intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - PGS,TS. Nguyễn Quang Thu

Chia sẻ: Bfgh Bfgh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

636
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội nghiên cứu trong chương 2 Phân tích tài chính doanh nghiệp thuộc bài giảng Quản trị tài chính trình bày về các nội dung dẫn nhập về phân tích tài chính, các bảng báo cáo tài chính, phân tích các tỷ số tài chính và cuối cùng là bài tập trên lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - PGS,TS. Nguyễn Quang Thu

  1. Chương 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
  2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2.1 Dẫn nhập về PTTC 2.2 Các bảng báo cáo tài chính 2.3 Phân tích các tỷ số tài chính 2.4 Bài tập trên lớp
  3. 2.1 DẪN NHẬP VỀ PTTC-DN 1. Phân tích tài chính nhằm trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp huy động và phân bổ nguồn vốn như thế nào? Có hợp lý hay không? Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả không? Vốn có được cung cấp đủ và đúng lúc cần? 2. Mục đích của phân tích tài chính: đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết định kinh doanh của công ty. Nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển của Công ty. Nhận biết được những tồn tại về tài chính của công ty. Lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoach
  4. 3. Phân tích tài chính phụ thuộc vào: Quan điểm của nhà phân tích Độ bao quát và chiều sâu của PTTC. Số lượng và chất lượng của số liệu có được 4. Công cụ của phân tích tài chính: Công cụ được sử dụng duy nhất là các tỷ số tài chính Các phương pháp khác bao gồm: Phân tích điểm hòa vốn Chiết khấu dòng ngân lưu Dự báo tài chính
  5. 5. Yêu cầu của phân tích tài chính: Phải đánh giá được thực trạng tình hình họat động tài chính của DN trên phương diện bảo đảm vốn cho SX- KD. Phải đánh giá được hiệu quả sử dụng của từng loại vốn khác nhau trong hoạt động SX-KD. Phải lượng hóa được các nhân tố ảnh hường đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  6. 2.2 CÁC BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CĂN BẢN Các công ty, doanh nghiệp hàng năm phải báo cáo tình hình tài chính của mình thông qua 4 bảng báo cáo tài chính căn bản sau đây: Bảng cân đối kế toán (Bảng tổng kết tài sản) Báo cáo thu nhập (Báo Cáo Lời Lỗ) Báo cáo ngân lưu (Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ) Báo cáo vốn cổ phần
  7. 2.2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. KHÁI NIỆM. Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định (ngày 31.12) theo hai cách phân loại vốn và nguồn hình thành vốn cân đối nhau. Nó bao gồm các loại tài sản, tài sản nợ và vốn cổ phần của một công ty. Nguyên tắc kế toán: TÀI SẢN = NƠ + VỐN CỔ PHẦN Hay: TÀI SẢN = NGUỒN
  8. 2. THÀNH PHẦN CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm laäp báo cáo, đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN. Tài sản được phân thành: Tài sản lưu động PHULUC\PL-C2.ppt - PL 2.1TM Tài sản cố định PHULUC\PL-C2.ppt - PL 2.1TSCD NỢ VÀ VỐN CỔ PHẦN (vốn chủ sở hữu): Phản ánh nguồn hình thành các loại vốn của DN có đến thời điểm báo cáo bao gồm: Nợ: nợ ngắn hạn PHULUC/PL-C2.ppt#14. PL 2.1NNH; nợ dài hạn PHULUC/PL- C2.ppt#16. PL 2.1NDH Vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu) PHULUC/PL-C2.ppt#17. PL 2.1VCP
  9. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( THE BALANCE SHEET ) TÀI SẢN NỢ VÀ VỐN CSH (NGUỒN) A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG A. NỢ PHẢI TRẢ 1/ Tiền mặt & đầu tư ngắn hạn 1/ Nợ ngắn hạn 2/ Khoản phải thu Phiếu thanh toán 3/ Tồn kho Khoản phải trả 4/ Tài sản lưu động khác Chi phí tích lũy B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH & ĐTDH 2/ Nợ dài hạn 1/ Tài sản cố định: Trái phiếu dài hạn công ty TSCĐ hữu hình Vay dài hạn ngân hàng TSCĐ vô hình Hoãn thanh toán thuế thu nhãp TSCĐ thuê tài chính Tài sản chờ xử lý Khấu hao TSCĐ (giá trị hao mòn lũy B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU. kế) 1/ Cổ phần ưu đãi 2/ Các khoản ĐT tà chính dài hạn 2/ Cổ phần thông thường 3/ Chi phí XDCB dở dang 3/ Lơi nhuận giữ lại 4/ Các khoản ký quỹ dài hạn khác 4/ Vốn bổ sung TỔNG TÀI SẢN = (A) + (B) TỔNG NGUỒN = (A)+(B)
  10. HẠN CHẾ CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. Bảng cân đối kế toán không phản ánh giá trị hiện tại, vì các kế toán viên thường sử dụng các con số thống kê trong quá khứ để lập bảng. Một vài khoản mục được đưa vào bảng CĐKT để tính có thể không chính xác, chẳng hạn: khoản phải thu đang trong hạn thu, hàng dự trữ để bán, TSCĐ đang trong vòng đời hoạt động… Nhiều khoản mục có giá tri tài chính bị bỏ qua (lô đi) bởi vì nó gặp những trở ngại quákhó trong tính toán giá trị, thí dụ: nguồn nhân lực con người trong DN. Xem: C2-TSTC.ppt#28. BÀI TẬP TRÊN LỚP
  11. 2.2.2 BÁO CÁO THU NHẬP 1. Khái niệm. Báo cáo thu nhập là một báo cáo tổng hợp phản ảnh kết quả hoạt động SX-KD trong năm của DN. Nó bao gồm doanh thu bán hàng và các chi phí phát sinh của công ty trong thời gian hạch toán. 2. Thành phần của báo cáo thu nhập. THU NHẬP: Nguồn thu dự tính hay thực tế của DN từ SX – KD hay thực hiện các dịch vụ khác. CHI PHÍ: Các chi phí để thực hiện SX sản phẩm và chi phí bán hàng. THU NHẬP RÒNG: Phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí.
  12. BÁO CÁO THU NHẬP (BÁO CÁO LỜI LỖ) (Income statement) Doanh thu thuần1 - Giá vốn hàng bán Lãi gộp - Chi phí hoạt động khác (chi phí gián tiếp) Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) - Lãi vay phải trả (nếu có) Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập 2 Thu nhập sau thuế (NI)
  13. 1 Doanh thu thuần được tính như sau: Tổng doanh thu Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu Trừ: Các khoản giảm trừ Giảm giá Hàng bán bị trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK = Doanh thu thuần
  14. 2 Phương pháp tính thuế thu nhập DN theo Luật Thuế TN DN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 – Chương 2: Căn cứ để tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất. Xác định thu nhập tính thuế: 1. TN tính thuế = TN chịu thuế - TN miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. 2. TN chịu thuế = DT – Chi phí được trừ + Các khoản TN (kể cả TN nhận được từ nước ngoài) 3. TN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. 4. Doanh thu = toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng DV, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng.
  15. 2.2.3 BÁO CÁO NGÂN LƯU 1. Mục đích: Cho biết tình hình ngân lưu trong quá khứ như một công cụ hỗ trợ cho việc: a) Dự toán tình hình ngân lưu trong tương lai b) Đánh giá khả năng tạo ra và sử dụng tiền mặt của cấp quản trị. c) Xác định khả năng chi trả của một công ty đối với tiền lãi, cổ tức cũng như các khoản nợ đáo hạn.
  16. 2. Khái niệm: Báo cáo ngân lưu là báo cáo tóm tắt dòng tiền (thu chi tiền mặt) của một tổ chức trong một giai đoạn xác định. ° Báo cáo ngân lưu giải thích: xuất sứ của lượng tiền mặt tiền mặt được chi vào những khoản mục nào.
  17. 3. Thành phần của báo cáo ngân lưu. a) Ngân lưu từ hoạt động sản xuất- kinh doanh: Ngân lưu vào (Cash inflow) bao gồm: Các khoản thu từ khách hàng Lợi tức và cổ tức thu được Các khoản thu khác Ngân lưu ra (Cash outflow) bao gồm: Tiền mặt trả cho nhà cung cấp Trả tiền thù lao lao động Trả lãi và thuế Các khoản chi khác
  18. b) Ngân lưu từ hoạt động đầu tư: Ngân lưu vào gồm: bán các loại tài sản, nhà máy vào trang thiết bị. bán các loại chứng khoán đầu tư dài hạn. thu hồi vốn cho vay Ngân lưu ra bao gồm: mua sắm tài sản, nhà máy và trang thiết bị. mua các loại chứng khoán dài hạn cho vay vốn
  19. c) Ngân lưu tư hoạt động tài trợ Ngân lưu vào bao gồm: ° vay tiền từ các chủ nợ ° phát hành cổ phiếu và trái phiếu Ngân lưu ra : ° trả các khoản vay tới hạn ° mua lại cổ phiếu ° trả cổ tức cho cổ đông
  20. Ngân lưu được tính như sau: a) Ngân lưu ròng = Lãi ròng ± Các khoản không phải bằng tiền NLR = LR + Khấu hao TSCĐ – Thuế thu nhập b) Ngân lưu từ hoạt động SX = NLR ± Thay đổi TSLĐ và Nợ c) Ngân lưu từ đầu tư d) Ngân lưu từ hoạt động tài trợ Xem TD: ..\..\BT-MAU-1-2-3.xls
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2