Bài giảng Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
lượt xem 6
download
Bài giảng "Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt" có nội dung trình bày về điều hòa thân nhiệt; Thay đổi thân nhiệt thụ động; Thay đổi chủ động thân nhiệt: sốt. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài giảng này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
- SINH LÝ BỆNH ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Bs. CK1. Đào Thanh Hiệp 1
- I. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT 1. BIẾN NHIỆT VÀ ỔN NHIỆT -Động vật cấp thấp (cá, ếch, bò sát) có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (biến nhiệt) -Động vật cấp cao (chim, động vật có vú) có thân nhiệt ổn định (ổn nhiệt) -Cơ thể oxy hóa các chất giàu năng lượng (glucid. Lipid, protid) tạo năng lượng -Hơn 50% năng lượng tạo ra biến thành nhiệt, phần còn lại tích trữ dưới dạng ATP sử dụng cho hoạt động sống của tế bào 2
- 2. CƠ CHẾ DUY TRÌ ỔN ĐỊNH THÂN NHIỆT A. Cơ chế -Sự cân bằng giữa quá trình tạo nhiệt và thải nhiệt -Một quá trình thay đổi sẽ làm quá trình thứ 2 thay đổi theo -Nếu chúng cùng tăng hay giảm đồng biến và căng bằng thì thân nhiệt vẫn được ổn định 3
- B. Trung tâm điều hoà thân nhiệt -Nằm phần trước ở vùng dưới đồi, gồm 2 thành phần: -Phần chỉ huy tạo nhiệt: bị khích thích làm tăng chuyển hóa và tạo nhiệt thông qua hệ giao cảm, tủy thượng thận và tuyến giáp -Phần chỉ huy thải nhiệt: bị kích thích làm tăng thải nhiệt thông qua hệ phó giao cảm, dãn mạch da và tiết mồ hôi 4
- -Trung tâm điều nhiệt chi phối cả 2 quá trình, dựa vào 2 nguồn tin: ❖ Nhiệt độ môi trường tác động lên bộ phận thụ cảm ở da truyền lên trung tâm ❖ Nhiệt độ dòng máu đi qua trung tâm 5
- C. Điểm đặt nhiệt -Khái niệm “điểm đặt nhiệt” khi so sánh trung tâm điều nhiệt của cơ thể với bộ phận điều nhiệt của dụng cụ đốt nóng -Trong sốt điểm đặt nhiệt bị tác nhân gây sốt làm tăng lên, nhưng quá trình thải và tạo nhiệt vẫn cân bằng 6
- D. Sản nhiệt -Được thực hiện bằng biện pháp hóa học -Tăng hay giảm phụ thuộc vào trạng thái cơ thể nghỉ hay hoạt động -Sự duy trì chuyển hóa cơ bản (trạng thái nghỉ) tạo ra khoảng 1400-1500 Kcal/ngày (cơ thể trung bình)🡪gan là cơ quan chủ yếu sinh nhiệt. -Khi cần sử dụng năng lượng ở mức tối đa, cơ thể sẽ oxy hóa các chất ở cùng độ tối đa, do vậy cũng sinh ra lượng nhiệt tối đa -Nếu cần tạo nhiệt khẩn cấp thì nơi tạo nhiệt chủ yếu ở cơ, với sự kích thích của thyroxin và noradrenalin 7
- E. Thải nhiệt, mất nhiệt Cơ thể thải nhiệt bằng các biện pháp vật lý: ❖ Truyền nhiệt ❖ Bức xạ nhiệt ❖ Bốc hơi nước 8
- II. THAY ĐỔI THÂN NHIỆT THỤ ĐỘNG -Thay đổi thân nhiệt thụ động là sự thay đổi thân nhiệt không phải do rối loạn hoạt động của trung tâm điều hòa nhiệt mà do những thay đổi ngoài trung tâm (nhiệt độ, môi trường, dự trữ năng lượng của cơ thể…) khiến trung tâm không còn đủ các điều kiện cần thiết để điều chỉnh và duy trì thân nhiệt 9
- 1. GIẢM THÂN NHIỆT -Khi nhiệt độ trung tâm giảm từ 1-2 độ C trở lên -Cơ chế chung của giảm thân nhiệt là sản nhiệt < mất nhiệt, tức là tỷ số sản nhiệt/thải nhiệt
- A. Giảm thân nhiệt sinh lý -Gặp ở động vật ngủ đông -Não và các trung tâm bị ức chế dần, sự dẫn truyền các tín hiệu về lạnh lên trung tâm điều hòa nhiệt bị ngừng trệ, thân nhiệt giảm dần nhưng con vật không có phản ứng tạo nhiệt -Chi phí năng lượng để duy trì thân nhiệt và duy trì sự sống chỉ còn ở mức tối thiểu 1 1
- B. Ngủ đông nhân tạo -Phối hợp các thuốc gây phong bế hạch thần kinh, thuốc ức chế thần kinh trung ương và hạ thân nhiệt, y học có thể đưa cơ thể người vào trạng thái ngủ đông -Trong trái thái này cơ thể dùng năng lượng tối thiểu, do vậy có thể chịu đựng được các tình trạng thiếu oxy, tụt huyết áp, mất máu nặng, chấn thương nặng, shock… -Muốn đưa cơ thể ngủ đông nhân tạo ra khỏi giấc ngủ cần làm tăng thân nhiệt dần dần phù hợp với sự ra khỏi ức chế của vỏ não 1 2
- C. Giảm thân nhiệt bệnh lý -Giảm thân nhiệt địa phương gồm: ❖ Nẻ : nứt da do lạnh, khô ❖ Cước: phù, ngứa đau tại vùng lạnh, thường đầu ngón ❖ Tê cóng : giảm cảm giác nông, thiếu oxy tại chổ do co mạch, có thể hoại tử ❖ Cảm mạo: siêu vi khuẩn ký sinh ở mũi họng hoạt động khi cơ thể gặp lạnh, gây viêm đường hô hấp trên 1 3
- D. Nhiễm lạnh -Là tình trạng bệnh lý đưa đến giảm thân nhiệt do mất nhiệt không bù đấp nổi. -Thường diễn ra khi nhiệt độ môi trường thấp -Có thể xảy ra ở nhiệt độ tương đối bình thường nhưng cơ thể kém dự trữ năng lượng -Điều kiện thuận lợi : gió, độ ẩm cao, quần áo ướt 1 4
- Điển hình gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: -Đầu tiên vỏ não và hệ giao cảm-tủy thượng thận hưng phấn -Cơ thể huy động glucose và lipid vào quá trình thoái hóa🡪tăng tạo nhiệt -Áp dụng các biện pháp hạn chế mất nhiệt: co mạch ngoài da, ngừng tiết mồ hôi, sởn gai ốc, dựng lông, co người lại -Nếu nhiệt mất quá nhanh sẽ có sự tham gia của tuyến giáp (run cơ) làm sinh nhiệt cấp tốc 1 5
- Giai đoạn 2 -Nếu cơ thể vẫn tiếp tục mất nhiệt do không can thiệp, dự trữ năng lượng cạn kiệt 🡪thân nhiệt trung tâm bắt đầu giảm -Cơ thể không tạo nhiệt, hệ giao cảm và vỏ não lâm vào trạng thái ức chế: hết rét run, thờ ơ, buồn ngủ, giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, giảm chuyển hóa 1 6
- Giai đoạn 3 -Nếu thân nhiệt chỉ còn dưới 35 độ C, trung tâm điều nhiệt bắt đầu rối loạn chức năng -Phản ứng tạo nhiệt giảm hẳn -Thân nhiệt hạ nhanh -Dưới 30 độ C trung tâm điều nhiệt suy sụp cùng nhiều trung tâm sinh tồn khác 1 7
- 2. TĂNG THÂN NHIỆT -Là tình trạng thân nhiệt tăng trên 37,2 độ C vào buổi sáng, hay 37,6 độ C vào buổi chiều -Cơ chế chung là sinh nhiệt > thải nhiệt -Có thể do: ❖ Tăng tạo nhiệt (vận động thể lực) ❖ Thải nhiệt hạn chế (nhiệt độ môi trường cao, độ ẩm cao…) ❖ Hoặc tăng tạo nhiệt và hạn chế thải nhiệt (lao động nặng dưới trời nắng gắt) 1 8
- A. Say nóng/nhiễm nóng -Thân nhiệt tăng kéo dài, kèm mất nước, muối và rối loạn thứ phát chức năng trung tâm điều nhiệt🡪dẫn đến say nóng -Trãi qua 3 giai đoạn: ❖ Thân nhiệt chưa tăng nhiều ❖ Thân nhiệt bắt đầu tăng cao ❖ Thân nhiệt vượt trên 41.5 độ C 1 9
- (1) Thân nhiệt chưa tăng nhiều -Các biện pháp thải nhiệt được huy động tối đa (da đỏ, vã mồ hôi) -Chưa có biểu hiện của rối loạn chuyển hóa (2) Thân nhiệt bắt đầu tăng cao: -Có rối loạn chuyển hóa -Trung tâm điều hòa thân nhiệt và các trung tâm khác chưa rối loạn chức năng 2 0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh lý nội tiết
22 p | 505 | 101
-
Bài giảng Sinh lý bệnh tiêu hóa - HV Quân Y
71 p | 444 | 90
-
Bài giảng Sinh lý bệnh điều hoà thân nhiệt - sốt
15 p | 275 | 39
-
Bài giảng Sinh lý bệnh máu
64 p | 126 | 26
-
Bài giảng Sinh lý bệnh tiêu hóa - La Hồng Ngọc
86 p | 44 | 5
-
Bài giảng Sinh lý bệnh và miễn dịch: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
87 p | 17 | 4
-
Bài giảng Sinh lý bệnh - Miễn dịch: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
115 p | 8 | 4
-
Bài giảng Sinh lý bệnh hô hấp - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
77 p | 33 | 4
-
Bài giảng Sinh lý bệnh tiêu hóa - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
63 p | 45 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 6 - PGS.TS. Lê Văn Quân
31 p | 8 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiêu hóa - Hoàng Thị Thanh Thảo
83 p | 5 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 5 - PGS.TS. Lê Văn Quân
17 p | 7 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 3 - PGS.TS. Lê Văn Quân
27 p | 6 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 12 - PGS.TS. Lê Văn Quân
47 p | 5 | 2
-
Bài giảng Sinh lý bệnh tiêu hóa - Học viện Quân Y
71 p | 7 | 2
-
Bài giảng Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt sốt - Hoàng Thị Thanh Thảo
52 p | 3 | 2
-
Bài giảng Sinh lý bệnh và miễn dịch: Bài 4 - ThS.BS. Nguyễn Duy Tài
10 p | 29 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn