Bài giảng Quản lý dự án hệ thống thông tin: Chương 2 - PGS.TS. Hà Quang Thụy
lượt xem 13
download
Bài giảng "Quản lý dự án hệ thống thông tin - Chương 2: Giới thiệu chung về quản lý chiến lược" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm và đặc trưng của quản lý chiến lược, lập kế hoạch chiến lược, thi hành và đánh giá chiến lược, quản lý chiến lược và quản lý dự án. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý dự án hệ thống thông tin: Chương 2 - PGS.TS. Hà Quang Thụy
- BÀI GIẢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHIẾN LƢỢC PGS. TS. HÀ QUANG THỤY HÀ NỘI 01-2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
- Nội dung 1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý chiến lược 2. Lập kế hoạch chiến lược 3. Thi hành và đánh giá chiến lược 4. Quản lý chiến lược và quản lý dự án 2
- 1. Khái niệm và đặc trƣng Mục tiêu của nội dung được trình bày Giải thích được bản chất của quản lý chiến lược Lên danh mục và giải thích các thành phần chính của quá trình quản lý chiến lược Minh chứng hiểu biết về tuyên bố sứ mạng và mục đích Giải thích sự khác biệt giữa mục đích (goal) và mục tiêu (objective) Điều khiển một phân tích SWOT Xác định và giải thích được các chiến lược khác nhau sẵn sàng cho một tổ chức Phác thảo được những nội dung tham gia vào thi hành chiến lược và giải thích tầm quan trọng của nó Giải thích cách thức đánh giá và điều khiển gắn với hình thức hóa kế hoạch chiến lược [David11] Fred R. David. Strategic Management: Concepts and Cases,13th ed. , 2011 3
- Quản lý chiến lƣợc: Các chủ đề Khái niệm quản lý chiến lược Quá trình lập kế hoạch Gắn kết mục đích với kế hoạch Vai trò của phân tích cạnh tranh trong xây dựng chiến lược Thi hành chiến lược và đánh giá Quản lý chiến lược trong bối cảnh ngày nay 4
- Khái niệm quản lý chiến lƣợc Một chiến lược (strategy) là một kế hoạch hành động mà một tổ chức (công ty) cần nắm bắt để đạt được một/nhiều mục đích của nó. Quản lý chiến lược là một quá trình xây dựng, thi hành và đánh giá các quyết định liên chức năng cho phép một tổ chức đi tới các mục tiêu của nó 5
- Nội dung cơ bản của quản lý chiến lƣợc Là quá trình tích hợp quản lý, tiếp thị, tài chính/kế toán, sản xuất/điều hành, nghiên cứu và phát triển và các hệ thống thông tin máy tính trở thành một kế hoạch hành động tổng thế hoặc chiến lược nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Ngoài việc thiết lập và thi hành, quá trình quản lý chiến lược cũng bao gồm việc đánh giá liên tục hiệu năng của tổ chức. 6
- Tầm quan trọng của QLCL Về lợi thế cạnh tranh Định hướng các thành viên của tổ chức đúng vị trí phù hợp với nỗ lực của họ Trình bày nhu cầu đổi mới (cách tan), đưa ra một tiếp cận có tổ chức để khuyến khích các ý tưởng mới về chiến lược. Quá trình QLCL liên quan tới nhiều cấp độ trong kế hoạch, làm cho kế hoạch được các nhà quản lý thấu hiểu và cam kết tốt hơn. 7
- Các đặc trƣng của QLCL Được lập và thi hành dài hạn. Tập trung vào hiệu suất và hiệu quả của tổ chức. Yêu cầu một tri thức rộng lớn và toàn diện của tổ chức và môi trường của nó. Nhà quản lý cao cấp được tư vấn từ nhiều người khác trong việc tạo ra các quyết định chiến lược cốt lõi. Xảy ra ở các cấp độ khác nhau của tổ chức. 8
- Quá trình QLCL Xây dựng chiến lược Thi hành chiến lược Đánh giá chiến lược 9
- 10
- 2. Khái niệm lập kế hoạch chiến lƣợc Một quá trình bao gồm việc thiết lập các mục đích (goals) và kế hoạch phát triển nhằm đạt được mục đích đặt ra, và cuối cùng, vì hiệu suất (efficiency) và hiệu quả (effectiveness) của tổ chức. Nếu không lập kế hoạch, tổ chức sẽ chịu sự định hướng bởi các cơn sóng/gió của sự thay đổi môi trường, không sử dụng được tài nguyên và xu thế hiện có để chọn hướng đi riêng. Như vậy, chức năng quản lý của lập kế hoạch là thiết lập mục đích và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục đích là có tính sống còn của tổ chức. 11
- Vai trò của lập kế hoạch chiến lƣợc Lập kế hoạch nhằm cung cấp chủ trương định hướng cho mọi thành viên trong tổ chức Lập kế hoạch hỗ trợ việc đương đầu với tính bất định bằng cách buộc người quản lý “nhìn xa trông rộng” (nhìn về phía trước), lường trước các biến động, quan tâm tới ảnh hưởng của sự thay đổi và đưa ra các hành động phù hợp. Lập kế hoạch thiết lập các mục đích hoặc các chuẩn được dùng trong kiểm soát. 12
- Quá trình lập kế hoạch chiến lƣợc Đạt đƣợc Các mục đích Các mục đích Sứ mạng (Các mục tiêu) kế hoạch (Hiệu suất và hiệu quả của tổ chức) 13
- Xây dựng chiến lược Phát triển tầm nhìn và sứ mạng Nhận biết thời cơ và nguy cơ (Phân tích bên ngoài: S Opportunities và Threats) W Xác định điểm mạnh và điểm yếu (Phân tích nội tại: T Strengths và Weaknesses) O Thiết lập mục đích và mục tiêu dài hạn Tạo các chiến lƣợc lựa chọn Chọn lựa chiến lƣợc 14
- 2.1. Tầm nhìn (vision) và sứ mạng (mission) Tầm nhìn Bước đầu tiên của lập kế hoạch chiến lược Trả lời câu hỏi ―mong muốn trở thành cái gì?‖ Thường gói gọn trong một câu Ví dụ Tầm nhìn của Tyson Foods là ―sự lựa chọn đầu tiên trên thế giới đối với các giải pháp protein và cực đại giá trị cổ đông‖. Tác giả bình luận: Tuyên bố TỐT, ngoại trừ trường hợp TF cung cấp sản phẩm không là protein Tầm nhìn của General Motors là ―Dẫn đầu thế giới về các sản phẩm giao thông và dịch vụ liên quan‖. TGBL: Tuyên bố TỐT. Tầm nhìn của PepsiCo là ―Cải thiện mọi khóa cạnh của thế giới mà chúng ta hoạt động- môi trường, xã hội, kinh tế - tạo ra ngày mai tốt hơn ngày nay‖. TGBL: Tuyên bố quá mơ hồ, nên tiết lộ kinh doanh nước giải pháp và thực phẩm. [David11] Fred R. David. Strategic Management: Concepts and Cases,13th ed. , 2011 15 Lời bàn: Như một phần của sứ mạng song bao gồm một số nội dung cụ thể hơn.
- Tầm nhìn (vision) Ví dụ Tầm nhìn của Dell là ―Tạo ra văn học công ty ở đó sự xuất sắc môi trường là bản chất thứ hai‖. TGBL: Tuyên bố quá mơ hồ, nên tiết lộ kinh doanh máy tính; từ ―môi trường‖ thường được dùng với nghĩa môi trường tự nhiên và như vậy là không rõ ràng ở đây. Tầm nhìn của First Reliance Bank là ―Trở thành tổ chức như một ngân hàng lớn nhất và lợi nhuận hầu như cao nhất ở Nam California‖. TGBL: Đây là ngân hàng mới, có trụ sở tại Florence, South Carolina, mục đích này không thể đạt được trong năm năm, tuyên bố này quá tương lai. Tầm nhìn của Samsonite là ―cung cấp các giải pháp sáng tạo cho du lịch thế giới‖. TGBL: Tuyên bố cần cụ thể hơn có thể đề cập tới hành lý; tuyên bố này có thể chỉ dẫn tới hàng không hay đường bộ, như vậy là không tốt. Tầm nhìn của Royal Caribbean là ―trao quyền và cho phép nhân viên của chúng tôi cung cấp các trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, do đó tạo lợi nhuận cao cho cổ đông và nâng cao phúc lợi cho cộng đồng‖. TGBL: Tuyên bố TỐT song có thể kết thúc sau chữ khách hàng. [David11] Fred R. David. Strategic Management: Concepts and Cases,13th ed. , 2011 16
- Sứ mạng (mission) Sứ mạng Một tuyên bố về mục đích lâu dài để phân biệt tổ chức với các tổ chức tương tự và là lý do để tổ chức đó tồn tại. Trả lời câu hỏi ―kinh doanh/nhiệm vụ của chúng ta là gì?‖, ―đào tạo của chúng ta là gì?‖, ―vận động quần chúng của chúng ta là gì‖ Định vị khách hàng, sản phẩm / dịch vụ, địa bàn, công nghệ, mối quan tâm sống còn; triết lý, bản sắc riêng (self-concept), mối quan tâm tới hình ảnh công cộng, mối quan tâm tới nhân viên. Cần thiết để có thiết lập mục tiêu và xây dựng chiến lược hiệu quả Còn được gọi là một tuyên bố tín ngưỡng, một tuyên bố mục đích, một tuyên bố của triết học, một tuyên bố của niềm tin, một tuyên bố nguyên tắc kinh doanh, hoặc một tuyên bố xác định kinh doanh [David11] Fred R. David. Strategic Management: Concepts and Cases,13th ed. , 2011 17 Lời bàn: Sứ mạng bao trùm tầm nhìn.
- Sứ mạng (mission) Các khía cạnh cần được tuyên bố trong sứ mạng 1. Khách hàng: Customers. 2. Sản phẩm/Dịch vụ : Products/Services 3. Mối quan tâm hình ảnh quảng bá: Concern for Public Image 4. Công nghệ: Technology 5. Mối quan tâm về sự tồn tại, tăng trưởng, lợi nhuận: Concern for Survival /Growth /Profits 6. Triết lý: Philosophy 7. Bản sắc riêng: Self-Concept 8. Thị trường: Markets 9. Sự quan tâm tới nhân viên: Concern for Employees [David11] Fred R. David. Strategic Management: Concepts and Cases,13th ed. , 2011 18
- Sứ mạng: ví dụ dạng đầy đủ Một số ví dụ Chúng tôi mong muốn làm cho PepsiCo hàng đầu thế giới (3) sản phẩm tiêu dùng, tập trung vào các loại thực phẩm và đồ uống tiện dụng (2). Chúng tôi tìm kiếm sản xuất phần thưởng tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư (5) như chúng tôi cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến cho nhân viên (9), cho các đối tác kinh doanh của chúng tôi và các cộng đồng (8) mà chúng tôi hoạt động. Trong tất cả mọi thứ chúng tôi làm, chúng tôi cố gắng để hành động với sự trung thực, công bằng, cởi mở và toàn vẹn (6). (Tác giả bình luận: Tuyên bố thiếu ba thành phần: Khách hàng, Công nghệ, và Triết lý) Nhiệm vụ của Dell là công ty máy tính thành công nhất trên thế giới (3) cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất (2) tại các thị trường chúng tôi phục vụ (1). Làm điều đó, Dell sẽ đáp ứng mong đợi của khách hàng về chất lượng cao nhất, công nghệ hàng đầu (4), giá cả cạnh tranh, trách nhiệm cá nhân và công ty (6), dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất (7), khả năng tùy biến linh hoạt (7); vượt trội công dân (8); ổn định tài chính (5). (Tác giả bình luận : Tuyên bố chỉ thiếu một thành phần: Quan tâm đến nhân viên) [David11] Fred R. David. Strategic Management: Concepts and Cases,13th ed. , 2011 19
- Ví dụ: sứ mạng của ĐHQGHN SỨ MẠNG CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘi - Trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. - Nghiên cứu phát triển khoa học – công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn do kinh tế – xã hội đặt ra; tham gia tư vấn hoạch định chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học – công nghệ và kinh tế – xã hội. - Đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, hỗ trợ chuyên môn cho các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. - Là trung tâm giao lưu quốc tế về văn hoá, khoa học, giáo dục của cả nước. -http://www.vnu.edu.vn/ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý dự án xây dựng: Chương 1 - ThS. Đặng Xuân Trường - ThS. Hoàng Quỳnh Anh
49 p | 206 | 42
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 1 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
45 p | 241 | 42
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 2 - TS. Đỗ Văn Chính
57 p | 93 | 12
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 9: Đánh giá dự án
41 p | 40 | 6
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 5: Dự toán dự án và quản lý chi phí dự án
49 p | 11 | 4
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 6: Phân phối nguồn lực dự án
12 p | 8 | 4
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 7 - Đo lường và đánh giá tiến độ dự án
13 p | 7 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 4: Quản lý thời gian và tiến độ dự án
21 p | 8 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 4 - Định nghĩa và lập kế hoạch dự án
24 p | 10 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 6 - Cắt giảm độ dài dự án
6 p | 7 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 5 - Quản lý rủi ro
4 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 3 - Tổ chức dự án và các vấn đề trong quản lý dự án
16 p | 12 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 2 - Chiến lược công ty và lựa chọn dự án
10 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 7: Quản lý chất lượng dự án
17 p | 6 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 1+2: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học
57 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 8 - Kết thúc dự án
9 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 8: Quản lý rủi ro dự án
12 p | 4 | 1
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 3: Lập kế hoạch dự án
12 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn