Bài giảng Quản lý dự án - Chương 4: Quản lý thời gian và tiến độ dự án
lượt xem 3
download
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 4: Quản lý thời gian và tiến độ dự án, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp các bạn nắm được các phương pháp biểu diễn sơ đồ mạng công việc; các thông số cơ bản của sơ đồ mạng giúp kiểm soát tiến độ dự án: Đường găng, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, thời gian dự trữ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý dự án - Chương 4: Quản lý thời gian và tiến độ dự án
- 7/30/2021 Chương 4 QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 1 Mục đích, yêu cầu Mục đích Nghiên cứu các công cụ quản lý thời gian của dự án, nhằm chủ động trong quản lý tiến độ dự án. Yêu cầu - Nắm được các phương pháp biểu diễn sơ đồ mạng công việc. - Các thông số cơ bản của sơ đồ mạng giúp kiểm soát tiến độ dự án: Đường găng, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, thời gian dự trữ… - Các công cụ chủ yếu quản lý thời gian và tiến độ dự án. 2 1
- 7/30/2021 Nội dung 4.1. Khái niệm, ý nghĩa của quản lý thời gian và tiến độ dự án 4.2. Mạng công việc 4.3. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường gang (CPM) 4.4. Biểu đồ gantt và biểu đồ đường chéo 3 4.1. Khái niệm, ý nghĩa của quản lý thời gian và tiến độ dự án 4.1.1. Khái niệm 4.1.2. Ý nghĩa của quản lý thời gian và tiến độ dự án 4.1.3. Nội dung cơ bản của quản lý thời gian và tiến độ dự án 4 2
- 7/30/2021 Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công viêc, xác định thời gian thực hiện từng 4.1.1. Khái niệm công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án tren cơ sở vi các nguồn lực cho phép với những yêu cầu về chất lượng đã định. 5 4.1.2. Ý nghĩa của quản lý thời gian và tiến độ dự án - Quản lý thời gian và tiến độ dự án là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho dự án. - Quản lý thời gian và tiến độ dự án là cơ sở hoàn thành dự án đúng thời hạn, trong phạm vi các nguồn lực cho phép, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. 6 3
- 7/30/2021 • Xác định các công việc của dự án. • Xác định trình tự các công việc cần tiến hành. 4.1.3. Nội dung • Dự kiến nguồn lực cần thiết cho các công cơ bản của quản việc. lý thời gian và tiến độ dự án • Ước tính thời gian cần thiết để thực hiện các công việc. • Xây dựng lịch trình thực hiện dự án. • Giám sát thực hiện lịch trình dự án. 7 4.2.1. Khái niệm và tác dụng của mạng công việc 4.2.2. Các phương pháp biểu diễn mạng công việc oPhương pháp đặt công việc trên mũi tên 4.2. Mạng công việc (AOA) oPhương pháp đặt công việc trên các nút (AON) 8 4
- 7/30/2021 4.2.1. Khái niệm và tác dụng của mạng công việc • Khái niệm: Mạng công việc là kỹ thuật trình bày dưới dạng sơ đồ kế hoạch tiến độ các công việc, mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc cả về thời gian và thứ tự trước sau. • Các công việc có 3 loại quan hệ phụ thuộc - Phụ thuộc bắt buộc - Phụ thuộc tùy ý - Phụ thuộc bên ngoài 9 Ví dụ về mạng công việc của một dự án C(3) 2 6 G(2) A(6) E(7) 7 1 4 B(3) F(4) D(5) 3 5 • Các đường công việc từ sự kiện đầu đến sự kiện cuối của dự án: 1. a, c, g: 11 tuần. 2. a, e: 13 tuần. 3. b, e:10 tuần. 4. b, d, f: 12 tuần 10 5
- 7/30/2021 Tác dụng của mạng công việc • Phản ánh MQH tương tác giữa các công việc của dự án. • Cho phép xác định thời gian hoàn thành dự án trên cơ sở thời gian thực hiện những công việc mà nhất thiết phải theo thứ tự trước sau (đường găng). • Là cơ sở xác định thời gian dự trữ các sự kiện, các công việc và đường găng của dự án. • Cho phép lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc của một công việc cụ thể để vừa đảm bảo tiến độ dự án, vừa tiết kiệm chi phí và phân phối đều các nguồn lực dự án. • Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và thời gian hoàn thành dự án. 11 4.2.2. Các phương pháp biểu diễn mạng công việc Một số khái niệm: • Công việc: Là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện của dự án, có đòi hỏi thời gian, nguồn lực và chi phí để hoàn thành. • Mỗi công việc được biểu diễn bằng một mũi tên, trên đó ghi tên công việc và độ dài thời gian thực hiện (độ dài thời gian không tỷ lệ thuận với chiều dài mũi tên). • Sự kiện (điểm nút): Là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một hay nhiều công việc và được thể hiện bằng một vòng tròn (hoặc ô vuông). 12 6
- 7/30/2021 Một số khái niệm (tiếp) • Công việc ảo: Là công việc không có nhu cầu nguồn lực và thời gian, trên sơ đồ mạng vẽ bằng nét đứt, thể hiện MQH giữa các công việc. Vì vậy, cũng có thể có sự kiện ảo. • Các công việc và sự kiện kết nối liên tục với nhau từ sự kiện đầu đến sự kiện kết thúc tạo thành đường công việc. • Đường công việc có chiều dài lớn nhất là đường găng. Độ dài đường găng quyết định thời gian thực hiện dự án. 13 4.2.2.1. Phương pháp đặt công việc trên mũi tên (AOA) • Sơ đồ được lập theo chiều từ trái sang phải. • Một công việc chỉ có thể bắt đầu khi tất cả các công việc trước nó đã hoàn thành nhưng không nhất thiết hoàn thành cùng một thời điểm. Quy tắc lập sơ đồ • Các sự kiện được đánh số thứ tự từ thấp đến cao và không trùng lặp. Sự kiện ở đầu mũi tên mạng AOA mang số lớn hơn sự kiện ở cuối mũi tên. • Các công việc phải được biểu diễn bằng một mũi tên thẳng, các mũi tên không được cắt nhau. • Trên sơ đồ không có đường cụt; mọi công việc đều phải có công việc kế tiếp, trừ những công việc dẫn đến sự kiện hoàn thành. 14 7
- 7/30/2021 4.2.2.1. Phương pháp đặt công việc trên mũi tên (AOA) Tất cả các công việc không có công việc đứng trước sẽ xuất phát từ sự kiện 1 (bắt đầu). Những công việc có chung một (hay nhiều) công việc đứng sau sẽ hội tụ tại một sự kiện. Lưu ý khi lập sơ Những công việc có chung một (hay nhiều) công việc đồ mạng đứng trước sẽ cùng xuất phát từ một sự kiện. Các công việc không có công việc đứng sau sẽ hội tụ tại sự kiện hoàn thành. Trên sơ đồ mạng chỉ có một điểm bắt đầu và một điểm kết thúc. 15 Ví dụ sơ đồ mạng theo phương pháp AOA của dự án X D(4) 2 5 A(1) H(6) E(5) J(3) F(4) 7 8 B(2) 3 1 I(2) C(3) G(6) 4 6 16 8
- 7/30/2021 4.2.2.2. Phương pháp đặt công việc trong các nút (AON) • Sử dụng các nút (hình tròn hoặc hình chữ nhật) để biểu diễn các công việc. Trong các nút ghi: Tên công việc, độ dài thời gian, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. • Các mũi tên được sử dụng để kết nối giữa các công việc và cho biết mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc đó. • Phương pháp này biểu diễn tốt hơn các mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc. 17 Ví dụ sơ đồ mạng AON của dự án X A D H Ngày bắt đầu: 6/1/18 Ngày bắt đầu:7/1/18 Ngày bắt đầu: 13/1/18 Ngày kết thúc: 6/1/18 Ngày kết thúc:10/1/18 Ngày kết thúc: 18/1/18 Thời gian ht: 1 ngày Thời gian ht: 4 ngày Thời gian ht: 6 ngày Nguồn lực: Nguồn lực: Nguồn lực: E Ngày bắt đầu:8/1/18 J B F Ngày kết thúc:12/1/18 Ngày bắt đầu: 19/1/18 Ngày bắt đầu: 6/1/18 Ngày bắt đầu:8/1/18 Thời gian ht:5 ngày Ngày kết thúc: 21/1/18 Ngày kết thúc: 7/1/18 Ngày kết thúc: 11/1/18 Nguồn lực: Thời gian ht: 3 ngày Thời gian ht: 2 ngày Thời gian ht: 4 ngày Nguồn lực: Nguồn lực: Nguồn lực: C G I Ngày bắt đầu: 6/1/18 Ngày bắt đầu: 11/1/18 Ngày bắt đầu: 17/1/18 Ngày kết thúc: 8/1/18 Ngày kết thúc: 16/1/18 Ngày kết thúc: 18/1/18 Thời gian ht: 3 ngày Thời gian ht: 6 ngày Thời gian ht: 2 ngày Nguồn lực: Nguồn lực: Nguồn lực: 18 9
- 7/30/2021 4.3. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng (CPM) Đây Là kỹ thuật phân tích được sử dụng để dự đoán tổng độ dài thời gian của dự án (đường găng). 4.3.1 Giới thiệu Nội dung gồm 6 bước: • Xác định các công việc cần thực hiện chung • Xác định MQH phụ thuộc và trình tự các công việc • Vẽ sơ đồ mạng công việc AOA (hay PERT/CPM) • Tính thời gian và chi phí cho từng công việc • Xác định thời gian dự trữ cho từng công việc và sự kiện • Xác định đường găng của dự án 19 • PERT/CPM là một mạng công việc theo phương pháp AOA. • Mỗi công việc được thể hiện bằng một mũi 4.3.2. Xây dựng tên thẳng, nối hai sự kiện theo chiều từ trái sơ đồ PERT/CPM sang phải. • Các sự kiện (điểm nút) biểu diễn bằng hình tròn và được đánh số liên tục, không lặp lại, sự kiện ở đầu mũi tên có số lớn hơn ở đuôi mũi tên. 20 10
- 7/30/2021 Hai phương pháp chính để dự tính thời gian thực hiện từng công việc là: 4.3.3. Dự tính thời gian thực 4.3.3.1. Phương pháp ngẫu nhiên hiện từng công 4. 3.3.2. Phương pháp tất định việc Một số phương pháp khác: Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh tương tự, phương pháp sử dụng tham số 21 4.3.4. Thời gian dự trữ của các sự kiện và các công việc 1 2 4.3.4.1. Thời gian dự trữ của các 4.3.4.2. Thời gian dự trữ của các sự kiện công việc 22 11
- 7/30/2021 Khái niệm: Là thời gian mà sự kiện đó có thể 4.3.4. Thời gian bị đẩy lùi lại chậm hơn mà không làm kéo dài dự trữ của các sự kiện thời gian thực hiện toàn dự án. 23 Ý nghĩa Cho phép lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc từng công việc trong phạm vi thời gian dự trữ một cách hợp lý mà vẫn không ảnh hưởng đến tiến độ 4.3.4. Thời gian dự án. dự trữ của các Cho phép xác định được đường găng của dự án: sự kiện Đường găng là đường đi qua các sự kiện (cả công việc) có thời gian dự trữ bằng 0 (không có thời gian dự trữ). Là căn cứ để bố trí đều công việc và phân phối nguồn lực hợp lý trong các giai đoạn của dự án. 24 12
- 7/30/2021 Thời gian dự trữ của sự kiện j: Sj = Lj – Ej Trong đó: - Lj: Thời gian muộn nhất đạt tới sự kiện j Cách xác định thời (thời gian chậm nhất mà sự kiện j phải xuất gian dự trữ của hiện để không làm ảnh hưởng đến thời gian các sự kiện hoàn thành dự án). - Ej: Thời gian sớm nhất đạt tới sự kiện j (là quãng đường dài nhất tính từ sự kiện đầu dự án đến sự kiện j). 25 Cách xác định Ej và Lj • Tính Ej: Xác định độ dài tất cả các đường nối từ sự kiện đầu dự án đến sự kiện j. Đường dài nhất chính là Ej • Tính Lj: Lj = Thời gian dự án – Max (độ dài từ sự kiện j đến sự kiện cuối cùng của dự án) Cách tính: Xác định độ dài tất cả các đường nối từ sự kiện j đến sự kiện cuối cùng của dự án. Chọn đường dài nhất (tmax), lấy thời gian dự án trừ (-) đi độ dài (tmax). Lưu ý: Sự kiện bắt đầu và kết thúc có: S1 = Sn = 0 Hay: L1 = E1; Ln = En 26 13
- 7/30/2021 Ví dụ: sơ đồ mạng của dự án X D(4) 2 5 A(1) H(6) E(5) J(3) F(4) 7 8 B(2) 3 1 I(2) C(3) G(6) 4 6 27 Lập bảng tính: SJ = LJ - EJ SK 1 2 3 4 5 6 7 8 LJ 0 1 2 5 7 11 13 16 EJ 0 1 2 3 7 9 13 16 SJ 0 0 0 2 0 2 0 0 28 14
- 7/30/2021 4.3.4.2 Thời gian dự trữ của công việc Thời gian dự trữ toàn phần của công việc: Thời gian dự trữ toàn phần của một công việc là thời gian mà công việc này có thể được đẩy lùi lại chậm hơn hoặc kéo dài, nhưng không làm chậm thời gian kết thúc của DA TFa = LSa – ESa ESa: Thời gian bắt đầu sớm của công việc a (thời gian xuất hiện sớm của SK đầu CVa) LSa: Thời gian bắt đầu muộn của công việc a (thời gian xuất hiện muộn của SK đầu CVa, theo đường đi của CV a). Hoặc: TFa = LFa – Efa LFa: Thời gian kết thúc muộn cv a: LFa= LSa + Ta EFa: Thời gian kết thúc sớm cv a: EFa = ESa + Ta 29 4.3.4.2. Thời gian dự trữ của công việc Thời gian dự trữ tự do của công việc: Thời gian dự trữ tự do của một công việc là thời gian mà công việc này có thể được đẩy lùi lại chậm hơn hoặc kéo dài, nhưng không làm chậm thời gian bắt đầu của các công việc sau. TDa = Min(ES của các công việc sau a) – EFa EFa: Thời gian kết thúc sớm của cv a. EFa = ESa + Ta Ta: Thời gian thực hiện công việc a 30 15
- 7/30/2021 • ESa: Thời gian sớm nhất mà công việc a có thể bắt đầu. Đó là quãng đường dài nhất tính từ sự kiện đầu của dự án đến sự kiện đầu của công việc a. • EFa: Thời gian sớm nhất mà công việc a có thể hoàn thành. Cách xác định EFa = ESa + Ta ESa, EFa, LSa, LFa • LSa: Thời gian muộn nhất mà công việc a phải bắt đầu để không làm kéo dài thời gian dự án. Là hiệu số giữa Tda với quãng đường dài nhất tính từ sự kiện đầu công việc đến sự kiện kết thúc dự án. LSa = LFa - Ta • LFa = Tda – Max (quãng đường từ sự kiện cuối của công việc a đến sự kiện kết thúc dự án) 31 Vẫn VD dự án X ở trên, Lập bảng tính: TFa và TDa CV Ta LSa ESa TFa MinES EFa TDa (cv sau a) 1 2 3 4 5=3-4 6 7=2+4 8=6-7 A 1 0 0 0 1 1 0 B 2 0 0 0 2 2 0 C 3 0 0 0 3 3 0 D 4 1 1 0 7 5 2 E 5 2 2 0 7 7 0 F 4 2 2 0 13 6 7 G 6 5 3 2 11 9 2 H 6 7 7 0 13 13 0 I 2 11 9 2 13 11 2 J 3 13 13 0 16 16 0 32 16
- 7/30/2021 4.4. Biểu đồ GANTT và biểu đồ đường chéo 4.4.1. Khái niệm và cấu trúc của biểu đồ GANTT (biểu đồ thanh ngang) Khái niệm: Là phương pháp trình bày tiến độ kế hoạch cũng như thực tế công việc của dự án theo trình tự thời gian . Cấu trúc của biểu đồ thanh ngang (GANTT) - Các công việc của dự án được liệt kê trong cột dọc sau cột thứ tự, mỗi công việc sử dụng một dòng. - Thanh ngang trên cùng biểu diễn thời gian theo lịch. - Các công việc được biểu diễn bằng một đoạn thẳng tương ứng với thời gian kế hoạch dự kiến, độ dài đoạn thẳng thể hiện độ dài thời gian của công việc. - Các mũi tên được sử dụng để thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc. - Có thể dùng màu sắc (hoặc độ đậm nhạt) khác nhau để thể hiện công việc găng và không găng. 33 Ví dụ về dự án X 34 17
- 7/30/2021 Sơ đồ mạng công việc của dự án X C(2) 2 4 F(3) A(2) E(4) H(2) 6 7 1 G(5) B(3) 3 D(4) 5 35 Biểu đồ GANTT theo phương án triển khai sớm CV Thời gian lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B C D E F G H 36 18
- 7/30/2021 Biểu đồ GANTT theo phương án triển khai muộn CV Thời gian lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B C D E F G H 37 4.4.2. Ưu, nhược điểm của biểu đồ GANTT • Ưu điểm - Dễ xây dựng, dễ đọc và dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của các công việc. - Thấy rõ tổng thời gian, tình hình tiến độ các công việc. - Là cơ sở để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất. • Nhược điểm - Rất khó thể hiện với các dự án có nhiều công việc. - Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi dự án có quá nhiều công việc. 38 19
- 7/30/2021 4.4.3. MQH giữa PERT/CPM và GANTT • Trên biểu đồ GANTT điều chỉnh (cải tiến) - Các công việc được vẽ nối tiếp nhau trên cùng một đường thẳng (dòng) nếu chúng kế tiếp nhau. - Các công việc thực hiện song song được biểu diễn trên các đường khác nhau theo thời gian lịch. • Có thể vẽ biểu đồ GANTT điều chỉnh (cải tiến) theo phương án triển khai sớm và triển khai muộn. 39 Biểu đồ GANTT điều chỉnh THỜI GIAN LỊCH TT PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI SỚM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 A C E G H 2 B D 3 F PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI MUỘN 1 A C E G H 2 B D 3 F Thời gian dự trữ của các công việc CV A B C D E F G H TDa 0 0 0 1 0 1 0 0 TFa 0 1 0 1 0 6 0 0 40 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý dự án xây dựng: Chương 1 - ThS. Đặng Xuân Trường - ThS. Hoàng Quỳnh Anh
49 p | 206 | 42
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 1 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
45 p | 244 | 42
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 2 - TS. Đỗ Văn Chính
57 p | 98 | 12
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 9: Đánh giá dự án
41 p | 41 | 6
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 6: Phân phối nguồn lực dự án
12 p | 10 | 4
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 5: Dự toán dự án và quản lý chi phí dự án
49 p | 13 | 4
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 7 - Đo lường và đánh giá tiến độ dự án
13 p | 8 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 6 - Cắt giảm độ dài dự án
6 p | 10 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 4 - Định nghĩa và lập kế hoạch dự án
24 p | 10 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 5 - Quản lý rủi ro
4 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 3 - Tổ chức dự án và các vấn đề trong quản lý dự án
16 p | 13 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 2 - Chiến lược công ty và lựa chọn dự án
10 p | 35 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 7: Quản lý chất lượng dự án
17 p | 7 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 1+2: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học
57 p | 12 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 8 - Kết thúc dự án
9 p | 9 | 2
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 8: Quản lý rủi ro dự án
12 p | 12 | 1
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 3: Lập kế hoạch dự án
12 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn