intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị Maketing - Chương 6: Các chiến lược marketing cạnh tranh

Chia sẻ: Haha Haha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

198
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các chiến lược marketing cạnh tranh. Nội dung cụ thể trong chương này gồm có: Phân tích đối thủ cạnh tranh, các vị thế cạnh tranh, các chiến lược marketing cạnh tranh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị Maketing - Chương 6: Các chiến lược marketing cạnh tranh

VI<br /> CHƯƠNG III<br /> <br /> CÁC CHIẾN LƯỢC<br /> MARKETING CẠNH TRANH<br /> I. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH<br /> 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh<br /> Ngày nay trong kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ mới hiểu được các khách<br /> hàng của mình thôi là chưa đủ để thành công. Họ còn phải am hiểu về các đối thủ<br /> cạnh tranh của mình nữa, để có thể hoạch định các chiến lược marketing cạnh tranh<br /> có hiệu quả.<br /> Trong vài ba thập kỷ trở lại đây, sự phát triển doanh nghiệp ngày càng gặp<br /> phải sự cạnh tranh quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài<br /> nước. Nhiều nền kinh tế đang điều chỉnh lại và khuyến khích các lực lượng thị<br /> trường hoạt động. Thị trường chung Châu Âu đã hủy bỏ các hàng rào mậu dịch và<br /> thống nhất một đồng tiền chung Euro trong phạm vi hầu hết các nước thành viên.<br /> Hệ thống kinh tế đa quốc gia đang tiến đến các thị trường mới mang tính toàn cầu.<br /> Vì thế, doanh nghiệp không có con đường nào khác ngoài việc phải củng cố khả<br /> năng cạnh tranh của mình. Họ phải bắt đầu chú ý đến các đối thủ cạnh tranh cũng<br /> như các khách hàng mục tiêu của họ.<br /> Triết lý marketing chỉ ra rằng để thành đạt mục tiêu kinh doanh, nhà quản trị<br /> marketing phải xác định được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục<br /> tiêu, và đem lại sự hài lòng cho họ một cách có kết quả và hiệu quả hơn đối thủ<br /> cạnh tranh. Do vậy, chiến lược marketing chẳng những phải phù hợp với khách<br /> hàng mục tiêu mà còn phải thích nghi với những chiến lược của các đối thủ cạnh<br /> tranh, vốn cũng đang phục vụ cho những khách hàng mục tiêu ấy. Để thành công,<br /> nhà quản trị marketing phải thiết lập các chiến lược định vị một cách mạnh mẽ<br /> những cống hiến của mình trong tâm trí của khách hàng chống lại cống hiến của đối<br /> thủ cạnh tranh.<br /> Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh sản phẩm, giá cả, phân phối và cổ<br /> động bán hàng với đối thủ trực tiếp. Trong cách này, có thể xác định các lĩnh vực<br /> cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Doanh nghiệp có thể tung ra nhiều cuộc tiến công<br /> trực diện vào đối thủ cũng như chuẩn bị phòng thủ mạnh mẽ hơn chống lại các đợt<br /> tấn công của chúng.<br /> Không có chiến lược nào tốt nhất cho mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp<br /> phải xác định cái gì có ý nghĩa nhất trong chức năng hoạt động của mình, các cơ hội<br /> và các tiềm năng của mình. Ngay cả trong một doanh nghiệp, các chiến lược có thể<br /> được hoạch định khác nhau theo các đơn vị kinh doanh chiến lược hoặc các sản<br /> phẩm khác nhau của doanh nghiệp.<br /> Những người làm marketing cần biết rõ năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh :<br /> - Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ?<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Chiến lược của họ như thế nào ?<br /> - Mục tiêu của họ là gì ?<br /> - Các điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào ?<br /> - Cách thức phản ứng của họ ra sao ?<br /> <br /> 2. Xác định đối thủ cạnh tranh<br /> Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng các đối thủ cạnh tranh của mình, bao<br /> gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.<br /> Căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm, có thể phân biệt bốn loại đối thủ<br /> cạnh tranh :<br /> 1. Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu. Một doanh nghiệp có xem đối thủ cạnh<br /> tranh là các doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và các dịch vụ tương tự cho<br /> cùng một số khách hàng ở mức giá tương tự. Ví dụ, Sony có thể xem Matsushita là<br /> đối thủ cạnh tranh của mình như một nhãn hiệu danh tiếng về các sản phẩm nghe<br /> nhìn điện tử, nhưng không thấy mình đang cạnh tranh với Daewoo.<br /> 2. Đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Một doanh nghiệp có thể xem đối thủ cạnh<br /> tranh của họ là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản<br /> phẩm trong cùng một ngành. Trong trường hợp này, Sony coi đối thủ cạnh tranh là<br /> tất cả các hãng sản xuất sản phẩm nghe nhìn điện tử.<br /> 3. Đối thủ cạnh tranh về công dụng. Một doanh nghiệp có thể xem đối thủ<br /> cạnh tranh của mình một cách rộng hơn nữa như tất cả các doanh nghiệp cung ứng<br /> cùng một dịch vụ. Trường hợp này, Sony nhận thấy mình đang cạnh tranh với tất<br /> cả các hãng sản xuất các sản phẩm khác nhau nhưng đều phục vụ nhu cầu nghe<br /> nhìn, như các hãng sản xuất máy vi tính hay thiết bị viễn thông có gắn các thiết bị<br /> nghe nhìn.<br /> 4. Đối thủ cạnh tranh chung. Một doanh nghiệp có thể xem các đối thủ cạnh<br /> tranh còn rộng hơn nữa khi các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của<br /> cùng một khách hàng. Như vậy, Sony có thể thấy mình đang cạnh tranh với những<br /> công ty sản xuất các sản phẩm dùng lâu bền, như hàng nội thất, xe máy đến những<br /> thứ như lương thực, thực phẩm hay ca nhạc, thời trang.<br /> <br /> 3. Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh<br /> Mỗi đối thủ cạnh tranh đều có những chiến lược và mục tiêu riêng của họ,<br /> nhằm phát huy những ưu thế của mình để khai thác tốt nhất những cơ hội thị trường<br /> và gia tăng khả năng cạnh tranh.<br /> Các đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp là những người theo đuổi<br /> cùng một thị trường mục tiêu với cùng một chiến lược marketing. Nhóm chiến lược<br /> bao gồm các doanh nghiệp áp dụng cùng một chiến lược cạnh tranh giống nhau trên<br /> một thị trường mục tiêu nhất định. Vì vậy doanh nghiệp cần phân tích và tiên lượng<br /> các chiến lược của các đối thủ thông qua việc xem xét các phản ứng chiến lược có<br /> thể có khi đối thủ ở trong cùng một nhóm chiến lược nào đó.<br /> Việc phân tích các đặc điểm cạnh tranh của một ngành công nghiệp qua các<br /> chỉ tiêu: số người tham gia, các hàng rào hội nhập và thoát ly, cơ cấu chi phí, mức<br /> <br /> 2<br /> <br /> độ cạnh tranh trong các hình thái thị trường,... cũng giúp doanh nghiệp phân tích và<br /> xác định chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.<br /> Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thông qua hệ thống tình báo và nghiên cứu<br /> marketing để thu thập các thông tin chi tiết hơn về các đối thủ cạnh tranh như: đặc<br /> điểm sản phẩm, hệ thống dịch vụ, giá bán, phân phối, chương trình quảng cáo,<br /> khuyến mãi, hệ thống sản xuất, nhân sự, tài chính và nghiên cứu phát triển...<br /> <br /> 4. Xác định mục tiêu của đối thủ<br /> Sau khi đã xác định các đối thủ quan trọng và chiến lược của họ, cần phải xem<br /> xét kỹ lưỡng xem mỗi đối thủ định tìm kiếm điều gì trong thị trường? Điều gì chi<br /> phối hành vi của mỗi đối thủ ?...<br /> Khi phân tích các đối thủ cạnh tranh, điều cảm nhận đầu tiên là các đối thủ<br /> đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong vấn đề này quan điểm<br /> của các doanh nghiệp cũng khác nhau về tầm quan trọng của lợi nhuận trước mắt và<br /> lợi nhuận lâu dài. Hơn nữa, một số doanh nghiệp định hướng ở mức độ thỏa mãn<br /> mục tiêu lợi nhuận dự kiến hơn là tìm cách tối đa hóa lợi nhuận.<br /> Ngoài ra, mỗi đối thủ cạnh tranh có thể theo đuổi một số mục tiêu. Chúng ta<br /> cần biết đối thủ cạnh tranh đánh giá ở mức độ nào tầm quan trọng tương đối của<br /> khả năng sinh lời hiện tại, mức tăng trưởng thị phần, lưu lượng tiền mặt, vị trí dẫn<br /> đầu về công nghệ hay dịch vụ,... Nhận thức các quan điểm của đối thủ cạnh tranh<br /> cho phép chúng ta biết đối thủ cạnh tranh có hài lòng hay không với kết quả tài<br /> chính hiện tại và họ có thể phản ứng như thế nào với các kiểu tấn công cạnh tranh<br /> khác nhau của các đối thủ khác.<br /> Một ví dụ điển hình về sự khác biệt lớn giữa các mục tiêu của các công ty<br /> Nhật và Mỹ. Các công ty Mỹ thường hoạt động theo mô hình tối đa hóa lợi nhuận<br /> trước mắt vì các cổ đông đều quan tâm đến kết quả kinh doanh hiện tại của họ, và<br /> nếu để mất lòng tin của các cổ đông và họ bán cổ phiếu của mình đi thì sẽ làm tăng<br /> chi phí vốn của công ty. Các Công ty Nhật hoạt động phần lớn theo mô hình tối đa<br /> hóa thị phần vì họ cần tạo ra công ăn việc làm cho hơn 100 triệu người ỏ một nước<br /> Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên. Các Công ty Nhật có yêu cầu về lợi nhuận thấp<br /> hơn, bởi vì phần lớn vốn vay từ các ngân hàng muốn thu tiền lãi đều đặn chứ không<br /> muốn thu nhiều lợi nhuận nhưng kèm theo rủi ro lớn. Chi phí vốn của các công ty<br /> Nhật thấp hơn nhiều so với chi phí vốn của các công ty Mỹ, và vì thế họ có thể chịu<br /> được thời gian hoàn vốn lâu hơn. Kết quả là các công ty Nhật có thể tính giá thấp<br /> hơn và kiên trì hơn trong việc thâm nhập thị trường. Điều này cũng có nghĩa là các<br /> công ty chấp nhận lợi nhuận thấp hơn sẽ có lợi thế hơn các đối thủ của mình.<br /> Các mục tiêu của đối thủ được hình thành trên cơ sở phân tích một cách có hệ<br /> thống nhiều vấn đề, bao gồm quy mô kinh doanh, quá trình lịch sử, bộ máy quản lý<br /> và tình trạng tài chính của họ. Nếu đối thủ là một bộ phận của một doanh nghiệp<br /> lớn hơn, chúng ta sẽ phải biết nó đang được hoạt động để phát triển hoặc kiếm tiền<br /> hay được công ty mẹ bao cấp.<br /> <br /> 5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khả năng thực thi của chiến lược và mức độ thành đạt mục tiêu của các đối<br /> thủ khác nhau tùy thuộc rất nhiều vào nguồn lực và khả năng cạnh tranh của mỗi<br /> đối thủ. Do vậy, các doanh nghiệp cần xác định điểm mạnh và điểm yếu của mỗi<br /> đối thủ để có chiến lược cạnh tranh thích hợp. Doanh nghiệp cần phải thu thập các<br /> dữ liệu quan trọng về tình hình kinh doanh của mỗi đối thủ, đặc biệt là doanh số, tỷ<br /> trọng thị trường, lợi nhuận biên, lợi tức trên vốn đầu tư, lượng tiền mặt, đầu tư mới<br /> và công suất huy động. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp quyết định tấn<br /> công đối thủ nào trong thị trường kiểm soát được dự tính trước.<br /> Thông thường các doanh nghiệp biết về điểm mạnh và điểm yếu đối thủ của<br /> họ qua các dữ liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân và dư luận. Họ có thể tăng cường<br /> sự hiểu biết nhờ tiến hành nghiên cứu marketing trực tiếp với khách hàng, nhà cung<br /> ứng và các đại lý bán hàng của mình.<br /> <br /> 6. Ước lượng các kiểu phản ứng của đối thủ<br /> Xuất phát từ mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, cần phải dự đoán<br /> các phản ứng, hoạt động của đối thủ để doanh nghiệp tiến hành việc cắt giảm giá,<br /> hoạt động hay giới thiệu sản phẩm mới. Hơn nữa, mỗi đối thủ cạnh tranh có triết lý<br /> kinh doanh riêng, một nền văn hóa nội tại, một niềm tin hướng dẫn tư duy và hành<br /> động của mình. Cần phải hiểu một cách sâu sắc ý đồ của đối thủ để có dự đoán<br /> hành động hay phản ứng của đối thủ. Sau đây là một số dạng phản ứng của các đối<br /> thủ cạnh tranh.<br /> 1. Đối thủ cạnh tranh điềm tĩnh. Một số đối thủ không phản ứng nhanh chóng<br /> hay mạnh mẽ đối với biện pháp của một đối thủ khác. Họ có thể cảm thấy khách<br /> hàng của mình trung thành, hoặc thiếu tận tâm với công việc kinh doanh hay chậm<br /> phát hiện ra biện pháp đó, hay cũng có thể thiếu kinh phí để phản ứng. Doanh<br /> nghiệp phải tìm hiểu các lý do dẫn đến thái độ điềm tĩnh của đối thủ.<br /> 2. Đối thủ cạnh tranh chọn lọc. Đối thủ có thể chỉ phản ứng với một vài kiểu<br /> tấn công nhất định mà không có phản ứng gìvới những kiểu tấn công khác. Họ có<br /> thể phản ứng lại bằng cách giảm giá để báo hiệu rằng điều đó chẳng có ý nghĩa gì.<br /> Biết được đối thủ phản ứng như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để thiết lập<br /> hệ thống tấn công có tính khả thi.<br /> 3. Đối thủ cạnh tranh phản ứng mạnh mẽ. Doanh nghiệp này phản ứng nhanh<br /> chóng và mạnh mẽ đối với bất cứ cuộc tiến công nào trên phần thị trường của họ.<br /> Vít dụ, P&G không để một loại bột giặt mới nào dễ dàng xuất hiện trên thị trường.<br /> Đối thủ phản ứng mạnh mẽ là một tín hiệu cho các doanh nghiệp khác biết rằng tốt<br /> hơn là đừng nên tấn công, vì người phòng thủ sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ lợi<br /> ích của họ.<br /> 4. Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan. Một số đối thủ không để lộ ra kiểu phản<br /> ứng nào có thể đoán trước được. Đối thủ này có thể không trả đũa ở bất cứ trường<br /> hợp cụ thể nào, và vì vậy doanh nghiệp khó có thể tiên liệu họ sẽ làm gì và dựa trên<br /> cơ sở nào để hành động.<br /> <br /> 7. Thiết kế hệ thống tình báo cạnh tranh<br /> <br /> 4<br /> <br /> Chúng ta đã mô tả các loại thông tin chủ yếu mà người thực hiện quyết định<br /> cần biết về đối thủ của họ. Thông tin này phải được thu thập, diễn giải, phổ biến và<br /> sử dụng. Tuy chi phí và thời gian để thu thập thông tin tình báo cạnh tranh rất lớn,<br /> nhưng cái giá của việc không thu thập những thông tin đó còn đắt hơn. Vì vậy,<br /> doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống tình báo cạnh tranh sao cho có hiệu quả về chi<br /> phí. Có bốn bước chính:<br /> 1. Hình thành hệ thống. Bước đầu tiên là cần phải xác định xem loại thông tin<br /> cạnh tranh nào là quan trọng, nguồn thu thập tốt nhất các thông tin đó và xác chỉ<br /> định người quản lý hệ thống và dịch vụ liên quan.<br /> 2. Thu thập dữ liệu. Dữ liệu phải được thu thập một cách liên tục trên hiện<br /> trường (lực lượng bán hàng, các kênh phân phối, những người cung ứng, các tổ<br /> chức nghiên cứu thị trường, hiệp hội doanh nghiệp và các dữ liệu đã được công bố<br /> (các niên giám thống kê, báo cáo tổng kết của ngành, các kết ủa nghiên cứu,...).<br /> Doanh nghiệp phải triển khai các phương pháp hiệu quả để có được các thông tin<br /> tức cần thiết về các đối thủ một cách hợp pháp.<br /> 3. Đánh giá và phân tích. Ở bước này, dữ liệu được kiểm tra về giá trị và độ<br /> tin cậy, diễn giải ý nghĩa và sắp xếp theo phương pháp phù hợp.<br /> 4. Báo cáo và đối ứng. Thông tin chủ yếu được gởi đến những người có trách<br /> nhiệm ra quyết định và trả lời những yêu cầu của các nhà quản trị về các đối thủ<br /> cạnh tranh.<br /> Việc thu thập thông tin tình báo cạnh tranh đã phát triển mạnh mẽ do nhu cầu<br /> tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một bản tin trong tạp chí Fortune<br /> liệt kê hơn 20 kỷ thuật mà doanh nghiệp sử dụng để thu thập thông tin. Các kỹ thuật<br /> đó gồm 4 loại chủ yếu:<br /> Thu thông tin từ người tập sự, nhân viên của đối thủ. Các doanh nghiệp có thể<br /> có được thông tin tình báo qua việc phỏng vấn xin việc hay nói chuyện với nhân<br /> viên của đối thủ. Các doanh nghiệp gởi kỹ sư đến hội nghị và triển lãm thương mại<br /> để hỏi về đối thủ bằng kỹ thuật thông qua công chúng. Đôi khi họ quảng cáo và tổ<br /> chức phỏng vấn xin việc không cần thiết để khai thác thông tin của nhân viên đối<br /> thủ. Các doanh nghiệp thuê các nhân viên điều hành của đối thủ để tìm hiểu những<br /> điều mà họ cần biết.<br /> Thu thập thông tin từ người giao dịch làm ăn với đối thủ. Khách hàng chủ yếu<br /> có thể giữ vai trò cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về đối thủ. Họ có thể sẵn<br /> sàng đáp ứng yêu cầu và chuyển giao thông tin về sản phẩm đối thủ. Các doanh<br /> nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quản lý miễn phí cho khách hàng. Mối<br /> quan hệ hợp tác gần gũi mà các nhà quản trị đó xây dựng với đội ngũ quản lý của<br /> khách hàng thường giúp họ hiểu biết sản phẩm mới nào mà đối thủ đang hướng tới.<br /> Thu thập thông tin từ các tài liệu, sách báo, các ấn phẩm công cộng có thể trợ<br /> giúp cho việc cung cấp thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh. Thu thập thông tin<br /> bằng việc quan sát hay phân tích mẫu hiện vật của đối thủ. Các doanh nghiệp mua<br /> các sản phẩm của đối thủ và mổ xẻ để xác định chi phí sản xuất hay tìm hiểu<br /> phương pháp sản xuất. Một số doanh nghiệp còn mua cả rác phế thải của đối thủ<br /> cạnh tranh.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2