai, đình 
  14. Một số sách về thơ thiền mà các bạn có thể tìm hiểu thêm. \
  15. 3. Vài nét về ảnh hưởng của Phật giáo trong văn  học Việt Nam Sử liệu đã khẳng định sự hiện hữu và việc đồng  hành mật thiết của Phật giáo với dân tộc Việt Nam  trải qua suốt chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm. Chính  tinh thần hòa nhập nhuần nhuyễn của Phật giáo  trong đời sống của người dân Việt đã tạo thành mô  hình Phật giáo Việt Nam có sắc thái độc đáo, tràn  đầy sức sống. Trí tuệ và công sức của hàng đệ tử  Phật còn lưu dấu ấn son sắt trên những trang sử oai  hùng với nhiều thành quả bảo vệ đất nước một cách  thần kỳ. Đặc biệt, giới Phật giáo cũng góp phần  đáng kể qua những tác phẩm văn thơ, làm sáng danh  nền văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn khá  dài.
  16. Thời nhà Trần, các vị minh vương đã anh dũng dẹp  tan giặc Nguyên Mông một cách vẻ vang. Mang lại  sự thái bình, độc lập cho nước nhà xong, các ngài lại  đưa ra những tư tưởng trong sáng của những bậc  chân tu ngộ đạo, tạo thành một dòng Thiền nổi tiếng  ­ Trúc Lâm Yên Tử. Văn học chữ Nôm được hình thành trong thời Trần. Ngoài văn học thời Lý ­ Trần hưng thịnh, phần  nhiều các nhà thơ cổ điển Việt Nam đều chịu ảnh  hưởng đạo Phật. Nhất là qua những tác phẩm của  các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh  Tông, Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác, Lê Quý  Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du… 
  17. 4. Đạo Phật thờ Lý ­ Trần Phật giáo có mặt ở Việt Nam trong hơn 20 thế kỷ  qua đã có một vai trò, một vị trí quan trọng nhất định  trong lịch sử dân tộc. Nhất là Phật giáo Lý – Trần đã  thể hiện trí tuệ và từ bi sâu sắc bằng sự nhập thế  sinh động và đa dạng qua tư tưởng, lời nói, hành  động gắn bó với cuộc sống an vui hạnh phúc của  dân tộc. Cả hai triều đại Lý – Trần Phật giáo đã trở  thành quốc giáo. Lúc bấy giờ, cả nước từ vua, quan  đến thứ dân đều theo Phật, đến chùa quy y, giữ giới,  tụng kinh, Thiền định nên mới có được một tinh thần  an lạc, hòa hợp và thuần từ. Các vua thời đại Lý – Trần được thừa hưởng những  thành qủa tốt đẹp của thế hệ trước, đồng thời biết  phát huy những tinh hoa gạn lọc được từ bên ngoài 
  18. Đạo Phật đã tạo cho dân tộc Việt Nam đương thời  một niềm tin mạnh mẽ vào tự lực, vào khả năng  trong sáng thuần khiết của bản thân để sống đúng và  sống đẹp theo tinh thần Chánh kiến, Chánh tư duy và  Chánh mạng. Đây chính là nguyên nhân làm cho triều  đại Lý – Trần phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử với  những chiến công vẻ vang và sự thành tựu to lớn về  chính trị, kinh tế, văn hóa. … Chính đạo Phật đã chan  hòa vào lòng dân tộc góp phần hình thành một quan  niệm, một lối sống tích cực, hữu ích cho con người  và cho cuộc sống. Hơn thế nữa, Phật giáo đời Lý đã có những Thiền  sư nổi tiếng làm cầu nối cho Phật giáo đời Trần đạt  đến đỉnh cao trong lịch sử để khẳng định quyền tự  chủ tự cường của một đất nước. Vì vậy, dân tộc  Việt Nam sẵn sàng chống lại bất cứ sức mạnh nào 
  19. Song, điểm đặc sắc của hai triều đại Phật giáo Lý –  Trần là ngoài những ông vua Phật tử thuần thành,  còn có những ông vua kiêm Thiền sư, kiêm là những  nhà Phật học uyên bác, viết sách, giảng kinh, không  khác gì các cao Tăng thạc đức. Và điểm nổi bật của Phật giáo Lý – Trần là nó cung  cấp một triết lý sống, chứ không phải là những tín  điều chết, các Phật tử Lý – Trần đã quán triệt, đã  thực hiện triết lý đó bằng cả cuộc sống của chính  mìmh. Đạo Phật thời Lý – Trần là đạo Phật của từ bi và trí  tuệ, là hai đức hạnh hàng đầu của Phật giáo. Hai triều đại Lý – Trần đánh dấu đỉnh cao của sự  hội nhập Phật giáo vào giòng sống của đất nước và  xã hội Việt Nam. Một sự hội nhập được trải dài trên 
  20. Tóm lại, tính độc đáo và sáng tạo của Phật giáo Lý –  Trần chính là ở chỗ luôn luôn chủ động gạn lọc, tiếp  thu cái hay, gạt bỏ cái dở, từ đó sáng tạo ra một xã  hội thường xuyên đổi mới, trẻ trung, cập nhật với  thời thế, có nhiều sinh khí. Đó là điểm nổi bật nhất  của Phật giáo thời Lý – Trần trong những thế kỷ  đầu xây dựng nền độc lập, tự chủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2