Bài giảng quản trị tài chính chương 3: Cơ cấu vốn
lượt xem 20
download
Cơ cấu vốn là tỷ trọng các nguồn vốn khác nhau bao gồm : nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường, được công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng quản trị tài chính chương 3: Cơ cấu vốn
- BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Chương 3 CƠ CẤU VỐN
- Nội dung : 1. Các thuật ngữ về cơ cấu vốn 2. Rủi ro kinh doanh và đòn cân định phí 3. Rủi ro tài chính và đòn cân nợ 4. Cơ cấu vốn tối ưu
- • 3.1 Các thuật ngữ • Cơ cấu vốn ( Capital Structure) • Cơ cấu vốn là tỷ trọng các nguồn vốn khác nhau bao gồm : nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường, được công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản của mình. • Cơ cấu vốn tác động tới chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC), do vậy ảnh hưởng tới quyết định chấp thuận hay loại bỏ một dự án • Cơ cấu vốn tác động tới mức sinh lời trên vốn cổ phần thường ( ROE hoặc EPS), nhưng cũng tác động tới rủi ro của công ty.
- • Cơ cấu vốn tối ưu – Optimal capital Structure Là cơ cấu vốn làm tối đa hóa giá cổ phiếu của công ty • Cơ cấu vốn mục tiêu – Target capital Structure Là cơ cấu vốn công ty muốn duy trì và hướng tới trong quá trình quản lý và huy động thêm vốn. Ví dụ : Cơ cấu vốn mục tiêu của công ty ABC được xác định nợ : 45%, cổ phần thường 55%. Hiện tại tỷ trọng nợ < 45% , nếu phải huy động thêm vốn ABC sẽ vay thêm nợ. Ngược lại tỷ trọng nợ > 45% ABC sẽ huy động thêm vốn bằng cách tăng vốn cổ phần thường : giữ lại lợi nhuận hoặc phát hành cổ phiếu phổ thông.
- • Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định cơ cấu vốn : 1. Rủi ro kinh doanh • Rủi ro xuất phát từ hoạt động kinh doanh trong trường hợp công ty không sử dụng nợ vay. Rủi ro kinh doanh càng cao tỷ trọng nợ càng thấp. 2. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp • Thuế suất thuế thu nhập càng cao, tỷ trọng nợ càng lớn và ngược lại
- 3. Sự tự chủ về tài chính Sử dụng nhiều nợ vay sẽ làm giảm sự tự chủ tài chính, giảm khả năng huy động thêm vốn. Do vậy nếu nhu cầu vốn trong tương lai lớn và huy động vốn khó khăn công ty sẽ sử dụng nợ vay với tỷ lệ thấp. 4. Quan điểm và thái độ của nhà quản trị Nhà quản trị năng động, mạo hiểm thích dùng nhiều nợ vay để gia tăng ROE, ngược lại nhà quản trị thận trọng lại thích dùng vốn cổ phần.
- • 3.2 Rủi ro kinh doanh và đòn bẩy hoạt động. • 3.2.1. Rủi ro kinh doanh • Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn trong tương lai về tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần thường ( ROE) khi công ty không sử dụng nợ vay • Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào nghành nghề kinh doanh và thay đổi theo thời gian. • Ví dụ : Nghành công nghiệp chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe rủi ro kinh doanh thấp. Ngành công nghiệp mang tính chu kỳ như : chế tạo ô tô, sản xuất thép…Rủi ro kinh doanh cao.
- • Các nhân tố tác động rủi ro kinh doanh 1. Sự biến động của cầu : • Cầu sản phẩm của công ty ổn định - rủi ro kinh doanh thấp. 2. Sự biến động của giá bán: • Giá bán sản phẩm biến động lớn - rủi ro kinh doanh cao và ngược lại. 3. Sự biến động của chi phí đầu vào: Chi phí đầu vào bao gồm : chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công… Chi phí đầu vào có giá cả biến động lớn - rủi ro kinh doanh cao và ngược lại.
- 4. Khả năng điều chỉnh giá bán khi chi phí đầu vào thay đổi • Dễ dàng điều chỉnh giá đầu ra ( giá bán) khi giá đầu vào thay đổi - rủi ro kinh doanh thấp. 5. Đời sống của sản phẩm • Đời sống sản phẩm ngắn, bị lỗi thời nhanh do sự phát triển của khoa học công nghệ - rủi ro kinh doanh cao : Dược phẩm, máy tính…
- 6. Rủi ro từ nước ngoài • Công ty có tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu cao sẽ gặp rủi ro cao do biến động tỷ giá và các bất ổn về chính trị. 7. Mức định phí hoạt động. • Công ty có đòn bẩy định phí cao - rủi ro kinh doanh cao, khi doanh thu giảm sút công ty không thể giảm được định phí, lợi nhuận sẽ bị giảm sút hoặc thua lỗ.
- • Các giải pháp giảm rủi ro kinh doanh : 1. Đa dạng sản phẩm và đa dạng thị trường tiêu thụ 2. Ký hợp đồng lao động và cung cấp nguyên vật liệu dài hạn để ổn định nguồn cung và giảm biến động của chi phí đầu vào. 3. Ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với sản lượng và giá bán ổn định. 4. Sử dụng kỹ thuật bảo hiểm . 5. Giảm mức sử dụng định phí.
- • 3.2.2 . Đòn bẩy hoạt động. • Đòn bẩy hoạt động thể hiện mức sử dụng chi phí cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được đo bằng tỷ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí hoạt động . • Công ty có đòn bẩy hoạt động cao thì rủi ro kinh doanh sẽ cao, một sự thay đổi rất nhỏ trong doanh thu sẽ dẫn tới biến động rất lớn của EBIT và ROI .
- • Tác động của đòn bẩy hoạt động tới biến động của EBIT và ROI được đo bằng độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động (DOL) % Tăng , giảm EBIT DOL = % Tăng, giảm doanh thu Q. (P- v) = Q. (P-v) - F
- • Tác động của đòn bẩy hoạt động tới biến động của EBIT, ROE được đo bằng phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên. • Ví dụ : Công ty ABC có 2 phương án sản xuất như sau : • Phương án A. Trang bị kỹ thuật ở mức thấp, F= 20.000 triệu đồng/ năm, v =1,5 triệu đồng/ sản phẩm, P = 2 triệu đồng/SP • Phương án B. Sử dụng thiết bị tự động hóa, F= 60.000 triệu /năm, v = 1 triệu đồng/ sản phẩm, P = 2 triệu đồng/SP • Tổng tài sản của cả 2 phương án 200.000 triệu đồng, thuế suất thuế thu nhập 40%
- Sản lượng tiêu thụ dự kiến ứng với tình trạng của nền kinh tế như sau : Tình trạng nền Xác suất Sản lượng tiêu kinh tế thụ Kém 0.05 0 Yếu 0.2 40.000 Trung bình 0.5 100.000 Tốt 0.2 160.000 Mạnh 0.05 200.000
- Phương án A Cầu Xác SL Doanh CP EBIT NOPAT ROE Suất thu HĐ Kém 0.05 0 0 20 -20 -12 -6% Yếu 0.2 40 80 80 0 0 0% TB 0.5 100 200 170 30 18 9% Tốt 0.2 160 320 260 60 36 18% Mạnh 0.05 200 400 320 80 48 24% GT KV 100 200 30 9% ĐLC 49,396 98,793 24,698 7,41% HCBT 0,49 0,49 0,82 0,82
- Phương án B Cầu Xác SL Doanh CP EBIT NOPAT ROE Suất thu HĐ Kém 0.05 0 0 60 -60 -36 -18% Yếu 0.2 40 80 100 -20 -12 -6% TB 0.5 100 200 160 40 24 12% Tốt 0.2 160 320 220 100 60 30% Mạnh 0.05 200 400 260 140 84 42% GT KV 100 200 40 12% ĐLC 49,396 98,793 49,396 14,82 % HCBT 0,49 0,49 1,23 1,23
- • Cách tính các chỉ tiêu trong bảng : • 1. Doanh thu = sản lượng x giá bán đơn vị sp • 2. Chi phí hoạt động = Tổng biến phí + Tổng định phí • 3. EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động • 4. NOPAT = EBIT x (1- T) • 5. ROE = EAT/ Vốn chủ SH, do không sử dụng nợ vay nên EAT = NOPAT = EBITx( 1-T), V ốn ch ủ s ở h ữu = Tổng tài sản , do vậy ROE = NOPAT/ tổng tài sản (200 tỷ) • 6. Giá trị kỳ vọng của sản lượng : • 0x 0,05 + 40 x 0,2 + 100 x 0,5 + 160 x 0,2 + 200 x 0,05 =100 • 7. Độ lệch chuẩn = căn bậc 2 của phương sai • 8. Hệ số biến thiên = Độ lệch chuẩn/ giá trị kỳ vọng
- • Phân phối xác suất của doanh thu phương án A và B Xac suất 0 200 tỷ Doanh thu Doanh thu kỳ vọng
- Phân phối xác suất của ROE Xác suất Phương án A Phương án B 0% 9% 12% ROE ROEA dự kiến ROEB dự kiến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị tài chính - ĐHQG TP.Hồ Chí Minh
121 p | 700 | 208
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
33 p | 347 | 98
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Đào Thị Thương
64 p | 350 | 71
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Đào Thị Thương
100 p | 346 | 64
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Thuận
24 p | 246 | 39
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Nguyễn Thị Oanh
45 p | 142 | 23
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng: Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
16 p | 163 | 21
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Ths. Nguyễn Như Ánh
29 p | 147 | 13
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính
26 p | 127 | 12
-
Bài giảng Quản trị tài chính - ĐH Phạm Văn Đồng
75 p | 53 | 11
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính DN
23 p | 147 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Dung)
39 p | 52 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
28 p | 68 | 8
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - Trần Nguyễn Minh Hải
136 p | 14 | 5
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 5 - Trần Nguyễn Minh Hải
117 p | 5 | 3
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Trần Nguyễn Minh Hải
134 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 3 - Trần Nguyễn Minh Hải
154 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 4 - Trần Nguyễn Minh Hải
107 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn