Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 3: Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Dung)
lượt xem 9
download
"Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 3: Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Dung)" trình bày khái niệm và ý nghĩa của báo cáo tài chính; bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 3: Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Dung)
- BÀI 3 CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tên giảng viên: TRẦN THỊ THÙY DUNG Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015103206 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết: Bê bối báo cáo cáo tài chính • Báo cáo tài chính đã có dấu hiệu sai phạm trong nhiều năm (từ 2005-2008). • Số liệu trên báo cáo tài chính cho thấy công ty làm ăn có lãi trong 2 năm 2005 và 2006, nhưng kết quả kiểm toán lại cho kết quả trái ngược. Công ty đã cố ý biến lỗ thành lãi bằng cách: Thay đổi chính sách trích khấu hao, từ đó, làm giảm chi phí khấu hao; Không hạch toán chi phí của chương trình quảng cáo sản phẩm mới; Không trính lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí trong kỳ... • Cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 03/08/2009. Lý do là công ty đã không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin của một tổ chức niêm yết. Báo cáo tài chính là gì? Tại sao công ty Bông Bạch Tuyết lại phải cố gắng thay đổi thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính? Và tại sao việc chậm chễ công bố báo cáo tài chính lại có thể làm cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch? v1.0015103206 2
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Giải thích được nội dung và ý nghĩa của các báo cáo tài chính. • Phân tích được mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính. • Giải thích được nội dung kinh tế của các chỉ tiêu trọng yếu trên các báo cáo tài chính. v1.0015103206 3
- HƯỚNG DẪN HỌC Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: • Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. • Đọc tài liệu: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. Tài liệu viết về Tài chính doanh nghiệp khác. Tài liệu viết về các báo cáo tài chính ở trong các môn học như “Nguyên lý kế toán” hoặc “Kế toán tài chính”. Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp. • Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. • Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. v1.0015103206 4
- NỘI DUNG Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán (Balance sheet) Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement) Ví dụ tổng hợp v1.0015103206 5
- 1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Khái niệm: Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa trên phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, nhằm phản ánh khái quát và có hệ thống tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. • Ý nghĩa: Phản ánh “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Là công cụ quan trọng để doanh nghiệp chuyển tải các thông tin về tình hình tài chính của mình đến những người có nhu cầu tìm hiểu. Nhà quản lý doanh nghiệp: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Cổ đông, nhà đầu tư: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Người cho vay, chủ nợ, ngân hàng: Khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. v1.0015103206 6
- 1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, hệ thống báo cáo tài chính ở nước ta bao gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. • Phân biệt báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch? v1.0015103206 7
- 2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Balance sheet) • Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành những tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. • Kết cấu: Kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần rõ rệt: Phần tài sản và phần nguồn vốn. Tài sản: cho biết tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm, theo giác độ cơ cấu loại tài sản. Nguồn vốn: cho biết tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm, theo giác độ cơ cấu nguồn hình thành. Trên BCĐKT: Tài sản = Nguồn vốn (= Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu) v1.0015103206 8
- 2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Balance sheet) Tổng giá trị tài sản Tổng Nguồn vốn Tính Nợ ngắn hạn Trật tự thanh Tài sản ưu tiên khoản ngắn hạn thanh giảm Nợ dài hạn toán dần giảm dần Tài sản Vốn chủ dài hạn sở hữu v1.0015103206 9
- 2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Balance sheet) (tiếp theo) Bảng cân đối kế toán tại ngày … tháng…năm… TÀI SẢN NGUỒN VỐN I. Tài sản ngắn hạn (TSLĐ) I. Nợ phải trả 1. Tiền và tương đương tiền 1. Nợ ngắn hạn 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn Vay ngắn hạn 3. Phải thu ngắn hạn Phải trả người bán/người lao động 4. Trả trước, tạm ứng Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5. Hàng tồn kho (Dự trữ) 2. Nợ dài hạn 6. TSNH khác Phải trả dài hạn Vay và nợ dài hạn II. Tài sản dài hạn (TSCĐ) II. Vốn chủ sở hữu 1. Phải thu dài hạn 1. Vốn chủ sở hữu 2. TSCĐ Vốn đầu tư của chủ sở hữu TSCĐ hữu hình Thặng dư vốn cổ phần TSCĐ vô hình Cổ phiếu quỹ * TSCĐ thuê tài chính Lợi nhuận chưa phân phối Hao mòn lũy kế Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng TC 3. Bất động sản đầu tư 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 4. Đầu tư tài chính dài hạn Quỹ khen thưởng phúc lợi 5. TSDH khác Nguồn kinh phí TỔNG TÀI SẢN TỔNG NGUỒN VỐN v1.0015103206 10
- 2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Balance sheet) (tiếp theo) • Một số lưu ý về Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo thời điểm. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, nhưng không làm mất đi tính “cân đối” của nó. Tức là, luôn luôn có: “Tài sản = Nguồn vốn” Bảng cân đối kế toán được trình bày theo chiều dọc (ở Việt Nam) hoặc chiều ngang. • Phân tích BCĐKT cần chú ý: Tính thanh khoản của tài sản: Tính thanh khoản của các tài sản càng cao, khả năng của Doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng cao. Cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu. Giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị lịch sử. v1.0015103206 11
- 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Income Statement) • Khái niệm: Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh khái quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. • Nội dung: Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh khái quát tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Sự phản ánh này được thể hiện dựa theo các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu, Chi phí và Hoạt động tài chính. Lợi nhuận tương ứng Hoạt động khác • Kết cấu: Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu số B02_DN do bộ Tài chính ban hành. v1.0015103206 12
- 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Income Statement) Đơn vị báo cáo:………. Mẫu số: B 02 – DN Địa chỉ:………. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm:…….. Đơn vị tính: ……… CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng vàu cng cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10. Lợi nhuận thuần 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Lập, ngày … tháng … năm … NgườI lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) v1.0015103206 13
- 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Income Statement) (tiếp theo) • Kết cấu: Ngoài mẫu B02_DN do Nhà nước ban hành, nhà quản lý tài chính doanh nghiệp còn có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh theo một số cách thức khác, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc đánh giá và ra quyết định. Ví dụ: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Hòa Bình năm 2013 như sau: Đơn vị: Triệu đồng Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu bán hàng 795 2. Giá vốn hàng bán 660 3. Lãi gộp 135 4. Chi phí bán hàng 73,5 5. Chi phái quản lý doanh nghiệp 12 6. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBII) 49,5 7. Chi phí lãi vay 9,5 8. Lợi nhuận trước thuế 40 9. Thuế TNDN (25%) 10 10. Lợi nhuận sau thuế 30 v1.0015103206 14
- 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Income Statement) (tiếp theo) • BCKQKD theo phương pháp liệt kê doanh thu, chi phí (không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế TTĐB trong doanh thu, chi phí). Chỉ tiêu Số tiền Tổng Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: • Doanh thu bán hàng • Doanh thu tài chính Tổng Chí phí: • Chi phí vật tư; • Chi phí khấu hao; • … (liệt kê hết tất cả các yếu tố chi phí của HĐKD có thể có của doanh nghiệp) Tổng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động khác. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế. v1.0015103206 15
- 4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) • Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái quát việc hình thành và sử dụng tiền của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. • Nội dung: Tổng hợp và phản ánh tất cả các hoạt động thu và chi tiền (hay tất cả các dòng tiền xuất quỹ và nhập quỹ) trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. • Kết cấu: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có kết cấu được chia ra thành 3 phần như sau: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh các dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh các dòng tiền phát sinh từ các hoạt động xây dựng, mua sắm, nhượng bán, thanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh các dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và cơ cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. • Lưu ý: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh có thể được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. v1.0015103206 16
- 4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) (tiếp theo) • Kết cấu: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phương pháp trực tiếp: I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác. 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ. 3. Tiền chi trả cho người lao động. 4. Tiền chi trả lãi vay. 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh. 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. v1.0015103206 17
- 4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) (tiếp theo) Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phương pháp gián tiếp: I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 2. Điều chỉnh cho các khoản + Khấu hao TSCĐ + / - Các khoản trích lập dự phòng / Các khoản dự phòng được hoàn nhập - / + Lãi / Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện - / + Lãi / Lỗ từ hoạt động đầu tư + Chi phí lãi vay 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động - / +Tăng, giảm các khoản phải thu - / +Tăng, giảm hàng tồn kho +/ - Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) - / + Tăng, giảm chi phí trả trước - Tiền lãi vay đã trả - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp + Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh v1.0015103206 18
- 4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) (tiếp theo) • Kết cấu: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác. 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư. v1.0015103206 19
- 4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Cash flow statement) (tiếp theo) • Kết cấu: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành. 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. 4. Tiền chi trả nợ gốc vay. 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính. 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính. v1.0015103206 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị tài chính - ĐHQG TP.Hồ Chí Minh
121 p | 700 | 208
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
33 p | 347 | 98
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Đào Thị Thương
64 p | 350 | 71
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Đào Thị Thương
100 p | 346 | 64
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Thuận
24 p | 246 | 39
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Nguyễn Thị Oanh
45 p | 142 | 23
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng: Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
16 p | 163 | 21
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Ths. Nguyễn Như Ánh
29 p | 147 | 13
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính
26 p | 127 | 12
-
Bài giảng Quản trị tài chính - ĐH Phạm Văn Đồng
75 p | 53 | 11
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính DN
23 p | 147 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Dung)
39 p | 51 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
28 p | 68 | 8
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - Trần Nguyễn Minh Hải
136 p | 14 | 5
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 5 - Trần Nguyễn Minh Hải
117 p | 5 | 3
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Trần Nguyễn Minh Hải
134 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 3 - Trần Nguyễn Minh Hải
154 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 4 - Trần Nguyễn Minh Hải
107 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn