intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị chất lượng- Các vấn đề cơ bản trong quản lý chất lượng

Chia sẻ: Sfdsf Sdfsd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm về chất lượng đã có từ lâu và rất khó định nghĩa do tính phức tạp và tính tương đối của nó. Chất lượng là một sự hỗn hợp của tất cả các đặc điểm như cơ khí, sử dụng, thẩm mỹ và kinh tế. TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 đã đưa ra định nghĩa:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị chất lượng- Các vấn đề cơ bản trong quản lý chất lượng

  1. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1. Các vấn đề cơ bản trong quản lý chất lượng 2. Các chuẩn mực trong quản lý chất lượng 3. Xây dựng HTCL dựa trên ISO 9000 4. Total Quality Management 5. Quality Analysis Cost Control 6. Các kỹ thuật quản lý chất lượng khác 7. Chất lương trong dịch vụ 8. Triển khai các hệ thống quản lý chất lượng 1
  2. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC QUAN NIỆM QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG  Bộ luật Hammurabi (khoảng XVIII trước Công Nguyên) cho phép tử hình những công nhân xây dựng nếu nhà xây bị đổ và có người bị thiệt mạng.  Thời đại trung cổ – văn hóa chất lượng liên quan tới sự phát triển thủ công.  Thời kỳ hiện đại  Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp từ XVIII đến XIX.  Các công cụ sản xuất mới, các quan niệm quản lý và tổ chức lao động mới. 2
  3. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC QUAN NIỆM QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG  Đầu thế kỷ XX  Tự động hoá sản xuất cho phép tạo ra các sản phẩm rất chuyên sâu về mặt công nghệ với giá thành thấp.  Chất lượng là thành quả của các hoạt động mang tính phối hợp của các đơn vị trong xí nghiệp.  Thế chiến thứ II  Vấn đề chất lượng rất được chú trọng và quan tâm.  Sau chiến tranh Nhật Bản trở thành nước tiên phong của chất lượng.  Sau thế chiến thứ II – chất lượng phụ thuộc vào sự thoả mãn khách hàng. 3
  4. 2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG  Khái niệm về chất lượng đã có từ lâu và rất khó định nghĩa do tính phức tạp và tính tương đối của nó. Chất lượng là một sự hỗn hợp của tất cả các đặc điểm như cơ khí, sử dụng, thẩm mỹ và kinh tế.  TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 đã đưa ra định nghĩa:  Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. 4
  5. 2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG  Theo John Rusin „Chất lượng không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên, mà luôn là thành quả của nỗ lực con người”  Theo J.M. Juran „Chất lượng là một sự hữu ích trong sử dụng”  Edward Deming nhấn mạnh „tính đáng tin cậy, độ chắc chắn, dễ biết trước và phù hợp với miêu tả của các sản phẩm và dịch vụ”. 5
  6. 2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG  A. V. Feigenbaum „Chất lượng là đặc tính tập hợp của sản phẩm và dịch vụ xét về các mặt như marketing, thiết kế thực hiện và bảo trì. Đặc tính tập hợp này sẽ gây nên rằng sản phẩm và dịch vụ sẽ thoả mãn các mong đợi từ phía khách hàng”. 6
  7. 2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG  J. S. Oakland „Từ ngữ chất lượng được dùng để biểu hiện tính phù hợp của sản phẩm với các tính chất vất lý được đặc tả. Chúng ta phải xét đến các đòi hỏi thực tế của khách hàng mà nhiều khi chúng rất khó đo lường, cảm nhận hay gìn giữ như thái độ lịch sự trong phục vụ, cái nhìn thẩm mỹ cũng như cả giá cả”. 7
  8. 2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG Tổng kết lại, đối với các chuyên gia chất lượng uy tín thì những định nghĩa sau đây có thể nói là phổ biến:  Chất lượng là một sự phù hợp với các đòi hỏi của khách hàng –là sự hiểu rõ các đòi hỏi và mong đợi của khách hàng.  Chất lượng là mức độ tin cậy cùng với chi phí thấp nhất và thích ứng với các đòi hỏi của thị trường.  Chất lượng là sự hữu ích trong sử dụng – chất lượng thiết kế, thực hiện, mức độ phổ biến của sản phẩm, chất lượng phục vụ kỹ thuật.  Chất lượng là đặc tính tập hợp của sản phẩm và dịch vụ xét về mặt tiếp thị, thiết kế, thực hiện và duy trì. Chúng sẽ làm cho sản phẩm và dịch vụ thoả mãn sự mong đợi của khách hàng. 8
  9. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG  F. W. Taylor (đầu thế kỷ XX) – cần tách rời các hoạt động sản xuất khỏi các hoạt động kiểm tra. Phòng chất lượng độc lập kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.  Shewhart (thập kỷ 20 và 30 XX) – mỗi sai lệch so với chuẩn mực trong sản xuất có thể phát hiện ra do sử dụng các công cụ thống kê đơn giản xác định giá trị giới hạn của từng tham số sản phẩm.  Deming – chất lượng chỉ phụ thuộc vào ban giám đốc tối cao, chỉ họ mới chịu trách nhiệm về lỗi trong hệ thống sản xuất.  Deming là tác giả của 14 các giả thiết nổi tiếng về quản lý chất lượng: 9
  10. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1. Tạo điều kiện nhằm liên tiếp hoàn thiện công việc, 2. Chấp nhận một triết lý hành động mới; vứt bỏ hết các chuẩn mực hiện có liên quan tới hỏng hóc, trậm trễ và khiếu nại, 3. Không nên dựa vào kiểm tra chất lượng hàng loạt; dùng phương pháp thông kê để xác nhận rằng chất lượng sản phẩm được bảo đảm trong hệ thống sản xuất, 4. Không nên mua bán chỉ dựa trên giá cả mà phải chọn nhà cung ứng sao cho có thể giảm chi phí tổng thể chứ không chỉ có chi phí ban đầu, 5. Hỗ trợ không ngừng các hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu năng sản xuất. Bằng cách này các chi phí sẽ được giảm xuống, 10
  11. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 6. Đưa ra nguyên tắc huấn luyện và học hỏi không ngừng cho các nhân viên và cả giám đốc các ngành các cấp của toàn xí nghiệp, 7. Theo dõi công việc đúng cách đúng mực. Mục đích của sự theo dõi là hỗ trợ đạt được kết quả tốt hơn trong lao động, 8. Vứt bỏ sợ hãi. Cho phép ra câu hỏi và gợi ý một cách tự do làm sao cho các nhân viên không cảm thấy ngại ngùng khi trình bày các thắc mắc, đề nghị và ý tưởng của mình, 9. Loại bỏ các rào cản giữa các phòng ban của công ty. Pháp triển hợp tác nội bộ cũng như với các thành phần bên ngoài như nhà cung ứng, các đối tác và khách hàng, 10. Không dùng những khẩu hiểu trống rỗng để nâng cao hiệu năng và chất lượng. Chỉ cho nhân viên cách giải quyết vấn đề, 11
  12. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 11. Cẩn thận dùng các chuẩn mực lao động dựa trên các con số; chúng có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng và mức độ sản xuất. Dùng phương pháp miêu tả và theo dõi hỗ trợ cho thực hiện công việc, 12. Loại bỏ hết các ngăn cản nhằm cho phép các nhân viên tự đánh giá công việc của mình. Cho họ quyền cảm thấy tự hào do công việc họ đang thực hiện, 13. Học hỏi thêm về các phương pháp học và các ý tưởng mới nhất. Dạy nhân viên các kỹ năng mới nhằm đưa ra các thay đổi trong phạm vi kỹ thuật, vật liệu và quá trình mới, 14. Tạo cho nhân viên khả năng tham gia vào các công việc nhóm với mục đích tổ chức và thực hiện các thay đổi. 12
  13. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG  Juran – dưới 20% các vấn đề phụ thuộc vào nhân viên, còn lại là ở ban lãnh đạo. 3 quá trình chính đưa tới chất lượng cao:  Lên kế hoạch chất lượng – nhận diện các đòi hỏi của khách hàng, sau đó sản xuất các sản phẩm có những đặc tính thỏa mãn chúng,  Kiểm tra chất lượng – kiểm tra độ phù hợp của các sản phẩm với đặc tả của chúng, nhận ra và sửa lại các trục trặc, phân tích và ngăn ngừa chúng.  Nâng cao chất lượng – đưa ra các cơ chế bảo đảm tính liên tục của quá trình nhằm đạt được chất lượng cao.  Phân loại các chi phí chất lượng:  Chi phí ngăn ngừa,  Chi phí tìm kiếm lỗi và sai sót,  Chi phí do thiếu chất lượng, do vượt quá các đòi hỏi của khách hàng – đều dẫn đến mất khách hàng. 13
  14. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG  Crosby (những năm 70) – 4 định lý tuyệt đối về QTCL:  Chất lượng là thích nghi với các đòi hỏi của khách hàng,  Có thể nâng cao chất lượng qua phòng ngừa hơn là kiểm tra.  Chuẩn mực hoạt động công ty là nguyên tắc „0 hỏng hóc”.  Thước đo chất lượng là các chi phí cho việc thiếu chất lượng.  Feigenbaum – trách nhiệm về chất lượng vượt quá phạm vi của bộ phận sản xuất do đó mỗi phòng ban đều phải chịu trách nhiệm về chất lượng – TQM. 14
  15. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG  Taguchi – chất lượng là tối thiểu hoá các mất mát khi chuyển giao các sản phẩm tới NTD như: chi phí do thiếu sót, bảo hành và các dịch vụ sửa chữa; Chúng thường liên quan tới sự bất mãn và ra đi của khách hàng.  Các bước nâng cao chất lượng:  Thiết kế hệ thống – lựa chọn các giá trị thử của các tham số sản phẩm và các chỉ số quá trình.  Thiết kế các tham số – thử nghiệm các giá trị thử để xác định những giá trị tối ưu nhất.  Thiết kế các độ dung sai – nếu các sai lệch gây ảnh hưởng lớn tới các sai lệch cuối. 15
  16. 3. XUẤT XỨ VÀ CÁC ĐẠI GIA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG  Quan niệm QLCL được ưa chuộng khi thị trường trở nên cạnh tranh và các biến đổi toàn cầu trên phương diện kỹ thuật, kinh tế ngày càng rõ rệt hơn.  Các đột biến này kích thích các đòi hỏi khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ hiểu một cách phong phú và đa dạng.  Chính sự cạnh tranh bằng chất lượng cho phép ta thoả mãn và giữ lại những khách hàng thân thiết nhất.  QLCL trở thành lối thoát duy nhất để thành công và duy trì doanh nghiệp trên thị trường. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0