Bài giảng Suy tim - bệnh cơ tim rối loạn nhịp cập nhật khuyến cáo ESC 2022 - ThS. BS. Trần Lê Uyên Phương
lượt xem 0
download
Bài giảng Suy tim - bệnh cơ tim rối loạn nhịp cập nhật khuyến cáo ESC 2022 do ThS. BS. Trần Lê Uyên Phương biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tiếp cận bệnh nhân suy tim kèm rối loạn nhịp; Bệnh cơ tim do rối loạn nhịp; Lịch sử bệnh cơ tim do nhịp nhanh; Các nghiên cứu thực nghiệm bệnh cơ tim do nhịp nhanh; Thay đổi huyết động học trong bệnh cơ tim do nhịp nhanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Suy tim - bệnh cơ tim rối loạn nhịp cập nhật khuyến cáo ESC 2022 - ThS. BS. Trần Lê Uyên Phương
- SUY TIM - BỆNH CƠ TIM RỐI LOẠN NHỊP CẬP NHẬT KHUYẾN CÁO ESC 2022 ThS. BS. Trần Lê Uyên Phương Khoa Điều trị Rối loạn nhịp Bệnh viện Chợ Rẫy
- CA LÂM SÀNG 1 BN nam 15 tuổi, nhập viện vì mệt, khó thở
- CA LÂM SÀNG 2 BN nam, 41 tuổi, mệt khi gắng sức, LV 78mm, EF 25%
- CA LÂM SÀNG 3 BN nam 56 tuổi, suy tim NHYA III, nhiều cơn nhịp nhanh trên thất dai dẳng
- CA LÂM SÀNG 4 BN nam 32 tuổi, đột ngột mệt, khó thở
- CA LÂM SÀNG 5 Bệnh nhi nam 5 tuổi, được chẩn đoán bệnh cơ tim dãn nở từ hơn 2 năm
- CA LÂM SÀNG 6 BN nam, 53 tuổi Suy tim III, Bệnh cơ tim dãn nở từ 2 năm (LV 58mm, EF 20%) Rung nhĩ dai dẳng từ 2 năm
- TIẾP CẬN BN SUY TIM KÈM RỐI LOẠN NHỊP • Suy tim → Rối loạn nhịp? • Rối loạn nhịp → Suy tim?
- BỆNH CƠ TIM DO RỐI LOẠN NHỊP BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH (TACHYCARDIA-INDUCED CARDIOMYOPATHIES) (TIC) Bệnh cơ tim do nhịp nhanh là những rối loạn chức năng tâm thu và/ hoặc tâm trương do tần số tim nhanh kéo dài và có thể hồi phục khi kiểm soát nhịp hoặc kiểm soát tần số BỆNH CƠ TIM DO RỐI LOẠN NHỊP (ARRHYTHMIA-INDUCED CARDIOMYOPATHIES) (AIC)
- LỊCH SỬ BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH 1913: BCTDNN lần đầu tiên được mô tả trên 1 BN trẻ có triệu chứng suy tim sung huyết và rung nhĩ đáp ứng thất nhanh (Gossage). Các thập niên sau đó, nhiều báo cáo về các trường hợp phục hồi hoàn toàn tình trạng suy tim sau khi chuyển nhịp từ rung nhĩ về xoang. Nhiều loại nhịp nhanh là nguyên nhân của BCTDNN.
- CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH 1962: Bệnh cơ tim do nhịp nhanh (BCTDNN) được thực nghiệm lần đầu tiên bởi Whipple & cs: tạo nhịp nhanh kéo dài gây giảm cung lượng tim và rối loạn trầm trọng chức năng tâm thu cả hai tâm thất. 1971: Coleman & cs thực nghiệm tạo nhịp thất nhanh trên chó gây ra suy tim sung huyết, sinh thiết cơ tim giảm creatine và phosphocreatine → giảm cung cấp oxy cơ tim do nhịp nhanh làm suy chức năng thất trái. 1982: Rieger & Liebeau thực nghiệm tạo nhịp nhanh trên chó trong 2 tuần gây tăng ALĐMP bít, giảm cung lượng tim và hồi phục hoàn toàn sau 5 ngày ngưng nhịp nhanh. Đồng thời 2 tác giả cũng chứng minh nồng độ renin, angiotensin II, aldosterone, vasopressin, norepinephrine & epinephrine đều tăng. 1987: Wilson & cs thực nghiệm kích thích nhịp nhanh trên chó và khảo sát các chỉ số siêu âm tim và thông tim sau 3 tuần và sau 2 tháng so sánh với nhóm chứng.
- NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG TRONG BCTDNN Kích thích nhịp tim nhanh làm: • Tăng áp lực động mạch phổi bít • Giảm cung lượng tim • Tăng áp lực nhĩ phải • Dãn thất trái • Mỏng thành thất trái • Tất cả những thay đổi này hồi phục trong vòng 2-3 tuần sau khi ngưng Wilson et al. Circulation 1987 (75),4:857-867. kích thích nhịp nhanh. Wilson et al. Circulation 1987 (75),4:857-867.
- NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM THAY ĐỔI THẤT TRÁI SAU NHỊP NHANH Wilson et al. Circulation 1987 (75),4:857-867.
- THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG HỌC TRONG BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH ➢ Suy giảm chức năng thất trái ➢ Tăng áp lực đổ đầy thất trái ➢ Suy giảm chức năng co cơ thất trái ➢ Giảm cung lượng tim ➢ Tăng kháng lực mạch hệ thống ➢ Tăng lực căng thành thất trái ➢ Rối loạn chức năng tâm trương thất trái ➢ Hở van hai lá cơ năng Ellis, Josephson. Arrhythmia & Electrophysiology Review 2013;2(2):82-90
- THAY ĐỔI CẤU TRÚC TRONG BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH ➢ Dãn các buồng tim ➢ Xơ hóa lớp dưới nội mạc ➢ Giảm độ dày thành thất trái ➢ Giảm tưới máu cơ tim Ellis, Josephson. Arrhythmia & Electrophysiology Review 2013;2(2):82-90
- THAY ĐỔI Ở MỨC ĐỘ TẾ BÀO TRONG BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH • Kéo dài sợi cơ • Rối loạn chức năng ty thể • Tăng stress oxy hóa • Giảm thụ thể beta giao cảm • Phì đại sợi cơ • Thay đổi dòng canxi nội bào • Đứt gãy màng đáy • Tăng apoptosis cơ tim • Giảm dự trữ năng lượng tế bào Ellis, Josephson. Arrhythmia & Electrophysiology Review 2013;2(2):82-90
- THAY ĐỔI THẦN KINH THỂ DỊCH TRONG BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH ➢ Tăng renin ➢ Tăng aldosterone ➢ Tăng Angiotensin II ➢ Tăng epinephrine ➢ Tăng norepinephrine ➢ Tăng ANP ➢ Tăng BNP ➢ Tăng ET-1 Ellis, Josephson. Arrhythmia & Electrophysiology Review 2013;2(2):82-90
- CƠ CHẾ BỆNH CƠ TIM DO NHỊP NHANH Thiếu máu, stress oxy hóa, giảm ATP Thay đổi ở mức độ phân tử, tế bào và thần kinh thể dịch Thay đổi cấu trúc và chức năng Martin CA, Lambiase PD. Heart 2017;103:1543-1552
- CÁC LOẠI NHỊP NHANH LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BCDRLN NHỊP NHANH TRÊN THẤT NHỊP NHANH THẤT ✓ Rung nhĩ ✓ Nhịp nhanh thất vô căn ✓ Nhịp nhanh nhĩ (8-28%) ✓ Nhịp nhanh thất phân nhánh trái ✓ Cuồng nhĩ (25%) NGOẠI TÂM THU THẤT ✓ Nhịp nhanh do vòng vào lại tại nút nhĩ thất ✓ Ngoại tâm thu thất thường xuyên (10- 34%) ✓ Nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất ✓ Ngoại tâm thu nhĩ thường xuyên ✓ Permanent junctional reciprocating tachycardia PACING ✓ Pacing thất / nhĩ tần số cao kéo dài Gopinathannair. J Am Coll Cardiol 2015;66:1714-28
- ĐẶC ĐIỂM NHỊP NHANH GÂY BCTDNN Nhịp nhanh có thể duy trì kéo dài / từng cơn tái đi tái lại nhiều lần / ổ ngoại tâm thu rất thường xuyên Thời gian kéo dài nhịp nhanh thường khó xác định vì triệu chứng thường âm ỉ dai dẳng và BN thường chỉ có cảm giác mệt tăng dần mà không có cảm giác trống ngực. Hồi phục hoàn toàn chức năng thất trái trong vòng 6 tuần sau khi điều trị nhịp nhanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Suy tim cấp - BS. Nguyễn Thanh Hiền
45 p | 133 | 23
-
Bài giảng Suy tim thai - ThS. BS. Lê Thị Kim Tuyến
56 p | 93 | 12
-
Bài giảng Suy thận cấp – Bs. CKII Châu Thị Kim Liên
5 p | 142 | 10
-
Bài giảng Suy tim ở người cao tuổi - GS.TS. Nguyễn Đức Công
49 p | 140 | 9
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị suy tim
42 p | 59 | 6
-
Bài giảng Suy tim với phân suất tống máu bảo tồn 2017 có gì mới – TS.BS. Lê Thanh Liêm
39 p | 44 | 6
-
Bài giảng Suy tim (28 trang)
28 p | 10 | 4
-
Bài giảng Suy tim cấp và sốc tim
66 p | 44 | 4
-
Bài giảng Suy tim tâm trương và suy tim phân số tống máu thất trái còn bù
35 p | 83 | 4
-
Bài giảng Vai trò của chất chỉ điểm sinh học NT-PROBNP trong suy tim và hội chứng động mạch vành cấp
34 p | 66 | 4
-
Bài giảng Suy tim chức năng tâm thu thất trái giảm
46 p | 73 | 3
-
Bài giảng Hội chứng suy tim - PGS.TS. Hoàng Anh Tiến
46 p | 6 | 3
-
Bài giảng Tiếp cận điều trị suy tim mạn - TS.BS. Nguyễn Hoàng Hải
48 p | 4 | 2
-
Bài giảng Suy giảm miễn dịch biến thiên phổ biến (Common Variable Immunodeficiency - CVID)
19 p | 27 | 2
-
Bài giảng Suy tim EF bình thường: Nguyên nhân, lựa chọn thông số đánh giá - PGS. TS. Nguyễn Anh Vũ
22 p | 33 | 2
-
Bài giảng Thuốc trợ tim (Positive inotropic drugs)
18 p | 2 | 1
-
Bài giảng Rối loạn tuần hoàn - BS. Văn Trung Nghĩa (105 trang)
105 p | 1 | 1
-
Bài giảng Rối loạn tuần hoàn - BS. Văn Trung Nghĩa
105 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn