Bài giảng: Quy trình thẩm định giá BĐS - Th.S. Nguyễn Văn Truyền
lượt xem 363
download
Quy trình định giá là một kế hoạch hành động có trật tự và logic, được bố cục phù hợp với các quy tắc cơ bản, nó giúp cho thẩm định viên về giá đưa ra một kết luận vững chắc hoặc sự ước tính giá trị của tài sản có cơ sở và có thể tin cậy được. Áp dụng để (mục đích): Phát triển ý tưởng để đi đến kết luận về ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng: Quy trình thẩm định giá BĐS - Th.S. Nguyễn Văn Truyền
- Th.S. Nguyễn Văn Truyền – Bộ Tài chính
- Giới thiệu về Quy trình ĐG Khái niệm: Quy trình định giá là một kế hoạch hành động có trật tự và logic, được bố cục phù hợp với các quy tắc cơ bản, nó giúp cho thẩm định viên về giá đưa ra một kết luận vững chắc hoặc sự ước tính giá trị của tài sản có cơ sở và có thể tin cậy được.
- Giới thiệu … Áp dụng để (mục đích): Phát triển ý tưởng để đi đến kết luận về giá trị thị trường Cung cấp khuôn mẫu để nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu và áp dụng các kỹ thuật ĐG cần thiết Là công cụ để thẩm định viên và khách hàng kiểm tra kết quả định giá.
- Giới thiệu … Các bước tổng quát sau: 1. Xác định vấn đề 2. Lên kế hoạch định giá 3. Thu thập thông tin và mô tả BĐS 4. Phân tích thông tin 5. Xác định giá trị tài sản cần định giá 6. Lập báo cáo, hồ sơ và chứng thư kết quả định giá
- Bước 1: Xác định vấn đề Bao gồm các công việc: Xác định khách hàng và người sử dụng kết quả định giá Xác định bất động sản cần định giá Mục đích định giá Xác định loại giá trị cần tìm kiếm Xác định ngày có hiệu lực của ý kiến định giá Xác định những điều kiện/giả thiết liên quan
- 1. Xác định khách hàng và người sử dụng kết quả thẩm định giá Khách hàng: Là người có quan hệ với thẩm định viên về thẩm định giá thông qua hợp đồng thẩm định giá. Bên thứ ba liên quan đến sử dụng kết quả thẩm định giá là người được sử dụng báo cáo kết quả thẩm định giá. Khách hàng sẽ là người quyết định bên thứ ba liên quan.
- 2. Xác định những đặc trưng của bất động sản cần định giá Vị trí và mô tả những đặc trưng về vật chất, pháp lý của BĐS; Các quyền hoặc quyền lợi cần được định giá (quyền sở hữu, quyền sử dụng lâu dài hay có thời hạn); Danh mục các động sản, các thiết bị thương mại kèm theo Những hạn chế về sử dụng đất.
- 3. Xác định mục đích định giá Khách hàng sử dụng kết quả định giá cho mục đích gì (để xác định giá mua bán; xác định khoản cho vay thế chấp; góp vốn, v.v.)? Mục đích định giá phải được xác định tại thời điểm tiếp nhận công việc định giá và phải ghi rõ trong Hợp đồng. Là cơ sở để xác định cuộc định giá đưa ra ý kiến về loại giá trị nào?
- 4. Xác định loại giá trị cần tìm kiếm Mỗi cuộc định giá bất động sản thường chỉ nhằm xác định một loại giá trị nhất định (giá tri thị trường hay giá trị phi thị trường: giá trị đầu tư, giá trị trong sử dụng); Phải giải thích về loại giá trị tài sản cần xác định; Phải bảo đảm rằng loại hình giá trị được lựa chọn để định giá phải phù hợp với mục đích định giá.
- 5. Xác định ngày có hiệu lực của kết luận về giá trị Kết luận về giá trị tài sản có hiệu lực tại một thời điểm cụ thể: Hiện tại Quá khứ (dùng để đánh thuế, bảo hiểm, xét xử) Tương lai Phải báo cáo rõ 02 thời điểm: thời điểm có hiệu lực, và thời điểm báo cáo định giá
- 6. Xác định những điều kiện, giá thiết, hạn chế Những giả thiết bất thường là giả định những thông tin chưa chắc chắn là có thực. Nếu nó không xảy ra đúng với giả thiết thì có thể làm thay đổi kết luận của định giá viên. Những điều kiện mang tính giả thiết là điều kiện trái với những gì đang tồn tại, nhưng lại giúp cho mục đích của quá trình phân tích. Những giả định chung, những điều kiện hạn chế nhằm bảo vệ cho cả định giá viên và khách hàng và thông báo cho khách hàng và người sử dụng những hạn chế trong việc sử dụng kết quả định giá.
- Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá Xác định phạm vi công việc và những thông tin cần thiết Xác định nguồn cung cấp thông tin Chủ bất động sản Các cơ quan nhà nước Cơ sở tư vấn nhà đất của tư nhân Các công ty địa ốc Xác định nhu cầu về người giúp việc và chuyên gia tư vấn Xây dựng kế hoạch và biểu đồ theo dõi tiến độ
- Bước 3: Thu thập số liệu và mô tả bất động sản Bao gồm: Số liệu chung và số liệu cụ thể (về BĐS cần định giá và về BĐS so sánh) 1. Số liệu chung: Là những thông tin về các yếu tố kinh tế, xã hội, pháp luật và môi trường tác động đến giá trị của BĐS trong khu vực thị trường đã xác định.
- Thu thập số liệu …. Thông tin chung bao gồm: Xu hướng phát triển kinh tế của đất nước và của địa phương Tình hình dân số và việc làm Quy định của Chính phủ: Chính sách về thuế, về phân vùng và quy hoạch, về môi trường, về giao thông, v.v. Xu hướng trong hoạt động xây dựng và chi phí xây dựng Tình hình và xu hướng trong việc cấp vốn, tín dung trong đầu tư BĐS.
- Thu thập số liệu…. 2. Số liệu về tài sản cần thẩm định giá Thông tin cụ thể về đặc điểm về mặt vật chất và pháp lý của thửa đất và tài sản trên đất Lịch sử pháp lý của tài sản Chi phí xây dựng, khấu hao Thu nhập và chi phí (thường xuyên)
- Thu thập số liệu …. 3. Số liệu về các bất động sản so sánh Đặc tính về mặt vật chất và pháp lý Ngày bán, giá bán, chi phí và khấu hao, chi phí và thu nhập, tỷ lệ vốn hóa Các điều kiện trên thị trường tài chính, tín dụng (lãi suất, điều khoản vay, v.v.) có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản Số liệu về cung và cầu đối với những tài sản có thể so sánh: + Cung: + Cầu:
- Bước 4: Phân tích số liệu Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường bất động sản. Phân tích thị trường Phân tích về khách hàng tiềm năng Phân tích sử dụng tốt nhất, tối ưu
- 1. Phân tích thông tin từ khảo sát hiện trường So sánh, đối chiếu giữa số liệu khảo sát thực tế và số liệu mà khách hàng cung cấp để đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu; Phân tích, lựa chọn những bất động sản phù hợp nhất, có thể so sánh tốt nhất; Phân tích, đánh giá những đặc điểm khác biệt giữa BĐS cần định giá với các BĐS so sánh.
- 2. Phân tích thị trường Là việc nghiên cứu, phân tích những đặc trưng của thị trường và cung cầu về loại bất động sản cần thẩm định giá Phân tích bản chất và hành vi ứng xử của những người tham gia thị trường: Phân tích cung cầu về loại BĐS cần định giá Xu hướng cungcầu trên thị trường
- Phân tích xu hướng cung cầu Những xu hướng tăng giảm về nguồn cung, tăng giảm về nhu cầu của những tài sản tương tự hiện có trên thị trường. Ảnh hưởng của xu hướng trên đến giá trị tài sản đang thẩm định giá.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Quy trình thẩm định giá bất động sản - Nguyễn Duy Thiện
38 p | 1555 | 760
-
KHÁI QUÁT VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
8 p | 2044 | 679
-
Bài giảng Tổng quan về thẩm định tín dụng - Đỗ Thị Cẩm Vân
11 p | 1392 | 554
-
Bài giảng Thẩm định tài sản đảm bảo
30 p | 1129 | 180
-
Bài giảng Chuyên đề về Định giá chứng khoán - ThS.Lê Hoàng Vinh
19 p | 352 | 138
-
Bài giảng Thẩm định giá tài sản: Chương 2 - ThS. Lê Thanh Ngọc
197 p | 186 | 34
-
Bài giảng Ôn tập môn Thẩm định giá máy móc, thiết bị - ThS. Nguyễn Thị Minh Phương
65 p | 280 | 30
-
Quy trình thẩm định giá
10 p | 111 | 26
-
Bài giảng Chương 7: Hoạch định ngân sách vốn đầu tư - PGS.TS. Trương Đông Lộc
30 p | 214 | 24
-
Bài giảng Thẩm định tín dụng - Nguyễn Thị Kim Dung
218 p | 44 | 22
-
Bài giảng Quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá - TS. Hay Sinh
27 p | 186 | 13
-
Bài giảng Quy trình chung về thẩm định tín dụng - ThS. Phùng Hữu Hạnh (2012)
14 p | 108 | 12
-
Bài giảng Quy trình chung về thẩm định tín dụng - ThS. Phùng Hữu Hạnh
14 p | 83 | 7
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - Đặng Bửu Kiếm
25 p | 26 | 7
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 3 - Đặng Bửu Kiếm
35 p | 13 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán hoạt động: Báo cáo kiểm toán - Vũ Hữu Đức
18 p | 34 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý thẩm định giá: Chương 5 - ThS. Võ Thị Hoàng Vi
5 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn