Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư
lượt xem 3
download
"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư" trình bày vai trò của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của doanh nghiệp; hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn; hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn; hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư BÀI 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Chương 3, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Tài liệu về tài chính doanh nghiệp khác. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Vai trò của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: Trình bày được vai trò của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trình bày và hiểu được hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Phân tích được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Trình bày và hiểu được hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn. Phân tích được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản dài hạn. Trình bày và hiểu được hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính. Phân tích được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản tài chính. 56 TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư Tình huống dẫn nhập Thông tin về hoạt động đầu tư của công ty dược phẩm Hamico Công ty dược phẩm Hamico là công ty dược phẩm đứng vị trí hàng đầu trong số các công ty cùng ngành tại Việt Nam, với mạng lưới khắp các tỉnh thành cả nước, và doanh số các mặt hàng chính chiếm 40% tổng doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất trong nước. Trong thời gian qua, công ty dược phẩm Hamico đang là công ty được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ông Minh, giám đốc tài chính của công ty, đang rất băn khoăn, liệu Công ty nên đầu tư thêm vào Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, hay tài sản tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty mình. Ông Minh nên đưa ra quyết định như thế nào khi phân tích hoạt động đầu tư của công ty mình? Ông Minh sẽ sử dụng những chỉ tiêu nào để đưa ra quyết định đó? TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223 57
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư 4.1. Vai trò của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của doanh nghiệp Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính… Để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư. Nếu không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục đích của mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm mới, kéo dài tuổi thọ sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi cho sản phẩm hiện có mà có thể phân loại đầu tư doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành: Đầu tư tài sản cố định, đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Loại đầu tư này bao gồm: đầu tư xây lắp; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác Đầu tư tài sản lưu động, đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và vào nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản tài chính, các doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu tư, tận dụng được năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Có thể căn cứ vào mục đích đầu tư có thể phân loại đầu tư ra thành: đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm… Hoạt động đầu tư phân theo mục đích đầu tư có vai trò định hướng cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu tư theo những mục tiêu đã chọn. 58 TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. 4.2. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn 4.2.1. Phân tích cơ cấu đầu tư tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm tài chính. Tài sản ngắn hạn có thể tồn tại dưới hình thái dạng tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), các khoản đầu tư và nợ phải thu. Tiền: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển, các loại vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ… Các khoản tương đương tiền: phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Các khoản phải thu: là khoản tiền dự kiến sẽ thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ. Dự phòng nợ khó đòi được khấu trừ khoản phải thu trong trường hợp công ty có khả năng không thu được tiền hàng. Hàng tồn kho: phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo. Để nhận định được năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp, trước tiên người phân tích nên tiến hành thẩm định giá trị kinh tế thực của tài sản doanh nghiệp nắm giữ, xem xét tình hình chuyển đổi của chúng trên thị trường. Cụ thể, việc xem xét này thường được tiến hành theo nội dung cơ bản sau: Xem xét và đánh giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường có giá trị kinh tế hay không, so với giá trị kế toán trên báo cáo kế toán cao hay thấp hơn, khả năng chuyển đổi trên thị trường của các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn như thế nào. Một khi các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn doanh nghiệp đang nắm giữ có giá trị kinh tế cao hơn giá trị kế toán, khả năng chuyển đổi trên thị trường diễn thuận lợi thì đây là một dấu hiệu tốt về tiềm lực kinh tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp, dấu hiệu này ít nhất cũng tác động tích cực đến tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo. TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223 59
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư Xem xét các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán có thực hay không và tình hình thu hồi có diễn ra thuận lợi hay không. Thông thường, khi xem xét năng lực kinh tế của các khoản phải thu chúng ta nên quan tâm đến những dấu hiệu của các con nợ về uy tín, về khả năng tài chính. Một khi, các dấu hiệu về con nợ đều lạc quan thì khả năng kinh tế của các khoản nợ phải thu sẽ cao, mức sai lệch giữa giá trị thực với giá trị kế toán nhỏ và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ kế tiếp. Ngược lại, nếu những dấu hiệu về con nợ bi quan thì giá trị kinh tế của nợ phải thu thường sẽ thấp, mức chênh lệch giữa giá trị thực với giá trị kế toán sẽ tăng cao và đôi khi nó chỉ còn tồn tại trên danh mục tài sản doanh nghiệp chỉ là con số kế toán. Xem xét các mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có tính hữu dụng trong sản xuất kinh doanh và có giá trị kinh tế thực sự trên thị trường hay không. Xem xét tài sản lưu động khác có khả năng thu hồi hay không, có ảnh hưởng đến chi phí, thu nhập của doanh nghiệp tương lai hay không. Phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích biến động các mục tài sản doanh nghiệp cung cấp cho người phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích biến động về tài sản của doanh nghiệp thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung. Quá trình so sánh tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động. Phân tích cơ cấu đầu tư tài sản ngắn hạn là đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản ngắn hạn so với tổng để thấy được cơ cấu tài sản ngắn hạn có phù hợp với ngành nghề kinh doanh không? Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản ngắn hạn được xác định như sau: Tỷ trọng Giá trị của từng bộ phận tài sản ngắn hạn của từng tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn 4.2.2. Phân tích cơ cấu đầu tư tài sản ngắn hạn Cơ cấu Cơ cấu Số tiền Số tiền Chỉ tiêu đầu kì cuối kì Chênh lệch đầu kì cuối kì (%) (%) 1. Tài sản ngắn hạn 2. Tiền và các khoản tương đương tiền 3. Hàng tồn kho 4. Phải thu … 60 TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư 4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản ngắn hạn Vòng quay tiền (Cash Turnover Ratio) Doanh thu Vòng quay tiền = Tiền và tương đương tiền bình quân Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Chỉ tiêu này lớn khi tiền và tài sản tương đương tiền nhỏ hơn doanh thu và ngược lại. Tử số được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Mẫu số chính là tổng giá trị của các khoản tiền mặt, tiền trong quỹ, tiền gửi tại ngân hàng… của doanh nghiệp và các tài sản tương đương tiền, tức là có khả năng tốt trong việc chuyển đổi thành tiền như chứng khoán thanh khoản cao, các giấy tờ có giá… Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá khả năng hoạt động của loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các tài sản là tiền – trong việc tạo ra doanh thu. Nó cho biết nắm giữ mỗi một đồng “tiền và tài sản tương đương tiền” thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân (ACP – Average Colleting Period) Kỳ thu tiền bình Các khoản phải thu = quân Doanh thu bình quân hàng ngày Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền. Giá trị các khoản phải thu trên tử số là giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán. Mẫu số được xác định bằng cách lấy doanh số bán hàng một năm chia cho số ngày trong năm. Kỳ thu tiền bình quân giúp đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu, hay nói cách khác là khả năng của doanh nghiệp trong việc thu nợ từ khách hàng. Hệ số này cũng giúp đưa ra những thông tin về chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân tăng dần hoặc cao hơn so với con số bình quân của ngành thì chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp là dễ dãi và các khoản phải thu không đủ tính thanh khoản. Việc nới lỏng tín dụng sẽ cần thiết trong trường hợp cần kích thích bán hàng, tuy nhiên việc làm này cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân được rút ngắn lại hoặc thấp hơn so với con số bình quân của ngành thì chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp là khắt khe, điều này khiến cho doanh nghiệp có thể bị mất nhiều khách hàng quan trọng. Vòng quay hàng tồn kho (Inventories Turnover Ratio) Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Để xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và bán hàng trong kho, người ta sử dụng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Đó là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán được xác định bằng cách lấy giá thành sản xuất cộng chênh lệch sản phẩm tồn kho. Trong đó, chênh lệch sản phẩm tồn kho bằng chi phí nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ cộng chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ và chi phí TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223 61
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Giá thành sản xuất bằng chi phí sản xuất trực tiếp (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vật tư trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cộng chênh lệch sản phẩm dở dang. Hàng tồn kho bình quân được tính bằng trung bình cộng của giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trước và giá trị hàng tồn kho của kỳ đang tính. Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy dấu hiệu của việc hoạt động có hiệu quả của hàng tồn kho và chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hàng tồn kho được bán càng nhanh thì vốn lưu trong kho càng thấp. Tuy nhiên, nếu vòng quay này quá cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang bị thiếu hoặc bị mất các đơn đặt hàng, giá hàng đang giảm hoặc doanh nghiệp đang thiếu các nguyên vật liệu. Ngược lại, nếu hệ số này quá thấp thì lại là dấu hiệu của việc doanh nghiệp còn đọng quá nhiều hàng trong kho hoặc hàng trong kho bị lỗi thời, chất lượng kém… 4.3. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn 4.3.1. Phân tích cơ cấu đầu tư tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên). Qui định về giá trị có thể thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau. Ví dụ về tài sản dài hạn: Các khoản phải thu trong vòng trên 12 tháng. Nhà xưởng. Máy móc thiết bị. Nhà văn phòng. Quyền sử dụng đất. Bản quyền tác giả. Nhãn hiệu thương mại. Trong tài sản dài hạn người ta thường phân biệt thành các khoản phải thu dài hạn và tài sản cố định. Các khoản phải thu dài hạn biểu hiện quyền đòi nợ của đơn vị đối với con nợ trong thời hạn trên 12 tháng. Nếu đơn vị có khoản phải thu chứng tỏ vốn của đơn vị đang bị người khác chiếm dụng. Trong kinh doanh, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau thường xuyên xảy ra do các giao dịch mua, bán chịu. Tuy nhiên nếu khoản phải thu quá lớn trong thời gian dài sẽ không tốt vì rủi ro đối với việc thu hồi vốn cao. Phân tích cơ cấu đầu tư tài sản dài hạn là đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản dài hạn so với tổng để thấy được cơ cấu tài sản dài hạn có phù hợp với ngành nghề kinh doanh không? Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản dài hạn được xác định như sau: Số tiền Số tiền Cơ cấu Cơ cấu Chênh Số tiền Chỉ tiêu đầu kì cuối kì đầu kì (%) cuối kì (%) lệch đầu kì B. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định 2. Bất động sản đầu tư 62 TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư 4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (FATO – Fixed Assets Turnover) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (hay còn gọi là vòng quay tài sản cố định) giúp doanh nghiệp đánh giá một cách khái quát quá trình quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản Doanh thu thuần = cố định Tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định xem xét mức đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định (đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị) và điều này cực kì quan trọng đối với những doanh nghiệp đòi hỏi vốn lớn như một nhà sản xuất với các khoản đầu tư vào tài sản lâu dài. Trong công thức trên, nếu lấy tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác sẽ có được tổng doanh thu để tính toán hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Còn tài sản cố định được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao tài sản cố định, trong đó phương pháp trích khấu hao tài sản cố định tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TATO – Total Assets Turnover) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (hay còn gọi là vòng quay tổng tài sản) là chỉ tiêu được đưa ra để đánh giá quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần = tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu doanh thu được xác định bằng tổng của doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác (hay còn gọi là hoạt động bất thường). Chỉ tiêu tổng tài sản được xác định bằng cách lấy tổng giá trị của tài sản lưu động và giá trị còn lại của tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại xem xét mức độ hiệu quả của việc quản lý tất cả tài sản của một doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao thì mức đầu tư để tạo doanh số bán hàng càng thấp và do vậy đem lại lợi nhuận càng lớn cho doanh nghiệp. Nếu hiệu suất tài sản tương đối thấp so với mức của ngành hoặc thấp so với chính mức độ trước đây của doanh nghiệp thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản hoặc là tốc độ bán hàng của doanh nghiệp quá chậm. 4.4. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản chính 4.4.1. Phân tích cơ cấu đầu tư tài sản chính Tài sản tài chính, hay còn gọi là công cụ tài chính, thuộc loại tài sản vô hình. Lợi ích trong tương lai của tài sản này là quyền được hưởng các khoản tiền lãi, hay lợi nhuận (cash flow) trong tương lai. TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223 63
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư Những người đồng ý thực hiện việc thanh toán các dòng tiền đó trong tương lai được gọi là người phát hành tài sản tài chính; những người sở hữu tài sản tài chính được gọi là những người đầu tư. Người phát hành có thể là chính phủ, các tổ chức tài chính hay các doanh nghiệp. Người sở hữu tài sản tài chính có thể là tổ chức hay là cá nhân. Tài sản tài chính được chia thành 2 loại: công cụ nợ và công cụ vốn Công cụ nợ (debt instrument): là loại tài sản tài chính mang lại cho người nắm giữ nó quyền được hưởng dòng tiền cố định được ấn định trước. Ví dụ: Trái phiếu chính phủ, Kho bạc; các khoản cho vay… Hay nói một cách khác, các công cụ nợ có các khoản lợi tức cố định. Công cụ vốn là loại công cụ mà buộc người phát hành phải trả cho người nắm giữ nó một số tiền dựa vào kết quả đầu tư (nếu có) sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ đối với công cụ nợ (equity instrument). Công cụ vốn thường thấy nhất là cổ phiểu phổ thông (cổ phiếu thường). Phân tích cơ cấu đầu tư tài sản tài chính là đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản tài chính so với tổng để thấy được cơ cấu tài sản tài chính, và xem xét tỷ lệ phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản tài chính được xác định như sau: Tỷ trọng của từng tài Giá trị của từng bộ phận tài sản tài chính = sản tài chính Tổng tài sản tài chính Số tiền Số tiền Cơ cấu Cơ cấu Chỉ tiêu Chênh lệch đầu kì cuối kì đầu kì (%) cuối kì (%) C. Tài sản tài chính 1. Cổ phiếu 2. Trái phiếu 3. Thuê Tài sản 64 TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư Tóm lược cuối bài Hoạt động đầu tư là hoạt động có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, trong dài hạn, sẽ phụ thuộc vào tình hình và kết quả hoạt động đầu tư. Tình hình tài chính của một doanh nghiệp sẽ không tốt nếu nó không quản lý tốt được hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho và khoản phải thu), tài sản dài hạn (bất động sản, đất đai, trang thiết bị), tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu…). Hiệu suất sử dụng các loại tài sản nói lên mức độ đầu tư vốn vào tài sản đó để tạo doanh thu hay nói một cách cụ thể hơn cứ một đồng đầu tư vào loại tài sản đó sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223 65
- Bài 4: Phân tích hoạt động đầu tư Câu hỏi ôn tập 1. Hoạt động đầu tư có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp? 2. Trình bày các loại tài sản ngắn hạn. 3. Nêu cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản ngắn hạn. 4. Trình bày các loại tài sản dài hạn. 5. Nêu cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản dài hạn. 6. Nhận xét về thực trạng đầu tư vào tài sản ngắn hạn và hiệu quả đầu tư tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 7. Nhận xét về thực trạng đầu tư vào tài sản dài hạn và hiệu quả đầu tư tài sản dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 8. Nhận xét về thực trạng đầu tư vào tài sản tài chính và hiệu quả đầu tư tài sản tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 66 TXNHTC04_Bai4_v1.0015106223
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp
109 p | 1138 | 435
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 433 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 379 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
38 p | 434 | 65
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 272 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 259 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 296 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 268 | 50
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 59 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 116 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 159 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 85 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 86 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 32 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 62 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 40 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn