intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 2 - Hoàng Thị Hồng Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 2: Hệ thống báo cáo tài chính" được biên soạn bởi giảng viên Hoàng Thị Hồng Ngọc với mục tiêu giúp người học nắm được các kiến thức về báo cáo tài chính; nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính; hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp; xử lý báo cáo tài chính trong phân tích tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 2 - Hoàng Thị Hồng Ngọc

  1. BÀI 2 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giảng viên: Hoàng Thị Hồng Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015106223 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG CTCP Khải Hòa: Bê bối báo cáo tài chính • Báo cáo tài chính đã có dấu hiệu sai phạm trong nhiều năm (từ 2010 – 2014). • Số liệu trên báo cáo tài chính cho thấy công ty làm ăn có lãi trong 2 năm 2011 và 2012, nhưng kết quả kiểm toán lại cho kết quả trái ngược. Công ty đã cố ý biến lỗ thành lãi bằng cách: Thay đổi chính sách trích khấu hao, từ đó, làm giảm chi phí khấu hao; Không hạch toán chi phí của chương trình quảng cáo sản phẩm mới; Không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí trong kỳ... • Cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 03/08/2015. Lý do là công ty đã không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin của một tổ chức niêm yết. Báo cáo tài chính là gì? Tại sao công ty Khải Hòa lại phải cố gắng thay đổi thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính? Và tại sao việc chậm chễ công bố báo cáo tài chính lại có thể làm cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch? v1.0015106223 2
  3. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm và đặc điểm về báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung và từng loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam nói riêng. • Trình bày và hiểu được bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp. • Biết cách xử lý báo cáo tài chính trong việc phân tích tài chính. v1.0015106223 3
  4. NỘI DUNG Những vấn đề chung về báo cáo tài chính Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Xử lý báo cáo tài chính trong phân tích tài chính v1.0015106223 4
  5. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của báo cáo tài chính 1.2. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính 1.3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính v1.0015106223 5
  6. 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Khái niệm: Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. • Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm 4 loại báo cáo chính:  Bảng cân đối kế toán.  Báo cáo kết quả kinh doanh.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Thuyết minh báo cáo tài chính. v1.0015106223 6
  7. 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Ý nghĩa: Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Vì thế, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm. • Vai trò:  BCTC cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp.  BCTC cung cấp các thông tin liên quan đến khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh.  BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, các đối tác về thực trạng tài chính, khả năng thanh toán, triển vọng thu nhập… để đưa ra các quyết định hợp lý nhằm hạn chế rủi ro. v1.0015106223 7
  8. 1.2. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Tất cả các doanh nghiệp thuộc ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. • Các công ty, tổng công ty có đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kì kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. • Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. • Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kì kế toán năm theo quy định của chính phủ. v1.0015106223 8
  9. 1.3. YÊU CẦU LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Trung thực và hợp lý: Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. • Thích hợp: Báo cáo tài chính phải đáp ứng yêu cầu thích hợp với nhu cầu của các quyết định kinh tế của người sử dụng. Thông tin trong báo cáo tài chính phải phù hợp với mối quan tâm của những người sử dụng, giúp họ có căn cứ tìm hiểu, đánh giá các sự kiện hiện hành và tương lai để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. v1.0015106223 9
  10. 1.3. YÊU CẦU LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Đáng tin cậy: Báo cáo tài chính phải đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin tin cậy cho những người sử dụng. Báo cáo tài chính phải được trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính của công ty; trình bày khách quan không thiên vị, tuân thủ nguyên tắc thận trọng; trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. • Dễ hiểu: Các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng trên cơ sở tuân thủ những quy định hiện hành mang tính bắt buộc và hướng dẫn trong mẫu biểu báo cáo. v1.0015106223 10
  11. 2. NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Chuẩn mực kế toán về trình bày báo cáo tài chính 2.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 2.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế v1.0015106223 11
  12. 2.1. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH Mục đích của chuẩn mực là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: • Mục đích lập báo cáo tài chính. • Yêu cầu lập báo cáo tài chính. • Nguyên tắc lập báo cáo tài chính. • Kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính. v1.0015106223 12
  13. 2.2. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM • Chuẩn mực kế toán số 21 về việc: “Trình bày báo cáo tài chính” áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. • Nội dung của chuẩn mực bao gồm 7 nguyên tắc:  Hoạt động liên tục;  Cơ sở dồn tích;  Nhất quán;  Trọng yếu;  Tập hợp;  Bù trừ;  Có thể so sánh. v1.0015106223 13
  14. 2.3. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ • Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IAS và IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính. • Một hệ thống đầy đủ các BCTC bao gồm:  Bảng cân đối kế toán (Position Financial Statement ).  Báo cáo kết quả kinh doanh (Performance Financial Statement).  Báo cáo khác phản ánh:  Thay đổi về Vốn chủ sở hữu.  Thay đổi của Vốn chủ sở hữu ngoài các nghiệp vụ góp vốn và phân chia cho chủ sở hữu.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Các chính sách kế toán và thuyết minh khác. v1.0015106223 14
  15. 3. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1. Bảng cân đối kế toán 3.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính v1.0015106223 15
  16. 3.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Bảng cân đối kế toán (B/S) là báo cáo phản ánh tình hình tài sản và vốn của công ty tại một thời điểm nhất định. • Về nguyên tắc: Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu (A = D + E) • Khi phân tích B/S, cần quan tâm tới 3 yếu tố:  Tính thanh khoản.  Nợ so với VCSH.  Ghi nhận giá trị của tài sản. v1.0015106223 16
  17. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tổng giá trị tài sản: Tổng nợ và VCSH Nợ ngắn hạn Tính Trật tự thanh Tài sản ưu tiên khoản ngắn hạn thanh giảm Nợ dài hạn toán dần giảm dần Tài sản Vốn chủ dài hạn sở hữu v1.0015106223 17
  18. MÔ HÌNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP Quyết định ngân sách vốn Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ dài hạn Tài sản Doanh nghiệp nên đầu tư vào những tài Vốn chủ dài hạn sản dài hạn nào? sở hữu v1.0015106223 18
  19. MÔ HÌNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Quyết định cơ cấu vốn Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ dài hạn Doanh nghiệp có thể huy động nguồn tài trợ cho tài sản như thế nào? Tài sản Vốn chủ dài hạn sở hữu v1.0015106223 19
  20. MÔ HÌNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Quyết định đầu tư vào vốn lưu động ròng Nợ ngắn hạn Tài sản Vốn lưu ngắn hạn động ròng Nợ dài hạn Công ty cần các dòng Tài sản tiền ngắn hạn để chi trả các hóa đơn như thế Vốn chủ dài hạn nào? sở hữu v1.0015106223 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2