intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý dự án - Chương 7: Quản lý chất lượng dự án

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý dự án - Chương 7: Quản lý chất lượng dự án, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp các bạn nắm được những vấn đề chung về chất lượng và quản lý chất lượng dự án; hiểu được nội dung quản lý chất lượng dự án; Nắm được các công cụ quản lý chất lượng dự án;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý dự án - Chương 7: Quản lý chất lượng dự án

  1. Chương 7 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
  2. Mục đích, yêu cầu • Mục đích Giới thiệu những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng dự án, từ đó giải quyết hài hòa MQH giữa chất lượng và chi phí của dự án có liên quan đến chất lượng. • Yêu cầu - Nắm được những vấn đề chung về chất lượng và quản lý chất lượng dự án. - Hiểu được nội dung quản lý chất lượng dự án. - Nắm được các công cụ quản lý chất lượng dự án.
  3. Nội dung 7.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng dự án 7.2. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý chất lượng dự án 7.3. Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí dự án có liên quan 7.4. Các công cụ và kỹ thuật kiểm soát chất lượng dự án
  4. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng dự án 7.1.1. Khái niệm chất lượng • Quan điểm của nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được thiết kế từ trước. • Quan điểm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng • Quan niệm của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế: chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có (điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005)
  5. Đặc điểm của chất lượng • Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu • Chất lượng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng. • Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xem xét những đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu từ phía khách hàng và các bên có liên quan • Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn, cũng có thể chỉ cảm nhận được trong quá trình sử dụng. • Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
  6. 7.1.2. Quản lý chất lượng dự án • Khái niệm: Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất yêu cầu về chất lượng trong mối quan hệ mật thiết với tiến độ và chi phí của dự án • Đối tượng: các quá trình, các hoạt dộng, các sản phẩm và dịch vụ của dự án • Mục tiêu: đảm bảo cho dự án đạt được các yêu cầu về chất lượng, đáp ứng mong đợi của khách hàng và cá bên có liên quan trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện và chi phí tối ưu • Phạm vi: bao gồm tất cả các khâu, từ nghiên cứu thiết kế triển khai sản phẩm đến tổ chức cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối và tiêu dùng. • Nhiệm vụ: Xác định mức chấtlượng cần đạt được, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng, nâng cao chất lượng các công việc cá quá trình của DA
  7. Nội dung của quản lý chất lượng - Lập kế hoạch chất lượng - Đảm bảo chất lượng - Kiểm soát chất lượng
  8. Tác dụng của quản lý chất lượng dự án • Đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư, của những người hưởng lợi từ dự án. • Là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh, tăng thị phần cho doanh nghiệp. • Nâng cao chất lượng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng NSLĐ, tăng thu nhập cho người lao động. • Đạt được mục tiêu của dự án, thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng, thời gian và chi phí.
  9. 7.2. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý chất lượng dự án 7.2.1. Lập kế hoạch chất lượng dự án 7.2.2. Đảm bảo chất lượng dự án 7.2.3. Kiểm soát chất lượng dự án
  10. 7.3. Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí dự án Các chi phí liên quan đến chất lượng dự án, bao gồm 4 nhóm: • Tổn thất nội bộ • Tổn thất bên ngoài • Chi phí ngăn ngừa • Chi phí thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng
  11. Tổn thất nội bộ • Khái niệm: Là những chi phí phát sinh do chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và được phát hiện trước khi giao cho khách hàng, bao gồm: ⁻ Thiệt hại về sản lượng do phế phẩm dẫn đến giảm doanh thu, lợi nhuận ⁻ Chi phí sửa chữa khắc phục các sản phẩm không đạt yêu cầu ⁻ Chi phí đánh giá các sai sót và phế phẩm ⁻ Chi phí hiệu chỉnh những sai sót Tổn thất nội bộ càng tăng khi việc phát hiện lỗi càng muộn
  12. Tổn thất bên ngoài • Khái niệm: Là những chi phí phát sinh do chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và được phát hiện sau khi giao cho khách hàng, bao gồm: - Thiệt hại thị phần và lợi nhuận tiềm năng do uy tín giảm - Chi phí vận chuyển, thu hồi sản phẩm bị lỗi - Chi phí đánh giá, khiếu nại, kiểm tra chất lượng - Chi phí bảo hành sản phẩm - Chi phí bồi thường, kiện tụng cho khách hàng Tổn thất bên ngoài thường lớn hơn nhiều so với tổn thất nội bộ
  13. Chi phí ngăn ngừa Khái niệm: Là những chi phí bỏ ra nhằm ngăn chặn việc tạo ra các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, bao gồm: • Chi phí rà soát lại thiết kế • Chi phí đánh giá nguồn cung ứng • Chi phí kho tàng bảo quản nguyên vật liệu • Chi phí đào tạo nhân viên, tập huấn công tác quản lý chất lượng • Chi phí cho công tác quản lý chất lượng (lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng)
  14. Chi phí thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng Khái niệm: Là những chi phí bỏ ra để thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong tất cả các khâu, bao gồm: ⁻Chi phí xây dựng quy trình đánh giá, kiểm tra chất lượng ⁻Chi phí cho các hoạt động kiểm tra ⁻Chi phí kiểm tra các nhà cung ứng ⁻Chi phí phân tích các báo cáo chất lượng ⁻Chi phí kiểm tra dịch vụ bảo hành, sửa chữa Nhóm chi phí này cũng mang tính chất ngăn ngừa nhằm giảm tổn thất bên trong và bên ngoài
  15. Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí dự án có liên quan • Bốn nhóm chi phí trên có thể gộp thành 2 loại: Tổn thất và chi phí ngăn ngừa. • Các tổn thất biến đổi ngược chiều với chất lượng dự án: Chất lượng càng cao (tỷ lệ sản phẩm hỏng càng thấp) thì tổn thất càng nhỏ và ngược lại. • Chi phí ngăn ngừa biến đổi cùng chiều với chất lượng dự án: Chi phí ngăn ngừa càng lớn thì chất lượng dự án sẽ càng cao và ngược lại.
  16. Đồ thị MQH giữa chất lượng và chi phí dự án có liên quan Chi phí Tổng chi phí Tổn thất Chi phí cực tiểu Chi phí ngăn ngừa 0% Tỷ lệ tối ưu 100% Tỷ lệ sp tốt
  17. 7.4. Các công cụ và kỹ thuật kiểm soát chất lượng dự án Các công cụ chủ yếu để quản lý chất lượng dự án bao gồm: • Lưu đồ hay biểu đồ quá trình • Biểu đồ nhân quả (biểu đồ hình xương cá) • Biểu đồ Pareto • Biểu đồ kiểm soát thực hiện • Biểu đồ phân bố mật độ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2