Bài giảng Quản trị chất lượng - TS. Hoàng Mạnh Dũng với mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng ứng dụng môn học vào thực tiễn. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị chất lượng - TS. Hoàng Mạnh Dũng
- Quản trị chất lượng
TS. Hoàng Mạnh Dũng
Trường Đại học Mở Tp.HCM
http://sites.google.com/site/hoangmanhdungou
- Mục tiêu môn học
Cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm và khả năng ứng dụng môn học
vào thực tiễn.
- Yêu cầu môn học
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn.
Bổ sung kiến thức trên internet.
Liên hệ với giảng viên.
Làm bài tập tại nhà.
- Tài liệu phục vụ môn học
Tài liệu học tập môn QTCL
Toàn bộ slide môn học
Các tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO
9000:2005, ISO 9004:2009, ISO
19011:2011.
- Yêu cầu môn học
1. QTCL là một chức năng của quản lý chung
khi điều hành một tổ chức.
2. Nội dung nhằm cung cấp kiến thức, kỹ
năng cũng như những kinh nghiệm trong
công tác QTCL.
3. Môn học luôn phải cập nhật kiến thức vì sự
soát xét tiêu chuẩn theo chu kỳ 05
năm/lần. Người học cần nắm những
nguyên tắc cơ bản “Dĩ bất biến, ứng vạn
biến”.
4. QTCL là môn học khá trìu tượng nhưng rất
cụ thể khi người học chịu khó nghiền ngẫm.
- Kế hoạch ôn tập từ xa
Thời gian ôn tập là 12 tiết, thực hiện trong
03 buổi.
Buổi 1: Chất lượng, Quản lý chất lượng, hệ
thống quản lý chất lượng và các HTQL khác.
Buổi 2: Các kỹ thuật và công cụ QLCL.
Buổi 3: Các chỉ số đo lường chất lượng, 7
công cụ kiểm soát chất lượng, Phân tích
tác động và hình thức sai lỗi FMEA
(Failure Modes and Effect Analysis).
- Cá ngừ Bình Định xuất khẩu sang Nhật Bản
Chất lượng cá ngừ hình thành từ khâu tổ
chức khai thác đến bảo quản, thu mua,
vận chuyển và xuất khẩu.
9 con với tổng trọng lượng 448 kg đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu; đến chợ bán đấu giá vào
ngày 8/8/2014.
1 con được mua 2.100 yen/kg. 1 con chỉ bán
được 250 yen/kg do chất lượng không đạt.
Như vậy, cao gấp 4 lần so với bán tại Việt
Nam.
- Trái cây Việt Nam vào thị trường khó tính
Trái cây Việt Nam ở trạng thái mềm không để
lâu được sau 10 ngày kể từ khi đóng gói.
Công nghệ bảo quản không tốt nên không giữ
được độ tươi, màu sắc và chất lượng trong 3-4
tháng. Vận chuyển bằng đường biển rẻ hơn 14
lần bằng máy bay khi xuất khẩu sang Đức.
Thanh long Việt Nam vào Mỹ từ năm 2008 và
phải mất 4 năm đàm phán như nộp đơn yêu
cầu, nộp danh sách dịch hại, phân tích nguy cơ
dịch hại, đưa ra giải pháp. Năm đầu tiên xuất
100 tấn. Năm 2012 xuất 1200 tấn.
- Khởi động môn học
1. Ở Việt Nam, các nhà quản
trị quan tâm nhất về chất
lượng trong hoàn cảnh
nào ?
2. Chất lượng là gì ? Chất
lượng có đo được không ?
Đo chất lượng bằng cách
nào ?
- Khởi động môn học
3. Ai là người chịu trách
nhiệm chính về chất lượng
trong một tổ chức ?
4. Nhà quản trị cần làm gì để
nâng cao chất lượng ?
5. Phong cách lãnh đạo nào áp
dụng thích hợp với QTCL
ngày nay ?
- Chất lượng
và quản trị chất lượng
- Chất lượng
Quen thuộc với cuộc sống ngay
từ thời cổ đại.
Khái niệm chất lượng luôn gây
ra nhiều tranh cãi.
Tùy theo đối tượng, "chất
lượng" có ý nghĩa khác nhau.
- Những sai lầm về chất lượng
CL là những gì sang trọng nhất ?
CL là những gì hiện đại nhất ?
CL là những gì đắt tiền nhất ?
- Độ lệch chất lượng
hay vòng xoắn Juran
- Độ lệch chất lượng
hay vòng xoắn Juran
Chất lượng là kết quả từ marketing,
nghiên cứu nhu cầu, thiết kế (hệ
thống, quá trình, sản phẩm), sản
xuất thử, sản xuất, bán hàng, dịch
vụ sau khi bán.
Trong đó, chất lượng của thiết kế giữ
vai trò quyết định.
Chất lượng là sự chênh lệch giữa suy
nghĩ của tổ chức với sự thỏa mãn
hay hài lòng của khách hàng.
- Chất lượng
Bill Conway: “Chất lượng phụ thuộc vào
cách thức quản lý đúng đắn”.
W. Edwards Deming: “Chất lượng là mức
dự báo về độ đồng đều, độ tin cậy với chi
phí thấp và phù hợp với thị trường”.
Tiêu chuẩn Pháp NF X 50 – 109 : “Chất
lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử
dụng”.
- Chất lượng
Oxford Pocket Dictionary : “Chất
lượng là mức hoàn thiện, đặc trưng
so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu
hiệu đặc thù, dữ kiện, thông số cơ
bản”.
Kaoru Ishikawa: “Chất lượng là khả
năng thỏa mãn nhu cầu của thị
trường với chi phí thấp nhất”.
- Chất lượng
Các nhà quản lý: “Chất lượng được đo bằng tỷ lệ
những sản phẩm được chấp nhận qua kiểm tra
chất lượng (KCS), số lượng phế phẩm,…”
Các nhà sản xuất: “Chất lượng phải đáp ứng
những chỉ tiêu kỹ thuật đề ra cho sản phẩm”.
Người bán lẻ: “Chất lượng nằm trong con mắt
người mua”.
Người tiêu dùng: “Chất lượng là sự thỏa mãn
nhu cầu hoặc hơn nữa nhưng với chi phí là thấp
nhất”.
- Chất lượng
Chất lượng là mức độ của một tập
hợp các đặc tính vốn có đáp ứng
các yêu cầu.
Mức độ
Tập hợp các đặc tính
Đáp ứng
Các yêu cầu của khách hàng và
các bên quan tâm.
- Đặc điểm của chất lượng
Được đo bởi sự đáp ứng nhu cầu.
Chất lượng luôn biến động, thay đổi theo thời
gian, không gian.
Các nhu cầu từ phía khách hàng và các bên
quan tâm.
Nhu cầu cũng có thể không được mô tả rõ
ràng.
Muốn đạt được chất lượng cần xây dựng
HTQLCL. Các thành tố ảnh hưởng chất lượng
bao gồm 5M (Men, Machine, Material,
Method, Measuring) trong đó; con người
(Men), phương pháp (Method) là quan trọng
nhất.