Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
lượt xem 9
download
Nội dung chính của "Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid " do Bs. Ck1. Đào Thanh Hiệp biên soạn nhằm cung cấp cho người học kiến thức về tiêu hóa, hấp thụ Lipid; Sử dụng, vận chuyển lipid trong máu và sự điều hòa của nội tiết đối với chuyển hóa Lipid. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
- BS. CK1. Đào Thanh Hiệp 1
- Lipid có tỷ trọng nhẹ hơn nước, không tan trong nước Gắn với protein huyết tương thành lipo- protein Có nhóm rượu (-OH) có thể thực hiện phản ứng ester hóa với acid béo (acid hữu cơ có nhóm -COOH gắn vào một chuỗi dài hydratcarbon) 2
- Lipid trong cơ thể người gồm 3 nhóm chính -Triglycerid: gồm 1 phân tử glycerol được ester hóa với 3 acid béo -Phospholipid : trong cấu trúc có phospho, cũng kết hợp với acid béo bằng phản ứng ester hóa -Cholesterol: có nhóm (-OH) có thể tồn tại ở dạng ester hóa 3
- 1. Tiêu hóa, hấp thu -Nguồn Lipid từ thức ăn đóng vai trò quan trọng (50-60 g/ngày ) -Môi trường hòa tan nhiều vitamin để cơ thể hấp thu được -Nhu cầu lipid phụ thuốc vào tuổi, tính chất lao động, khí hậu 4
- -Lipid thức ăn được tiêu hóa ngay từ tá tràng: Lipase của tụy và ruột làm đứt dây nối ester, để hấp thu vào cơ thể. -Lipid được hấp thu hấp thu nhờ muối mật: biến lipid thành dạng nhũ tương (chylomicron), có thể hấp thu theo đường bạch mạch ruột vào tuần hoàn chung -Bữa ăn nhiều Lipid có thể làm huyết tương trở thành đục vì lượng chylomicron cao 5
- 2 Sử dụng, vận chuyển trong máu a. Sử dụng -Triglycerid được sử dụng như một nguồn năng lượng tương tự vai trò năng lượng glucid -Phospholipid, cholesterol chủ yếu được sử dụng để tạo ra các cấu trúc tế bào (màng tế bào, bào quan) và thực hiện một số chức năng -Cholesterol còn là nguyên liệu ban đầu để tạo ra nên một số chất: vitamin D, Hormon sinh dục, thượng thận và muối mật… 6
- b. Vận chuyển trong máu Vận chuyển chylomicron: -Lipid hấp thu ở ruột trong bữa ăn được vận chuyển trong hệ bạch mạch ruột dưới dạng chylomicron sau đó qua ống ngực vào vòng tuần hoàn chung -Cơ thể loại trừ chylomicron khỏi máu sau 1 giờ bằng cách đưa qua vách mao mạch để vào gan và mô mỡ 7
- -Tế bào nội mạc mao mạch và tế bào mỡ rất giàu enzym tên gọi là lipo-protein-lipase có khả năng thủy phân các triglycerid của chylomicron thành acid béo và glycerol -Acid béo vào tế bào mỡ, còn glycerol được sản xuất mới trong tế bào để tái tạo triglycerid ở mô mỡ 8
- Vận chuyển acid béo trong máu -Để sử dụng như nguồn năng lượng cho cơ thể Triglycerid trong mô mỡ được thủy phân thành acid béo tự do (FFA: free fat acide), còn gọi là acid béo không ester hóa (NEFA: non-esterified fat acid) đưa vào máu. -FFA gắn với albumin để tới nơi sử dụng (chủ yếu là gan) : 9
- Cơ chế đưa đến sự thủy phần nói trên gồm -(1)… Khi glucose không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể (thiếu glyceraldehyd) -> hoạt hóa enzym lipase trong tế bào mỡ - (2)… Một loại lipase khác trong tế bào mỡ có tên lipase nhạy cảm hormon được hoạt hóa-> làm tăng mạnh tốc độ thủy phân triglycerid trong tế bào mỡ 10
- -Nồng độ FFA (NEFA) trong huyết tương khi cơ thể nghỉ là 15 mg/100 ml (0.45 g/ máu tuần hoàn) -Cơ thể oxy hóa toàn bộ số này chỉ trong 2-3 phút để tạo năng lượng, tốc độ bổ sung FFA từ mỡ ra máu cũng nhanh như vậy -Ở người bình thường FFA đảm bảo tới 50% năng lượng cơ thể mà nồng độ FFA trong máu vẫn không cần tăng lên -Cơ thể tăng sử dụng năng lượng, khi đã cạn nguồn glucid dự trữ, thì nồng độ FFA mới tăng rõ rệt trong máu (đói, tiểu đường…) 11
- Vận chuyển Phospholipid và cholesterol: lipo-protein (LP) -Hiện nay coi LP chính thức là dạng lipid kết hợp một tỷ lệ cao protein->phân tử rất lớn-> vận chuyển phospholipid và cholesterol từ gan đến mô và ngược lại -95% lipid máu có mặt và vận chuyển dưới dạng lipo-protein 12
- -Thành phần của LP gồm: protein, triglycerid, phospholipid, cholesterol -Protein chuyên chở lipid có tên là apo- protein, do gan sản xuất 13
- 3. Các typ Lipo-Protein a. Sự tạo thành LP -Hầu hết tạo thành ở gan (cholesterol, phospholipid, triglycerid) trừ triglycerid của chylomicron do hấp thu từ ruột -Gan cũng là nơi sản xuất protein chuyên chở lipid, gọi là apo-protein -Phân biệt LP theo tỷ trọng, có các loại sau 14
- -Chylomicron: tỷ trọng 0.93, tồn tại ngắn hạn -LP tỷ trong rất thấp (VLDL: Very low density LP): 90% là Lipid, 10% Protit, trong Lipd thì Triglycerid chiếm 50% -LP tỷ trọng thấp (LDL: LOW density LP) 75% Lipid (chủ yếu cholesterol, phospholipid, rất ít triglycerid), 25% Protein -LP tỷ trọng trung gian (IDL: intermediate LP): chứa chủ yếu triglycerid nội sinh và cholesterol -LP tỷ trọng cao (HDL: hight dendity LP): chứa 50 % Lipid, 50% Protein 15
- b. Chức năng LP -Vận chuyển Lipid đi khắp cơ thể -Triglycerid được sản xuất ở gan, từ glucid, ra khỏi gan dưới dạng VLDL để tới mô mỡ ->trao Triglycerid cho mô mỡ->tỷ trọng tăng lên->biến thành LDL (gồm đa số Cholesterol, phospholipid). Sau khi trao cholesterol cho tế bào, LDL biến thành HDL (là dạng vận chuyển cholesterol khỏi các mô ngoại vi để về gan, nếu mô thừa chất này HDL đóng vai trò quan trọng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch 16
- 4. Dự trữ -Mô mỡ là nơi dự trữ triglycerid của cơ thể -Tế bào mỡ: tạo thành mô mỡ, có khả năng lưu trữ lipid, cũng có khả năng sản xuất một lượng nhỏ acid béo và triglycerid từ glucid -Mô mỡ: hầu hết lipid trong cơ thể chứa ở mô mỡ, gan, chức năng cung cấp triglycerid như một nguồn năng lượng -Sự trao đổi với máu: Nhờ enzym lipase mô, mô mỡ nhận triglycerid từ gan và từ chylomicron dưới dạng đã bị thủy phân. Nhờ enzym lipase phụ thuộc hormon, mô mỡ có thể đưa ngược triglycerid vào lại máu sau khi đã thủy phân nó 17
- Lipid gan: Gan là nơi chuyển hóa lipid. Nhiệm vụ chính gồm -(1) Thoái biến FFA thành các mảnh nhỏ (2C) sau đó tạo thành thể cetonic-là dạng các tế bào ưu sử dụng (tạo năng lượng) -(2) Tổng hợp acid béo và triglycerid chủ yếu từ glucid và một phần nhỏ từ Protein -(3) Tổng hợp các lipid (chủ yếu cholesterol, phospholipid) từ mẩu 2C nguồn gốc từ triglycerid 18
- -Tế bào gan ngoài chuyển hóa triglycerid, còn chuyển hóa cholesterol, phospholipid, do chính nó tổng hợp ra -Gan có khả năng khử bão hòa các acid béo nhờ enzym deshydrogenase triglycerid ở gan thường không bão hòa như mô mỡgan cung cấp acid béo không bão hòa cho cả cơ thể. 19
- 5. Sự điều hòa của nội tiết đối với chuyển hóa Lipid a. Hormon làm tăng thoái hóa lipid -Tối thiểu có 7 hormon làm tăng sử dụng lipid trong cơ thể -Làm tăng sử dụng lipid mạnh nhất là adrenalin, rồi đến noradrenalin, vì tác dụng trực tiếp lên “lipase phụ thuộc hormon” của mô mỡ - 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid - ThS. BS. Huỳnh Thanh Bình
28 p | 361 | 91
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa lipid máu - ThS. Nguyễn Trung Anh
47 p | 400 | 86
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải
34 p | 567 | 81
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa glucid
29 p | 939 | 69
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa nước điện giải
17 p | 267 | 46
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan và sự phục hồi - Bùi Thị Thu Hằng
88 p | 26 | 11
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid và các nguy cơ tim mạch
30 p | 98 | 9
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hoá protid - ThS. BS Lý Khánh Vân
41 p | 56 | 7
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa purin và các bệnh liên quan
8 p | 68 | 7
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Glucid - PGS. Nguyễn Thị Đoàn Hương
58 p | 78 | 6
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa glucid - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
43 p | 55 | 5
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid và sự phục hồi
57 p | 25 | 5
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa Lipid - La Hồng Ngọc
77 p | 75 | 3
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải cân bằng acid-base
85 p | 9 | 1
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa glucid - Hoàng Thị Thanh Thảo
30 p | 13 | 1
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hoá lipid - Hoàng Thị Thanh Thảo
47 p | 5 | 1
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa protid - Hoàng thị Thanh Thảo
16 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn