9/7/2013<br />
<br />
Bài 1: Giới thiệu<br />
Tài chính doanh nghiệp<br />
1<br />
<br />
1.<br />
<br />
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?<br />
<br />
2.<br />
<br />
VA I T R Ò C Ủ A N H À Q U Ả N T R Ị T À I C H Í N H<br />
<br />
3.<br />
<br />
MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH<br />
<br />
4.<br />
<br />
VẤN Đ Ề Đ ẠI D IỆ N (AGE N C Y P R OB L E M S )<br />
<br />
5.<br />
<br />
CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜN G TÀI CHÍNH VÀ CÁC TỔ CHỨC<br />
TRUNG GIAN TÀI CHÍNH<br />
<br />
6.<br />
<br />
CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Tài chính doanh nghiệp<br />
2<br />
<br />
Tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu các phương<br />
cách trả lời cho 3 câu hỏi sau:<br />
Đầu tư cái gì? (Investment decision)<br />
Đầu tư bằng nguồn vốn nào? (Financing decision)<br />
Phân phối lợi nhuận từ đầu tư như thế nào? (Dividend<br />
<br />
decision or Payout policy)<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Quyết định đầu tư<br />
3<br />
<br />
Quyết định đầu tư là việc xác định các cơ hội hay dự án<br />
<br />
đầu tư hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho DN và quyết định<br />
giá trị đầu tư vào mỗi dự án đó.<br />
Tài sản đầu tư có thể là tài sản hữu hình hoặc vô hình.<br />
Một số ví dụ về tài sản đầu tư vô hình như: nghiên cứu và<br />
phát triển (R&D), quảng cáo và tiếp thị sản phẩm mới,<br />
đầu tư vào thương hiệu (patent & trademarks).<br />
Dự án đầu tư cần phải mang lại giá trị lớn hơn giá trị mà<br />
DN đã bỏ ra đầu tư.<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
1<br />
<br />
9/7/2013<br />
<br />
Quyết định tài trợ<br />
4<br />
<br />
Quyết định tài trợ là quyết định hình thức và giá trị vốn<br />
<br />
tài trợ cần thiết cho những khoản đầu tư của DN.<br />
Hình thức vốn tài trợ: vốn vay (debt) hoặc vốn cổ phần<br />
<br />
(equity).<br />
Cấu trúc vốn (capital structure): là thành phần vốn vay<br />
<br />
và vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn tài trợ cho DN.<br />
assets) và TS thực (real<br />
assets):<br />
- TS tài chính: quyền truy đòi đối với các khoản thu nhập<br />
được tạo ra từ TS thực của DN.<br />
- TS thực: được sử dụng để sản xuất các hàng hóa và dịch<br />
vụ<br />
TS tài chính (financial<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Quyết định chi trả cổ tức<br />
5<br />
<br />
Lợi nhuận DN thu được từ các hoạt động SXKD cũng như<br />
<br />
đầu tư, sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (trả thuế<br />
v.v…) và trả nợ vay, sẽ được quyết định chi trả cho các cổ<br />
đông của DN dưới dạng cổ tức hoặc giữ lại phục vụ cho<br />
hoạt động đầu tư và SXKD của DN sau này. Đó là Quyết<br />
định cổ tức (dividend decision).<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Vai trò của nhà quản trị tài chính<br />
6<br />
<br />
Nhà quản trị TC chịu trách nhiệm ra quyết định đầu tư,<br />
<br />
tài trợ và cổ tức của DN, bao gồm: treasurer, controller<br />
& CFO (chief financial officer).<br />
Treasurer: chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc quản lý<br />
tiền mặt, huy động vốn tài trợ và duy trì mối quan hệ<br />
với ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Chức năng<br />
chính là huy động và quản trị nguồn vốn của DN.<br />
Controller: chịu trách nhiệm về ngân sách, kế toán và<br />
thuế. Chức năng chính là đảm bảo tiền được sử dụng<br />
hiệu quả.<br />
CFO: kiểm soát công việc của cả treasurer và controller<br />
và thiết lập chiến lược tài chính tổng thể.<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
2<br />
<br />
9/7/2013<br />
<br />
Mục tiêu của quản trị tài chính<br />
7<br />
<br />
Mặc dù có các mục tiêu tài chính khác nhau như tối đa<br />
<br />
hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa chi phí, tăng thị phần…,<br />
mục tiêu quan trọng nhất đối với DN mà mọi cổ đông đều<br />
mong muốn, đó là: tối đa hóa giá trị tài sản đầu tư của họ<br />
vào DN (tối đa hóa giá trị thị trường của vốn cổ phần).<br />
Đối với DN lớn, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản<br />
lý khá phổ biến. Do đó, nhà quản trị TC cần đưa ra các<br />
quyết định giúp làm tăng giá trị vốn cổ phần cho các cổ<br />
đông-người chủ sở hữu của DN. Nếu không, nhà quản trị<br />
có thể bị sa thải.<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Thu nhập của cổ đông<br />
8<br />
<br />
Chủ sở hữu DN nhận nguồn thu dưới dạng cổ tức được<br />
<br />
DN chi trả, hoặc dưới dạng chênh lệch giá khi họ bán lại<br />
cổ phần với mức giá cao hơn mức mà họ đã mua trước<br />
đây.<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Khác biệt giữa tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa<br />
giá trị tài sản<br />
9<br />
<br />
Tối đa hóa lợi nhuận đã không xét đến 3 yếu tố quan<br />
<br />
trọng: thời điểm nhận thu nhập (Timing of returns), dòng<br />
tiền (Cash flows) và rủi ro (Risk).<br />
Có 3 lý do được BMM đưa ra cho thấy tối đa hóa lợi<br />
nhuận không phải là mục tiêu đúng của DN:<br />
- DN có thể tăng lợi nhuận của năm hiện tại bằng cách cắt<br />
giảm các khoản chi cho việc bảo dưỡng máy móc thiết bị<br />
và đào tạo nhân viên v.v… Các cổ đông không hoan<br />
nghênh việc tạo ra lợi nhuận cao trong ngắn hạn bằng<br />
cách này vì nó sẽ đe dọa làm giảm lợi nhuận dài hạn của<br />
DN.<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
3<br />
<br />
9/7/2013<br />
<br />
Khác biệt giữa TĐH lợi nhuận và TĐH giá trị tài<br />
sản (tt)<br />
10<br />
<br />
- DN có thể tăng lợi nhuận trong tương lai bằng cách cắt<br />
giảm cổ tức của năm hiện tại và dùng số tiền này đầu tư.<br />
Tuy nhiên, việc làm này không đem lại lợi ích tốt nhất cho<br />
cổ đông nếu khoản đầu tư đó đem lại tỷ suất sinh lợi thấp.<br />
- Lợi nhuận được tính toán và hạch toán theo nhiều cách<br />
khác nhau sử dụng các quy luật kế toán khác nhau.<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Agency problems<br />
11<br />
<br />
Vấn đề đại diện xảy ra khi nhà quản lý DN (làm việc với<br />
<br />
vai trò đại diện cho các cổ đông) đặt lợi ích cá nhân của<br />
chính mình lên trên mục tiêu TĐH giá trị vốn cổ phần của<br />
DN.<br />
Có một số biện pháp giúp hạn chế xung đột về lợi ích giữa<br />
cổ đông và nhà quản lý DN:<br />
- Compensation plans: ngoài các khoản lương, thưởng, nhà<br />
quản lý được nhận options (quyền chọn) mua cổ phần của<br />
chính DN.<br />
<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Agency problems (tt)<br />
12<br />
<br />
- Board of Directors (Hội đồng quản trị), Takeovers<br />
(mua lại DN): Nhà quản lý DN hoạt động không hiệu<br />
quả nhiều khả năng sẽ bị sa thải bởi HĐQT hoặc khi<br />
DN bị mua lại.<br />
- Specialist monitoring: Nhà quản lý DN muốn duy trì<br />
danh tiếng và họ luôn được các chuyên gia tài chính<br />
quan sát hiệu quả hoạt động của mình.<br />
- Legal and Regulatory requirements: Sở Giao dịch<br />
chứng khoán thiết lập các tiêu chuẩn báo cáo và kế toán<br />
đối với các công ty niêm yết nhằm bảo đảm tính thống<br />
nhất và minh bạch; nghiêm cấm sử dụng thông tin<br />
ngầm, chưa được công khai với nhà đầu tư để mua bán<br />
cổ phiếu v.v…<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
4<br />
<br />
9/7/2013<br />
<br />
Giới thiệu thị trường tài chính<br />
13<br />
<br />
Thị trường tài chính là nơi các công cụ tài chính (chứng<br />
<br />
khoán) được phát hành và mua bán.<br />
Công cụ tài chính là tài sản tài chính được mua bán trên<br />
<br />
thị trường, ví dụ như cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu có lẽ<br />
là thị trường tài chính quan trọng nhất.<br />
Hầu hết các giao dịch cổ phiếu của những công ty lớn<br />
của Mỹ diễn ra ở Sở Giao dịch, ví dụ: New York Stock<br />
Exchange. Ngoài Sở Giao dịch tập trung còn có Thị<br />
trường không tập trung (Over-the-counter market) gồm<br />
mạng lưới những người mua bán chứng khoán sử dụng<br />
hệ thống điện tử để niêm yết giá mua và bán, ví dụ:<br />
NASDAQ.<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Giới thiệu thị trường tài chính (tt)<br />
14<br />
<br />
Chứng khoán nợ như trái phiếu cũng được giao dịch<br />
<br />
trên thị trường tài chính, thường là trên thị trường không<br />
tập trung (mạng lưới ngân hàng và người mua bán<br />
chứng khoán).<br />
Cổ phiếu không có thời hạn xác định.<br />
Trái phiếu khác nhau về thời hạn, mức độ đảm bảo<br />
thanh toán, mức độ và thời hạn thanh toán lãi. Một số<br />
trái phiếu có lãi suất thả nổi, có thể được mua lại bởi<br />
DN phát hành trước ngày đáo hạn, hoặc có thể chuyển<br />
đổi sang cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là công cụ tài chính<br />
phức tạp hơn cổ phiếu.<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
Giới thiệu thị trường tài chính (tt)<br />
15<br />
<br />
Thị trường tiền tệ: là thị trường tài chính nơi mua bán các<br />
<br />
chứng khoán nợ ngắn hạn (dưới 1 năm).<br />
Thị trường vốn: là thị trường tài chính nơi mua bán các chứng<br />
khoán nợ dài hạn và cổ phiếu, nên là nơi huy động vốn dài hạn<br />
cho DN.<br />
Thị trường sơ cấp: là nơi bán ra lần đầu các công cụ tài chính.<br />
Giao dịch trên thị trường này liên quan đến DN và người mua<br />
với mục tiêu là huy động vốn cho DN.<br />
Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các công cụ tài chính hiện<br />
hữu. Giao dịch trên thị trường này đơn thuần là sự chuyển giao<br />
quyền sở hữu đối với chứng khoán chứ không làm tăng nguồn<br />
vốn huy động cho đơn vị phát hành.<br />
PH.D.NGUYEN THANH NAM<br />
<br />
5<br />
<br />