Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tìm hiểu về ca dao dân ca Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Tìm hiểu về ca dao dân ca Việt Nam, phân loại ca dao, ca dao trữ tình, ca dao về đề tài lịch sử,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tìm hiểu về ca dao dân ca Việt Nam
- TÌM HIỂU VỀ CA DAO DÂN CA VIỆT NAM LỚP 12CĐBC1
- Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng miền. Tất cả cùng hoà vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng ca dao dân ca việt nam rất đa dạng và phong phú. Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm qua chỗ nào cũng có ca dao và dân ca. vì thế nói về ca dao dan ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu từ hàng nghìn năm trước.
- Như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội trong lao động sản xuất.
- Các câu ca dao rất có ý nghĩa không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người việt nam, mà đó còn là câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, thể hiện sức mạnh của tập thể, tình yêu thương vợ chồng, tình yêu nam nữ với nhau. Đến đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
- Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cách nói xuất phát, nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại. Ca dao người việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng việt. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà dễ xúc cảm nên được nhiều người để tâm sưu tầm.
- Câu ca dao trên không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ. Mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người ăn ở sao cho đúng đạo làm con. Bên cạnh đó cũng là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè. Hoăc có những câu ca ngợi tình yêu lao động và biết trân trọng những giá trị lao động • Anh em như chân như tay Như chim liền cánh, như cây liền cành. • Ai ơi bưng bát cơm đ ầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- Chính vì khả năng dể nói, dể tiếp thu nên ca dao đi vào đời sống của người dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh. Trong mỗi chúng ta ai cũng có quê hương, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trãi dài dọc bờ đê. Hai tiếng quê hương nghe sao thật thân thương là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Khi nói đến dân ca chúng ta không thể quên những lời ru còn thiết tha triều mến qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, hay những điệu hò quê hương. Những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao của gió lào cát cháy những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi day con khôn lớn.
- Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên đó là, đó là lời ăn tiếng nói của ông cha ta tích luỹ từ ngàn đời. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: “Con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhảy múa” Bởi vậy ca dao dân ca là sản phẩm hoá tinh cần thiết đối với mỗi dân tộc nói chung va con người nói riêng. Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá câu ca dao “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Như một lời nhắn nhũ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa ở đời phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người: “trước hết tôi xin nói về lời chào, người việt nam rất coi trong lời chào. Người ta thường nói “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người việt nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen nhau đó là những lời chào bất duyên trong văn hoá dân gian. Ví dụ:
- Gặp nhau ăn một miếng trầu Mai ra đường cái gặp nhau ta chào Dù ai cho bạc cho tiền Chẳng bằng trông thấy chàng hôm nay Cô kia cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây Sang đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này anh láy cô chăng Đêm qua chớp bể mưa nguồn Hoỉ người tri kỷ có buồn hay không? Cá buồn cá lội tung tăng Em buồn em biết đãi đăng cùng ai
- Con người luôn có những hoài bão vươn tới cái hay cái đẹp cái thanh tao của cuộc sống là chân thiện mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè câu chữ trầm bỗng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ trống trải mà thưc tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc. “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
- Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội nên ở mỗi chủ đề, mỗi lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu hò lối nói rất mộc mạc dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh vui vẻ. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chấp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn về cuộc sống thiên nhiên con người. Như vậy có thể nói ca dao dân ca Việt Nam là một kho tàng văn hoá, tri thức dân gian phản ánh những phong tục tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau tao dựng nên cách nghĩ cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên con người rất Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 32 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phát biểu theo chủ đề - Trường THPT Bình Chánh
31 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 10 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
76 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Luật thơ - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Trường THPT Bình Chánh
49 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 17 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 9 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
23 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn