II MÔ HÌNH MỔ CHỨC DỮ LIỆU<br />
<br />
II.1 Mục đích<br />
Mô hình tổ chức dữ liệu của hệ thống là lược đồ<br />
cơ sở dữ liệu của hệ thống. Đây là bước trung gian<br />
chuyển đổi giữa mô hình quan niệm dữ liệu (gần với<br />
người sử dụng) và mô hình vật lý dữ liệu (mô hình<br />
trong máy tính), chuẩn bị cho việc cài đặt hệ thống.<br />
II.2 Quy tắc chuyển đổi<br />
Khi chuyển đổi từ mô hình quan niệm dữ liệu sang<br />
mô hình tổ chức dữ liệu ta tuân theo các quy tắc sau:<br />
<br />
1<br />
<br />
II.2.1 Chuyển đổi một thực thể thành một lược đồ quan hệ<br />
<br />
Quy tắc 1: Biến một thực thể thành lược đồ quan hệ<br />
Mỗi thực thể trong mô hình quan niệm dữ liệu được biến<br />
thành một lược đồ quan hệ, với tên, thuộc tính, khóa là<br />
tên, thuộc tính, khóa của thực thể và có thể có thêm<br />
thuộc tính khóa ngoại nếu có.<br />
Quy tắc khóa ngoại:<br />
Các thực thể tham gia vào mối kết hợp hai ngôi có cặp<br />
bản số (1,1) (1,n) thì lược đồ quan hệ sinh ra từ thực<br />
thể ở nhánh (1,1) nhận thuộc tính khóa của thực thể ở<br />
nhánh (1,n) làm khóa ngoại.<br />
<br />
2<br />
<br />
Ví dụ: Ta có hai thực thể và mối kết hợp:<br />
TỈNH<br />
- Mã tỉnh<br />
- Tên tỉnh<br />
<br />
(1,n)<br />
<br />
H-T<br />
<br />
(1,1)<br />
<br />
HUYỆN<br />
- Mã huyện<br />
- Tên huyện<br />
<br />
Ta đổi thành hai lược đồ quan hệ sau:<br />
TỈNH(Mã tỉnh, Tên tỉnh)<br />
HUYỆN(Mã huyện, Tên huyện, Mã tỉnh)<br />
HUYỆN là lược đồ quan hệ được sinh ra từ thực thể HUYỆN<br />
tham gia vào mối kết hợp hai ngôi (1,1) (1,n) ở nhánh (1,1) nên<br />
nó nhận thuộc tính khóa Mã tỉnh, là khóa của thực thể TỈNH ở<br />
nhánh (1,n) làm khóa ngoại.<br />
Trong lược đồ quan hệ, thuộc tính khóa được gạch dưới liền nét,<br />
thuộc tính khóa ngoại được gạch dưới không liền nét.<br />
3<br />
<br />
Các trường hợp đặc biệt:<br />
<br />
Nếu một thực thể chỉ có một thuộc tính và nó có mối kết<br />
hợp hai ngôi có các bản số (1,n) (1,n) với một thực thể<br />
khác thì nó không biến thành một lược đồ quan hệ mà<br />
thuộc tính đó sẽ trở thành một thuộc tính của lược đồ quan<br />
hệ sinh ra từ mối kết hợp hai ngôi.<br />
Ví dụ: Trong bài toán quản lý công chức: Thực thể<br />
ĐIỆN THOẠI không biến thành một lược đồ quan hệ.<br />
ĐIỆN THOẠI<br />
- Số điện thoại<br />
<br />
(1,n)<br />
<br />
(1,n)<br />
CC-ĐT<br />
<br />
CÔNG CHỨC<br />
- Mã công chức<br />
……………..<br />
<br />
Mối kết hợp CC-ĐT biến thành một lược đồ quan hệ:<br />
CC-ĐT(Mã công chức, Số điện thoại)<br />
4<br />
<br />
Trong trường hợp giữa hai thực thể có hai mối kết hợp<br />
hai ngôi (1,1) (1,n) thì lược đồ quan hệ sinh ra từ thực<br />
thể ở nhánh (1,1) hai lần nhận thuộc tính khóa của thực thể<br />
ở nhánh (1,n) làm khóa ngoại, do đó ta phải đổi tên thuộc<br />
tính khóa ngoại sao cho phù hợp với ý nghĩa của mối kết<br />
hợp để trong một lược đồ quan hệ không có hai thuộc tính<br />
trùng tên. Tuy nhiên trong các quan hệ định nghĩa trên<br />
lược đồ quan hệ này, giá trị tại hai thuộc tính mới cũng lấy<br />
giá trị từ thuộc tính khóa của quan hệ định nghĩa trên lược<br />
đồ quan hệ sinh ra từ thực thể ở nhánh (1,n).<br />
<br />
5<br />
<br />