RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA<br />
NƯỚC – ĐIỆN GIẢI<br />
Sinh viên : Y3<br />
Giảng viên : TS. Nguyễn Thanh Bình<br />
Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch<br />
Thời gian : 2 tiết<br />
<br />
RLCH NƯỚC – ĐIỆN GIẢI<br />
MỤC TIÊU<br />
1. Trình bày được 3 cách phân loại mất nước<br />
2. Trình bày được sơ đồ cơ chế bệnh sinh dẫn đến vòng xoắn bệnh lý trong tiêu<br />
<br />
chảy cấp.<br />
3. Trình bày được định nghĩa và các cơ chế gây phù.<br />
<br />
RLCH NƯỚC – ĐIỆN GIẢI<br />
1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI<br />
1.1. Vai trò của nước<br />
<br />
- Nước tham gia cấu tạo cơ thể: chiếm 60 - 80% TLCT, cơ thể càng non thì tỷ<br />
lệ nước càng lớn<br />
- Duy trì khối lượng tuần hoàn, qua đó duy trì HA<br />
- Làm dung môi hòa tan cho các chất, tham gia vận chuyển, trao đổi các<br />
chất với môi trường bên ngoài<br />
<br />
- Làm môi trường, trực tiếp tham gia các phản ứng hóa học<br />
- Tham gia điều hòa thân nhiệt<br />
- Nước có chức năng bảo vệ cơ thể<br />
+ Giảm ma sát giữa các màng<br />
+ Tránh sang chấn: dịch não tủy<br />
<br />
RLCH NƯỚC – ĐIỆN GIẢI<br />
1.2. Vai trò của các chất điện giải<br />
- Quyết định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể<br />
<br />
- Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: Ca++ tham gia dẫn truyền<br />
TK, Fe++ tham gia vận chuyển O2, CO2…<br />
- Tham gia cấu tạo cơ thể: tế bào, mô, hormone…<br />
- Tham gia các hệ thống đệm, điều hòa pH nội môi.<br />
<br />
RLCH NƯỚC – ĐIỆN GIẢI<br />
2. CÂN BẰNG XUẤT - NHẬP NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI<br />
2.1. Cân bằng xuất nhập nước<br />
<br />
* Nhập nước:<br />
- Nội sinh: do chuyển hóa trong cơ thể tạo ra, trung bình 300 ml/ngày<br />
- Ngoại sinh: do thức ăn, nước uống (từ 1,6 - 3,5 lít tùy thời tiết, cường độ<br />
lao động)<br />
- Trung bình 1 ngày cơ thể cần 2.0 – 2.5 lít nước<br />
<br />
* Xuất nước:<br />
- Do hơi thở: 0.4 – 0.7 lít (trung bình 0.5 lít)<br />
- Do mồ hôi: 0.2 – 1.0 lít.<br />
- Nước tiểu: trung bình 1.4 lít<br />
- Phân: không đáng kể khoảng 0.1 lít (trừ trường hợp tiêu chảy)<br />
<br />