Tập bài giảng Quản trị chất lượng
lượt xem 33
download
Tập bài giảng Quản trị chất lượng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Quản trị chất lượng cho đối tượng là sinh viên đại học ngành Quản trị kinh doanh. Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 5 chương như sau: Chương 1 - tổng quan về quản trị chất lượng; chương 2 - hệ thống quản trị chất lượng; chương 3 - đảm bảo và cải tiến chất lượng; chương 4 - các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng; chương 5 - kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng Quản trị chất lượng
- LỜI NÓI ĐẦU Tập bài giảng Quản trị chất lượng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Quản trị chất lượng cho đối tượng là sinh viên đại học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 5 chương, được trình bày trên 200 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần bài đọc thêm và câu hỏi ôn tập. Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Quản trị chất lượng theo hướng khái quát hóa nội dung nhưng giảm thiểu tính hàn lâm trong trình bày, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Quản trị chất lượng đến gần với người đọc, người học hơn, tăng cường tính phổ biến về lý thuyết Quản trị chất lượng trong nền kinh tế thị trường. Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này. NHÓM TÁC GIẢ 1
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG ..................................... 1 1.1. Chất lƣợng sản phẩm ............................................................................................ 1 1.1.1. Sản phẩm và phân loại sản phẩm .................................................................. 1 1.1.1.1. Khái niệm sản phẩm ............................................................................... 1 1.1.1.2. Phân loại sản phẩm................................................................................. 2 1.1.2. Chất lƣợng sản phẩm và vai trò của chất lƣợng sản phẩm............................ 3 1.1.2.1. Quan niệm chất lƣợng sản phẩm ............................................................ 3 1.1.2.2. Các thuộc tính chất lƣợng sản phẩm ...................................................... 5 1.1.2.3. Các yêu cầu và đặc điểm của chất lƣợng sản phẩm ............................... 7 1.1.2.4. Vai trò của chất lƣợng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh ................. 8 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm....................................... 10 1.1.3.1. Những nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài ........................................ 10 1.1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .................................................... 13 1.2. Chi phí chất lƣợng .............................................................................................. 15 1.2.1. Sự ra đời và bản chất của chi phí chất lƣợng .............................................. 15 1.2.1.1. Sự ra đời của khái niệm chi phí chất lƣợng.......................................... 15 1.2.1.2. Bản chất của chi phí chất lƣợng ........................................................... 15 1.2.2. Mô hình chi phí chất lƣợng ......................................................................... 17 1.2.2.1. Mô hình chi phí chất lƣợng truyền thống ............................................. 17 1.2.2.2. Mô hình chi phí chất lƣợng hiện đại .................................................... 18 1.2.3. Một số chỉ tiêu hiệu quả của chi phí chất lƣợng ......................................... 19 1.3. Quản trị chất lƣợng............................................................................................. 20 1.3.1. Khái niệm và vai trò của quản trị chất lƣợng .............................................. 20 1.3.1.1. Khái niệm quản trị chất lƣợng .............................................................. 20 1.3.1.2. Vai trò của quản trị chất lƣợng ............................................................. 25 1.3.2. Các triết lý về chất lƣợng và quản trị chất lƣợng ........................................ 26 1.3.2.1. W. Edward Deming .............................................................................. 26 1.3.2.2. Joseph Juran ......................................................................................... 27 1.3.2.3. Philip Crosby ........................................................................................ 29 1.3.2.4. Armand Feigenbaum ............................................................................ 30 1.3.2.5. Kaoru Ishikawa .................................................................................... 31 1.3.2.6. Taguchi ................................................................................................. 32 1.3.3. Những nguyên tắc của quản trị chất lƣợng ................................................. 34 1.3.3.1. Quản trị chất lƣơng phải đƣợc định hƣớng bởi khách hàng................. 34 1.3.3.2. Coi trọng con ngƣời trong quản trị chất lƣợng .................................... 34 1.3.3.3. Quản trị chất lƣợng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ .................... 34 2
- 1.3.3.4. Quản trị chất lƣợng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lƣợng .........................................................................................35 1.3.3.5. Quản trị chất lƣợng theo quá trình........................................................36 1.3.3.6. Nguyên tắc kiểm tra..............................................................................36 1.3.4. Các chức năng cơ bản của quản trị chất lƣợng ............................................36 1.3.4.1. Chức năng hoạch định ..........................................................................37 1.3.4.2. Chức năng tổ chức ................................................................................37 1.3.4.3. Chức năng kiểm tra, kiểm soát .............................................................38 1.3.4.4. Chức năng kích thích ............................................................................38 1.3.4.5. Chức năng điều chỉnh, điều hoà phối hợp ............................................38 1.3.5. Các phƣơng pháp quản trị chất lƣợng .........................................................39 1.3.5.1. Phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng ........................................................39 1.3.5.2. Kiểm soát chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng toàn diện ....................40 1.3.5.3. Đảm bảo chất lƣợng .............................................................................41 1.3.5.4. Quản trị chất lƣợng toàn diện ...............................................................41 1.3.6. Quản trị chất lƣợng dịch vụ .........................................................................42 1.3.6.1. Dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ..............................................................42 1.3.6.2. Quản trị chất lƣợng dịch vụ ..................................................................47 1.3.6.3. Đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ ................................................................50 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG ..............................................................................55 BÀI ĐỌC THÊM...........................................................................................................57 BÀI ĐỌC THÊM...........................................................................................................62 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................69 CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG .............................................70 2.1. Phân loại, vai trò và yêu cầu của hệ thống quản trị chất lƣợng ..........................70 2.1.1. Khái niệm và phân loại hệ thống quản trị chất lƣợng .................................70 2.1.1.1. Khái niệm hệ thống quản trị chất lƣợng ...............................................70 2.1.1.2. Phân loại hệ thống quản trị chất lƣợng .................................................70 2.1.2. Yêu cầu của hệ thống quản trị chất lƣợng ...................................................71 2.1.2.1. Yêu cầu chung ......................................................................................71 2.1.2.2. Yêu cầu về hệ thống văn bản ................................................................72 2.1.3. Chức năng, vai trò của hệ thống quản trị chất lƣợng ..................................72 2.1.3.1. Chức năng của hệ thống quản trị chất lƣợng ........................................72 2.1.3.2. Vai trò của hệ thống quản trị chất lƣợng ..............................................73 2.2. Một số hệ thống quản trị chất lƣợng...................................................................74 2.2.1. Hệ thống quản trị chất lƣợng ISO 9000 ......................................................74 2.2.1.1. Nguyên tắc quản trị chất lƣợng của ISO 9000 .....................................74 2.2.1.2. Đối tƣợng và các trƣờng hợp áp dụng ISO 9000 .................................76 3
- 2.2.1.3. Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ................................................. 76 2.2.1.4. Vai trò và lợi ích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ..................................... 78 2.2.2. Hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện TQM ............................................. 79 2.2.2.1. Khái niệm TQM ................................................................................... 79 2.2.2.2. Đặc điểm của TQM .............................................................................. 80 2.2.2.3. Các nguyên tắc của TQM ..................................................................... 80 2.2.3. Hệ thống quản trị chất lƣợng của doanh nghiệp ......................................... 84 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG .............................................................................. 89 BÀI ĐỌC THÊM .......................................................................................................... 90 CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................... 93 CHƢƠNG 3. ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƢỢNG .......................................... 94 3.1. Đảm bảo chất lƣợng ........................................................................................... 94 3.1.1. Thực chất và ý nghĩa của đảm bảo chất lƣợng ............................................ 94 3.1.2. Nguyên tắc và chức năng của đảm bảo chất lƣợng ..................................... 95 3.1.2.1. Các nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng .................................................... 95 3.1.2.2. Chức năng đảm bảo chất lƣợng ............................................................ 96 3.1.3. Sự phát triển của đảm bảo chất lƣợng ......................................................... 97 3.2. Cải tiến chất lƣợng ............................................................................................. 99 3.2.1. Khái niệm cải tiến chất lƣợng và sự cần thiết phải cải tiến chất lƣợng ...... 99 3.2.2. Cải tiến chất lƣợng sản phẩm và quá trình .................................................. 99 3.2.2.1. Phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm ....................................... 99 3.2.2.2. Cải tiến liên tục các quá trình ............................................................. 100 3.2.3. Phƣơng pháp Benchmarking trong cải tiến chất lƣợng ............................. 103 3.2.3.1. Khái niệm và sự phát triển của Benchmarking .................................. 103 3.2.3.2. Benchmarking cạnh tranh................................................................... 106 3.2.3.2. Benchmarking qui trình ...................................................................... 107 3.2.3.3. Benchmarking chiến lƣợc .................................................................. 110 3.2.3.4. Các vấn đề cơ bản trong Benchmarking ............................................ 110 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG ............................................................................ 120 BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................................ 121 CÂU HỎI ÔN TẬP ..................................................................................................... 131 CHƢƠNG 4. CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG 132 4.1. Thực chất,vai trò của kiểm soát chất lƣợng bằng các công cụ thống kê .......... 132 4.1.1. Thực chất của kiểm soát chất lƣợng bằng các công cụ thống kê .............. 132 4.1.2. Vai trò của sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lƣợng .... 133 4.2. Các công cụ thống kê truyền thống trong kiểm soát chất lƣợng ...................... 134 4.2.1. Sơ đồ lƣu trình ........................................................................................... 134 4.2.2. Sơ đồ nhân quả .......................................................................................... 134 4
- 4.2.3. Biểu đồ Pareto ...........................................................................................136 4.2.4. Phiếu kiểm tra chất lƣợng ..........................................................................137 4.2.5. Biểu đồ phân bố mật độ .............................................................................140 4.2.6. Biểu đồ kiểm soát ......................................................................................145 4.2.7. Biểu đồ phân tán ........................................................................................154 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG ............................................................................157 BÀI ĐỌC THÊM.........................................................................................................158 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................167 CHƢƠNG 5. KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM ...........................................168 5.1. Kiểm tra chất lƣợng và vai trò của kiểm tra chất lƣợng ...................................168 5.1.1. Thực chất của kiểm tra chất lƣợng ............................................................168 5.1.2. Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra chất lƣợng ...............................................169 5.2. Phƣơng pháp và các hình thức kiểm tra chất lƣợng .........................................169 5.2.1. Phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng .............................................................169 5.2.1.1. Phƣơng pháp kiểm tra bằng cảm quan ...............................................169 5.2.1.2. Phƣơng pháp thí nghiệm.....................................................................170 5.2.1.3. Phƣơng pháp chuyên viên ..................................................................171 5.2.2. Hình thức kiểm tra chất lƣợng ...................................................................171 5.2.3. Trình tự các bƣớc kiểm tra chất lƣợng ......................................................172 5.3. Bản chất và nội dung của kiểm tra chọn mẫu chấp nhận .................................174 5.3.1. Thực chất và sự cần thiết của kiểm tra chọn mẫu chấp nhận ....................174 5.3.2. Các vấn đề cơ bản về cách lấy mẫu ...........................................................176 5.3.2.1. Các khái niệm cơ bản .........................................................................176 5.3.2.2. Các yêu cầu cần đảm bảo trong lấy mẫu ............................................177 5.3.2.3. Các phƣơng thức lấy mẫu ...................................................................177 5.3.3. Xây dựng phƣơng án lấy mẫu đơn theo thuộc tính chất lƣợng .................178 5.3.3.1. Rủi ro trong lấy mẫu chấp nhận .........................................................179 5.3.3.2. Đƣờng cong đặc tính vận hành ...........................................................179 5.3.3.3. Phƣơng án lấy mẫu tiêu chuẩn hóa .....................................................184 5.3.3.4. Phƣơng pháp xác định mẫu đơn gần đúng .........................................187 5.3.3.5. Chất lƣợng trung bình giao đi.............................................................188 5.3.3.6. Kiểm tra chọn mẫu theo chỉ tiêu biến số chất lƣợng ..........................189 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG ............................................................................192 BÀI ĐỌC THÊM.........................................................................................................193 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................200 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................201 5
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG 1.1. Chất lƣợng sản phẩm 1.1.1. Sản phẩm và phân loại sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm sản phẩm Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trƣờng. Mỗi sản phẩm đƣợc sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của ngƣời tiêu dùng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và những tiến bộ kinh tế - xã hội, nhu cầu của con ngƣời về các loại sản phẩm ngày càng lớn về số lƣợng, đa dạng về chủng loại, mẫu mãvà yêu cầu cao hơn về chất lƣợng. Ngày nay, sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ đáp ứng những yêu cầu về giá trị sử dụng vật chất mà về cả yếu tố tinh thần, văn hóa của ngƣời tiêu dùng. Theo ISO 9000:2000 trong phần thuật ngữ thì sản phẩm đƣợc định nghĩa là "kết quả của các hoạt động hay các quá trình". Nhƣ vậy, sản phẩm đƣợc tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra vật phẩm vật chất cụ thể và các dịch vụ. Tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực củanền kinh tế quốc dân đều tạo ra hoặc cung cấp "sản phẩm" của mình cho xã hội. Hơn nữa bất kỳ một yếu tố vật chất hoặc một hoạt động nào do doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đềuđƣợc gọi là sản phẩm. Quan niệm này đã phát triển khái niệm sản phẩm đến phạm vi rộng lớn hơn bao trùm mọi kết quả từ hoạt động của các doanh nghiệp không kể đƣợc tiêu dùng nội bộ hay bên ngoài doanh nghiệp. Sản phẩm đƣợc hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình vàvô hình tƣơng ứng với 2 bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm. Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện dƣới một hình thức cụ thể rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những sản phẩm đƣợc lắp ráp, nguyên vật liệu đã chế biến. Các thuộc tính phần cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau nhƣ chức năng, công dụng kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm. Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này phụ thuộc rất chặt chẽ vào mức độ đầu tƣ của lao động và trình độ kỹ thuật sử dụng trong quá trình sảnxuất của các doanh nghiệp. Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng các yếu tố nhƣ thông tin, khái niệm các dịch vụ đi kèm…. Đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm lý xã hội của khách hàng. Những yếu tố phần mềm của sản phẩm ngày càng thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, chính những yếu tố phần mềm lại tạo ra nhiều lợi thế cạnh trạnh khó sao chép hơn là những yếu tố phần cứng của sảnphẩm. Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh có thể đƣợc biểu diễn khái quát theo sơ đồ sau: 1
- Phần cứng: Hữu hình * Vật thể bộ phận * Sản phẩm đƣợc lắp ráp * Nguyên vật liệu SẢN PHẨM Phần mềm: Vô hình * Các dịch vụ * Các khái niệm * Thông tin … Hình 1.1. Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh 1.1.1.2. Phân loại sản phẩm Trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất hàng ngày, con ngƣời sử dụng rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nhu cầu của con ngƣời rất phức tạp và phát triển theo hƣớng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Để thỏa mãn nhu cầu đa dạng đó của con ngƣời, các doanh nghiệp sản xuất ra hàng trăm nghìn loại sản phẩm với công dụng và chức năng tên gọi khác nhau. Để tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi trong công tác quản trị và tổ chức sản xuất - kinh doanh trên thị trƣờng, ngƣời ta phân loại sản phẩm thành những nhóm khác nhau. Đối với doanh nghiệp, mỗi cách phân loại nhằm những mục đích riêng, tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, cho công tác quản trị, bảo quản, vận chuyển và các hoạt động dịch vụ kèm theo thích hợp. Ở phạm vi nền kinh tế quốc dân, việc phân loại sản phẩm giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc dễquản trị và có cơ sở để định hƣớng chính sách phát triển cơ cấu sản phẩm hợp lý trong từng thời kỳ. Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại sản phẩm nhƣ phân loại theo chức năng, công dụng của sản phẩm, theo đặc điểm công nghệ sản xuất, theo nguyên liệu sử dụng, theo thành phần hoá học. Dƣới góc độ của quản trị chất lƣợng, ngƣời ta chỉ xem xét cách phân loại căn cứ vào công dụng chức năng của sản phẩm. Cách phân loại phổ biến nhất là căn cứ vào công dụng của sản phẩm. Trong số những sản phẩm có cùng công dụng, ngƣời ta lại có thể chia thành các nhóm sản phẩm dựa theo mục đích, lĩnh vực, đối tƣợng, điều kiện và thời gian sử dụng... Theo mục đích sử dụng, sản phẩm đƣợc chia làm ba loại: sản phẩm dùng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất sản phẩm, để tiêu dùng và sản phẩm để bán. Mỗi doanh nghiệp phải có những giải pháp trọng tâm khác nhau để đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra phù hợp với mục đích và yêu cầu của ngƣời sử dụng. Trong nhóm sản phẩm tiêu dùng, căn cứ vào thời gian sử dụng lại chia thành các sản phẩm tiêu dùng thƣờngxuyên và sản phẩm lâu bền. Cứ nhƣ vậy, sự phân loại sản phẩm thành những 2
- nhóm nhỏ với những đòi hỏi cụ thể riêng biệt về giá trị sử dụng, yêu cầu bảo quản, quản trị... Những sản phẩm có cùng chức năng, công dụng đáp ứng một mục đích tiêu dùng nhất định lại do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và cung cấp. Để phục vụ công tác quản trị, phân biệt các loại sản phẩm có nguồn gốc sản xuất ra từ những đơn vị khác nhau, thông thƣờng các cơ quan quản trị nhà nƣớc về chất lƣợng yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải sử dụng nhãn hiệu sản phẩm riêng biệt. Nhãn hiệu đƣợc đăng ký và thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá về quy cách và chất lƣợng và đƣợc bảo hộ nhãn hiệu khi đã đăng ký với cơ quan quản trị nhà nƣớc về chất lƣợng dùng để phân biệt hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. Trên nhãn hiệu có ghi những thông tin cần thiết về chất lƣợng, số đăng ký, tiêu chuẩn chất lƣợng, các quy định về điều kiện và phạm vi sử dụng, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo hành nhằm bảo vệ ngƣời sản xuất cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng. Các doanh nghiệp dùng nhãn hiệu hàng hoá là để cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm và khẳng định chất lƣợng sản phẩm của mình trƣớc ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng. 1.1.2. Chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm 1.1.2.1. Quan niệm chất lượng sản phẩm Khái niệm chất lƣợng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay đƣợc sử dụng phổ biến và rất thông dụng hằng ngày trong cuộc sống cũng nhƣ trong sách báo. Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu nào, chúng ta đều thấy xuất hiện thuật ngữ chất lƣợng. Tuy nhiên, hiểu thế nào là chất lƣợng sản phẩmlại là vấnđể không đơn giản. Chất lƣợng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật – kinh tế, xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lƣợng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đƣa ra những quan niệm về chất lƣợng xuất phát từ ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trƣờng. Quan niệm siêu việt cho rằng chất lƣợng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Khi nói đến sản phẩm có chất lƣợng, ví dụ nói về ôtô ngƣời ta nghĩ ngay tới những xe nổi tiếng nhƣ Rolls -Royce, Mercedes... Quan niệm này mang tính triết học, trừu tƣợng, chất lƣợng không thể xác định một cách chính xác nên nó chỉ có ý nghĩa đơn thuần trong nghiên cứu. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lƣợng sản phẩm đƣợc phản ánh bởi các thuộc tính đặc trƣng của sản phẩm đó. Chẳng hạn, theo quan niệm của Liên Xô (cũ) thì: "Chất lƣợng là tập hợp những tính chất của sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của nó", 3
- hoặc một định nghĩa khác: "Chất lƣợng là một hệ thống đặc trƣng nội tại của sản phẩm đƣợc xác định bằng những thông sốcó thể đo đƣợc hoặc so sánh đƣợc, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó". Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lƣợng sản phẩm với số lƣợng cácthuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhƣng không đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lƣợng là sựhoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trƣớc. Định nghĩa này cụ thể, mang tính thực tế cao, đảm bảo nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trƣớc, tạo cơ sở thực tiễn cho các hoạt động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lƣợng. Tuy nhiên, quan niệm chất lƣợng này chỉ phản ánh mối quan tâm của ngƣời sản xuất đến việc đạt đƣợc những chỉ tiêu chất lƣợng đặt ra. Chẳng hạn, chất lƣợng đƣợc định nghĩa là tổng hợp những tính chất đặc trƣng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn những yêu cầu định trƣớc cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời ta đƣa ra rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lƣợng sản phẩm. Những khái niệm chất lƣợng này xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trƣờng nhƣ nhu cầu, cạnh tranh, giá cả... Có thể gọi chúng dƣới một nhóm chung là quan niệm "chất lƣợng hƣớng theo thị trƣờng". Đại diện cho những quan niệm này là những khái niệm chất lƣợng sản phẩm của các chuyên gia quản trị chất lƣợng hàng đầu thế giới nhƣ W. Edwards Deming và Joseph Juran ở Nhật Bản, Philip Crosby ở Mỹ… Trong nhóm quan niệm này lại có các cách tiếp cận khác nhau. Xuất phát từ ngƣời tiêu dùng, chất lƣợng đƣợc định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của ngƣời tiêu dùng. Chẳng hạn, trong cuốn "Chất lƣợng là thứ cho không”, Philip Crosby định nghĩa: "Chất lƣợng là sự phù hợp với yêu cầu”. Theo ông đây là yêu cầu của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất; hay theo tiến sỹ W. Edwards Deming thì: "Chất lƣợng là sự phù hợp với mục đích sử dụng"… Xuất phát từ một giá trị, chất lƣợng đƣợc hiểu là đại lƣợng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu đƣợc từ tiêu dùng sản phẩm với chi phi phải bỏ ra để đạt dƣợc lợi ích đó. Theo quan niệm này, nhiều định nghĩa đƣợc đặt ra, chẳng hạn: "Chất lƣợng là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ ở giá mà khách hàng chấp nhận"; hoặc "Chất lƣợng là cái mà khách hàng phải trả đúng với cái họ nhận đƣợc"; hoặc theo A.P. Viavilov, một chuyên gia quản trị chất lƣợng của Liên Xô (cũ) thì: "Chất lƣợng là một tập hợp những tính chất của sản phẩm chứa đựng mức độ thích ứng của nó để thỏa mãn những nhu cầu nhất định theo công dụng của nó với những chi phí xã hội cần thiết". 4
- Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm, chất lƣợng cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng. Ngoài những quan niệm này, trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời ta còn đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào phục vụ những mục đích cụ thể nhằm duy trì và phát triển thị trƣờng hay sự cải tiến không ngừng chất lƣợng sản phẩm. Những quan niệm hƣớng theo thị trƣờng đƣợc đa số các nhà nghiên cứu và các doanh nhân tán đồng vì nó phản ánh đúng nhu cầu đích thực của ngƣời tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu thỏa mãn khách hàng, củng cố đƣợc thị trƣờng và giữ đƣợc thành công lâu dài. Ngày nay ngƣời ta thƣờng nói đến chất lƣợng tổng hợp bao gồm chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc mức chất lƣợng đó. Quan niệm này đặt chất lƣợng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lƣợng của dịch vụ, chất lƣợng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Để giúp cho hoạt động quản trị chất lƣợng trong các doanh nghiệp đƣợc thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đƣa ra định nghĩa chất lƣợng: "Chất lƣợng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi đƣợc nêu ra hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này đƣợc chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lƣợng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. 1.1.2.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm Mỗi sản phẩm đều cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Chất lƣợng của các thuộc tính này phản ánh mức độ chất lƣợng đạt đƣợc của sản phẩm đó. Mỗi thuộc tính chất lƣợng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng đáp ứng nhu cẩu của ngƣời tiêu dùng. Các thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một mức độ chất lƣợng nhất định của sản phẩm. Đối với những nhóm sản phẩm khác nhau, những yêu cầu về thuộc tính chất lƣợng cũng khác nhau. Tuy nhiên những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lƣợng sản phẩm gồm: Các thuộc tính kỹ thuật phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm. Nhóm này đặc trƣng cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm đƣợc quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm. Các yếu tố này đƣợc thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức 5
- năng đặc trƣng cho hoạt động của sản phẩm và hiệu quả của quá trình sửdụng sản phẩm đó. Các yếu tố thẩmmỹ đặc trƣng cho sự truyền cảm, sự hợp lývề hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thƣớc, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang. Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trƣng cho tính chất của sản phẩm giữ đƣợc khả năng làm việc bình thƣờng theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơsở đảm bảo đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dƣỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của ngƣời tiêu dùng. Độ tin cậy của sản phẩm: Độ tin cậy đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánhchất lƣợng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trƣờng của mình. Độ an toàn của sản phẩm: Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khỏe ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Thuộc tính này đặc biệt quan trọng đối với những sản phẩmtrực tiếp ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời tiêu dùng nhƣ các đồ thực phẩm ăn uống, thuốc chữa bệnh... Khi thiết kế sản phẩm luôn phải coi đây là thuộc tính cơ bản không thể thiếu đƣợc của một sản phẩm. Mức độ gâyô nhiễm của sản phẩm. Cũng giống nhự độ an toàn, mức độ gây ô nhiễm đƣợc coi là một yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đƣa sản phẩm của mình ra thị trƣờng. Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng. Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng đối với những sản phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng. Tiết kiệm nguyên liệu, năng lƣợng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trƣờng. Ngoài những thuộc tính hữu hình có thể đánh giá cụ thể mức chất lƣợng sản phẩm, còn có các thuộc tính vô hình khác không biểu hiện một cách cụ thể dƣới dạng vật chất nhƣng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lƣợng của một sản phẩm. Ngày nay, những dịch vụ đi kèm sản phẩm, đặc biệt là dịch vụ sau khi bán đang trở thành một trong những thuộc tính quan trọng trong thành phần của chất lƣợng sản phẩm. Trong nhiều trƣờng hợp, chúng đóng vai trò cơ bản cho sự thành công của các doanhnghiệp trên thị trƣờng. Tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm đƣợc coi nhƣ yếu tố chất lƣợng vô hình tácđộnglên tâm lý lựa chọn của khách hàng, thu hút sự chú ý và kích thích ham muốn mua hàng của họ. 6
- Nhƣ vậy, chất lƣợng sản phẩm đƣợc tạo ra bởi toàn bộ thuộc tính của sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất hữu hình và vô hình của ngƣời tiêu dùng. Chúng phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ phù hợp của từng thuộc tính chất lƣợng với những yêu cầu và sự tác động tổng hợp của các thuộc tính này. Mỗi thuộc tính có tầm quan trọng khác nhau tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, mục đích và yêu cầu sử dụng của ngƣời tiêu dùng. Trách nhiệm của các doanh nghiệp là xác định đƣợc mức chất lƣợng tổng hợp giữa các thuộc tính này một cách hợp lý nhất đối với từng loại sản phẩm. 1.1.2.3. Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng sản phẩm Chất lƣợng sản phẩm là một khái niệm phức tạp và tổng hợp cần đƣợc xem xét đánh giá một cách đầy đủ, thận trọng. Chất lƣợng sản phẩm chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa lao động với các yếu tố công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội. Bao hàm trong chất lƣợng là một tập hợp các thuộc tính thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đặc trƣng phù hợp với môi trƣờng xã hội và trình độ phát triển công nghệ trong từng thời kỳ. Trƣớc hết, chất lƣợng là khả năng đáp ứng các yêu cầu về chức năng kỹ thuật phản ánh giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể đạt đƣợc. Các thuộc tính chất lƣợng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều thành phần, bộ phận hợp thành nhƣ nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị, lao động sống, công nghệ kỹ thuật. Chất lƣợng không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật củasản phẩm mà còn phản ánh trình độ, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc, mỗi khu vực trong từng thời kỳ. Vì vậy, cần đặt chất lƣợng sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố ảnh hƣởng đến nó. Sản phẩm khi đƣa ra thị trƣờng, trở thành hàng hoá phải thỏa mãn đƣợc khách hàng về cả hai mặt giá trị sử dụng và giá trị. Xuất phát từ bản chất của sản phẩm luôn có hai đặc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng phản ánh công dụng cụ thể của sản phẩm và chính công dụng này làm nên tính hữu ích của nó. Ngƣời tiêu dùng mua sản phẩm trƣớc hết vì chúng có giá trị sử dụng thỏa mãn mục đích yêu cầu của họ. Chính vì vậy, trƣớc đây khi nói đến chất lƣợng, các doanh nghiệp thƣờng ít chú ý mặt giá trị của sản phẩm nên dễ xảy ra tình trạng ngƣời sản xuất chỉ lo làm ra sản phẩm không thỏa mãn đƣợc yêu cầu của khách hàng về mặt kinh tế. Sản phẩm không tiêu thụ đƣợc bị ứ đọng. Do đó, khi nói chất lƣợng sản phẩm không thể chỉ nói đến giá trị sửdụng của sản phẩm mà phải đề cập đến cả mặt giá trị và các dich vụ khác có liên quan trực tiếp đến sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm đƣợc hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình tạo ra sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa các quá trình trƣớc, trong và sau sản xuất: nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sửdụng sản phẩm. Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và công nghệ liên quan đến mọi 7
- hoạt động trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Các yếu tố tác động đến chất lƣợng mang tính nhiều vẻ, có yếu tố bên trong và bên ngoài, có yếu tố trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân và kết quả. Chất lƣợng sản phẩm có tính tƣơng đối cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với thời gian và không gian. Chất lƣợng sản phẩm không ở trạng thái cố định, mà thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố sản xuất của khoa học - công nghệ và tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu của từng thị trƣờng. Trên những thị trƣờng khác nhau có những yêu cầu chất lƣợng khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm cần phải xem xét trong mốiquan hệ chặt chẽ với điều kiện và môi trƣờng kinh doanh, tình hình và khả năng phát triển kinh tế xã hội và công nghệ trong mỗi thời kỳ và của từng nƣớc, từng khu vực thị trƣờng cụ thể. Chất lƣợng cần đƣợc đánh giá trên cả hai mặt chủ quan và khách quan. Tính chủ quan của chất lƣợng thể hiện thông qua chất lƣợng trong sự phù hợp hay còn gọi chất lƣợng thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng. Nó phản ánh nhận thức của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm. Nâng cao loại chất lƣợng này có ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Tính khách quan thể hiện thông qua các thuộc tính vốn có trong từng sản phẩm. Nhờ tính khách quan này chất lƣợng có thể đo lƣờng đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể. Tính khách quan của chất lƣợng thể hiện thông qua chất lƣợng tuân thủ thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của các đăc tính chất lƣợng sản phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra. Loại chất lƣợng này phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đăc điểm và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản trị, sảnxuất của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lƣợng loại này giúp doanh nghiệp giảm chi phí chất lƣợng. Chất lƣợng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với mục đích tiêu dùng cụ thể. Không thể có chất lƣợng sản phẩm chung cho tất cả mọi điều kiện, mọi đối tƣợng. Đặc điểm này đòi hỏi việc cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng là một trong những yêu cầu không thể thiếu đƣợc đối với các nhà sản xuất. 1.1.2.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh Trong môi trƣờng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E. Poter (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đƣợc thể hiện thông qua hai chiến lƣợc cơ bản là phân biệt hoá sản phẩm và chi phí thấp. Chất lƣợng sản phẩm trở thành một trong những chiến lƣợc quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xu thế toàn cầu hoá mở ra thị trƣờng rộng lớn hơn nhƣng cũng làm tăng thêm lƣợng cung trên thị trƣờng. Ngƣời tiêu dùng có quyển lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn. Yêu cầu về chất lƣợng 8
- của thị trƣờng nƣớc ngoài rất khắt khe. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài rất lớn, chất lƣợng sản phẩm cao, chi phí sản xuất hợp lý. Tình hình đó đặt ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia thị trƣờng thế giới. Chất lƣợng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của sảnphẩm Việt Nam vào thị trƣờng quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ta. Chất lƣợng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút ngƣời mua. Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lƣợng khác nhau. Các thuộc tính này đƣợc coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.Khách hàng hƣớng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có các thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy, sản phẩm có các thuộc tính chất lƣợng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi sản phẩm chất lƣợng cao, ổn định, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tƣợng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp đƣợc nâng cao, có tác động lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng nhờ chất lƣợng cao là cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trƣờng, tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Trong nhiều trƣờng hợp nâng cao chất lƣợng sản phẩm có ý nghĩa tƣơng đƣơng với tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị sử dụng, lợi ích kinh tế - xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào tăng lên, tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất. Nhƣ vậy, chất lƣợng và năng suất là hai khái niệm đồng hƣớng. Với cùng một đơn vị nguồn lực đầu tƣ cho quá trình sản xuất, doanh nghiệp thu hút đƣợc nhiều hàng hóa hơn hoặc với giá trị sử dụng cao hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời tiêu dùng. Đối với những sản phẩm là công cụ, phƣơng tiện sản xuất hoặc tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu, năng lƣợng trong quá trình tiêu dùng thì chi phí trong vận hành khai thác sản phẩm là một thuộc tính chất lƣợng rất quan trọng. Sản phẩm càng hoàn thiện, chất lƣợng càng cao thì mức tiêu hao nguyên liệu năng lƣợng trong sử dụng càng ít. Cải tiến, nâng cao chất lƣợng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Mặt khác, tính hiện đại của sản phẩm cũng tạo điều kiện giảm phế thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, nhờ đó giảm đƣợc các nguồn ô nhiễm môi trƣờng. Nâng cao chất lƣợng còn giúp cho ngƣời tiêu dùng tiết kiệm đƣợc thời gian và sức lực khi sử dụng sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp. Nó tạo cho ngƣời tiêu dùng những tiện lợi hơn và đƣợc đáp ứng nhanh hơn, đầy đủ hơn. Suy cho cùng đó là 9
- những lợi ích mà mục tiêu của việc sản xuất và cung cấp sản phẩm đƣa lại cho con ngƣời. Bởi vậy, chất lƣợng đã và luôn là yếu tố quan trọng số một đối với các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Nâng cao chất lƣợng là giải pháp quan trọng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội,tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. Nhờ đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lƣợng, các doanh nghiệp, chủ sở hữu, ngƣời lao động, ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội đều thu đƣợc những lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trƣờng, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động; ngƣời tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu với chi phí hợp lý; chủ sở hữu có nguồn thu tăng và cuối cùng là Nhà nƣớc tăng ngân sách và giải quyết những vấn đề xã hội. Tóm lại, trong điều kiện hiện nay, nâng cao chất lƣợng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lƣu kinh tế và mở rộng trao đổi thƣơng mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chất lƣợng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm hàng hoá Việt Nam và sức mạnh kinh tế của đất nƣớc trên thị trƣờng thế giới. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Chất lƣợng sản phẩm đƣợc tạo ra trong toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm tới các khâu tổ chức mua sắm nguyên vật liệu, triển khai quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Do tính chất phức tạp và tổng hợp của khái niệm chất lƣợng nên việc tạo ra và hoàn thiện chất lƣợng sản phẩm chịu tác động củarất nhiều các nhân tố thuộc môi trƣờng kinh doanh bên ngoài và những nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lƣợng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra. 1.1.3.1. Những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài a. Tình hình phát triển kinh tế thế giới Những thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của chất lƣợng trong những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Chất lƣợng đã trở thành ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu. Những đặc điểm của giai đoạn ngày nay đã đặt các doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề chất lƣợng là: Xu hƣớng toàn cầu hóa với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền kinh tế thế giới của mọi quốc gia: Đẩy mạnh tự do thƣơng mại quốc tế. 10
- Thị trƣờng Khoa Kinh tế Thỏa mãn khách hàng học công thế giới nghệ Quản trị Nguyên liệu Công nghệ Cơ chế Lao động Văn hóa chính xã hội sách Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều cách tƣ duy cũ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng. Sự thay đổi nhanh chóng của những tiến bộ xã hội với vai trò của khách hàng ngày cang cao. Cạnh tranh tăng lên gay gắt cùng với sự bão hòa của thị trƣờng. Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lƣợng đang trở thành hàng đầu. Các cuộc khảo sát cho thấy các công ty thành công trên thị trƣờng là những doanh nghiêp đã nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lƣợng. Sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra thỏa mãn khách hàng trong nƣớc và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã tạo ra lợi thế độc quyền trong chất lƣợng về cạnh tranh. Đây là chìa khóa đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của các doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, các công ty Nhật Bản là những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chất lƣợng. Sản phẩm của các công ty Nhật Bản đã đƣợc toàn thế giới tiếp nhận và đánh giá cao. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn không chỉ về chất lƣợng sản phẩm mà còn ở giá cả hợp lý. Các doanh nghiêp trên thế giới không có con đƣờng nào khác là chấp nhận cạnh tranh. Những yếu tố hội nhập trên đây có tác động toàn diện sâu sắc đến chất lƣợng do các doanh nghiệp sản xuất ra. b. Tình hình thị trường Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hƣớng cho sự phát triển chất lƣợng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng đƣợc những mong đợi của khách hàng. Xu hƣớng phát triển và hoàn thiện chất lƣợng sản 11
- phẩm phụ thuộc vào đặc điểm và xu hƣớng vận động của nhu cầu thị trƣờng. Nhu cầu càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lƣợng để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Yêu cầu về mức chất lƣợng đạt đƣợc của sản phẩm phải phản ánh đƣợc đặc điểm, tính chất của nhu cầu. Đến lƣợt mình, nhu cầu lại phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, khả năng thanh toán, trình độ nhận thức, thói quen, truyền thống, phong tục tập quán, văn hoá, lối sống, và mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng. Xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm và xu hƣớng vận động của nhu cầu là căn cứ đầu tiên, quan trọng nhất đến hƣớng phát triển chất lƣợng của sản phẩm. c. Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ Trình độ chất lƣợng của sản phẩm không thể vƣợt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ cùa một giai đoạn lịch sử nhất định. Chất lƣợng sản phẩm trƣớc hết thể hiện ở những đặc trƣng về trình độ kỹ thuật tạo ra sản phẩm đó. Các chỉ tiêu kỹ thuật này lại phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng để tạo ra sản phẩm. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lƣợng sản phẩm có thể đạt đƣợc. Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới hạn, nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lƣợng với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn nhu cầu ngƣời tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phƣơng tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm chính xác hơn nhờ trang bị những thiết bị đo lƣờng, dự báo,thí nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn. Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong sản xuất giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm. Nhờ tiến bộ khoa học - công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu có sẵn. Khoa học quản trị phát triển hình thành những phƣơng pháp quản trị tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu khách hàng và giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng mức thỏa mãn khách hàng. d. Cơ chế, chính sách quản trị kinh tế của các quốc gia Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh nhất định, trong đó môi trƣờng pháp lý kinh tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các doanh nghiệp.Cơ chế quản trị kinh tế tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ 12
- sáng tạo trong cải tiến chất lƣợng. Mặt khác cơ chế quản trị kinh tếcòn là môi trƣờng lành mạnh, công bằng đảm bảo quyển lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tƣ cải tiến và nâng cao chất lƣợng sản phẩm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tƣ cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Ngƣợc lại cơchế không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lựcnâng cao chất lƣợng. e. Các yêu cầu về văn hoá, xã hội Ngoài các yếu tố bên ngoài nêu trên, yếu tố văn hóa – xã hội của mỗi khu vực thị trƣờng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộccó ảnh hƣởng rất lớn đến hình thành các đặc tính chất lƣợng sản phẩm. Những yêu cầu về văn hóa, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu dùng có ảnh hƣởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lƣợng của sản phẩm, đồng thời có ảnh hƣởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc của mỗi sản phẩm phải thỏa mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá, đạo đức, xã hội của cộng đồng xã hội. Chất lƣợng là toàn bộ những đặc tính thỏa mãn nhu cầu ngƣời tiêu dùng nhƣng không phải tất cả mọi nhu cầu cá nhân đều đƣợc thỏa mãn. Những đặc tính chất lƣợng của sản phẩm chỉ thỏa mãn toàn bộ những nhu cầu cá nhân nếu nó không ảnh hƣởng tới lợi ích của xã hội. Bởi vậy, chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc chặt chẽ vào môi trƣờng văn hoá xã hội của mỗi nƣớc. 1.1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp a. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp Con ngƣời là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lƣợng sản phẩm. Cùng với công nghệ, con ngƣời giúp doanh nghiệp đạt chất lƣợng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lƣợng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lƣợng sản phẩm tạo ra. Chất lƣợng không chỉ thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lƣợng là một trong những nội dung cơ bản của quản trị chất lƣợng trong giai đoạn hiện nay. b. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hoá cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phƣơng tiện sản xuất ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng các hoạt động, chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong nhiều trƣờng hợp, 13
- trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lƣợng sản phẩm tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cảvề mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật. Quản trị máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phƣơng hƣớng đầu tƣ phát triển sản phẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với đầu tƣ đổi mới là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Khả năng đẩu tƣ đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào tình hình máy móc thiết bị hiện có, khả năng tài chính và huy động vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm là một trong những hƣớng quan trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. c. Nguyên vậtliệu và hệ thông cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lƣợng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lƣợng nguyên vật liệu ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lƣợng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lƣợng sản phẩm. Để thực hiện các mục tiêu chất lƣợng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất lƣợng, số lƣợng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thời gian. Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất. Trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, tạo ra mối quan hệ tin tƣởng ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng đảm bảo chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. d. Trình độ tổ chức quản trị của doanh nghiệp Quản trị chất lƣợng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống. Một doanh nghiệp là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đổng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Mức chất lƣợng đạt đƣợc trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản trị của mỗi doanh nghiệp. Chất lƣợng của hoạt động quản trị phản ánh chất lƣợng hoạt động củadoanh nghiệp. Sự phối hợp, khai thác hợp lý của các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức. Sự hiểu biết vế chất lƣợng và quản trị chất lƣợng, trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chƣơng trình, chính sách, mục tiêu kế hoạch chất lƣợng của cán bộ quản trị doanh nghiệp. Theo W. Edwards Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lƣợng do hoạt động quản trị gây ra. Vì vậy, hoàn thiện quản trị là cơ hội tốt cho nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả vể chi phí và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng quản trị chất lượng - Phạm Thị Thanh Bình
122 p | 2025 | 1109
-
Tình huống quản tri chất lượng số 2
13 p | 1449 | 686
-
Câu hỏi tình huống quản tri chất lượng
10 p | 1242 | 559
-
Đề thi quản trị chất lượng
2 p | 1215 | 423
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp – ThS. Trần Phi Hoàng
131 p | 939 | 284
-
Bài giảng Quản trị chất lượng - GV. Tạ Thị Bích Thủy
44 p | 428 | 110
-
Bài giảng Quản trị chất lượng - TS. Hoàng Mạnh Dũng
375 p | 443 | 96
-
Bài giảng Quản trị chất lượng: Chương 4 - Đánh giá chất lượng
25 p | 666 | 54
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 3 Quyết định quản lý
9 p | 382 | 53
-
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
57 p | 156 | 43
-
Bài giảng Quản trị chất lượng: Chương 4 - GV. Nguyễn Hoàng Kiệt
20 p | 345 | 40
-
Bài giảng Quản trị dự án đầu tư: Chương 11. Quản lý chất lượng dự án đầu tư - GV: Huỳnh Nhựt Nghĩa
19 p | 188 | 37
-
Bài giảng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Yêu cầu bắt buộc của tổ chức
69 p | 154 | 35
-
Quản trị chất lượng- Các vấn đề cơ bản trong quản lý chất lượng
16 p | 106 | 9
-
Bài giảng Quản trị học - Chương 19: Chất lượng và thực hiện
25 p | 171 | 8
-
Bài giảng Quản trị chất lượng ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 0: Giới thiệu học phần
7 p | 21 | 2
-
Bài giảng Quản trị chất lượng ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 0: Giới thiệu học phần
7 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn