LLVH và đường lối VH của Đảng<br />
<br />
Bài 8<br />
<br />
DI SẢN VĂN HOÁ<br />
TS Phan Quốc Anh<br />
<br />
Khái niệm di sản văn hoá<br />
Xuất phát từ khái niệm văn hoá: “Văn<br />
hoá là những giá trị vật chất và<br />
tinh thần do loài người sáng tạo<br />
ra”, có nghĩa là những sản phẩm<br />
do con người làm ra. Trong quá<br />
trình sáng tạo ấy, loài người đã để<br />
lại một kho tàng văn hoá vật thể<br />
và phi vật thể.<br />
<br />
Loài người đã để lại một kho tàng văn<br />
hoá vật thể và phi vật thể:<br />
Đó là những công trình kiến trúc,<br />
những hiện vật trên và trong lòng<br />
đất (hữu thể), những kinh nghiệm,<br />
phong tục tập quán v.v…(vô thể).<br />
Tất cả những giá trị văn hoá ấy<br />
được sàng lọc qua thời gian, đọng<br />
lại thành di sản văn hoá.<br />
<br />
Khái niệm Di sản Văn hoá<br />
<br />
“Di sản văn hoá là tổng thể những giá<br />
trị văn hoá vật thể và phi vật thể<br />
do con người sáng tạo ra, được<br />
sàng lọc qua thời gian và tồn tại<br />
đến hiện tại, được chủ thể văn hoá<br />
nhận biết và sử dụng”.<br />
<br />
2. Phân loại di sản văn hoá<br />
<br />
Sau nhiều cuộc hội thảo văn hoá quốc<br />
tế do UNESCO tổ chức, người ta đã<br />
thống nhất chia di sản văn hoá<br />
thành hai loại: Di sản văn hoá vật<br />
thể và di sản văn hoá phi vật thể<br />
<br />