intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng tài chính doanh nghiệp - Chương 3: Giá trị theo thời gian của tiền tệ

Chia sẻ: Tran Xuan Trung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

130
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thực tiễn một đồng hiện tại có giá trị cao hơn một đồng trong tương lai, một đồng ở tương lai gần có giá trị cao hơn một đồng ở tương lai xa, như vậy tiền có giá trị theo thời gian.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng tài chính doanh nghiệp - Chương 3: Giá trị theo thời gian của tiền tệ

  1. BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 3 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
  2. NỘI DUNG 1. Khái niệm và ý nghĩa 2. Phương pháp lãi đơn và lãi kép 3. Giá trị tương lai của tiền 4. Giá trị hiện tại của tiền 5. Lãi suất 6. Các ứng dụng giá trị theo thời gian của tiền tệ
  3. • 1. Khái niệm và ý nghĩa 1.1 Khái niệm Trong thực tiễn một đồng hiện tại có giá trị cao hơn một đồng trong tương lai, một đồng ở tương lai gần có giá trị cao hơn một đồng ở tương lai xa, như vậy tiền có giá trị theo thời gian • Lý do: - Lạm phát : Lạm phát làm giảm sức mua của tiền theo thời gian - Rủi ro : Đồng tiền nhận được trong tương lai có rủi ro cao hơn đồng tiền hiện tại - Sự chờ đợi
  4. 1. Khái niệm và ý nghĩa Ý nghĩa : Giá trị theo thời gian của tiền tệ là nguyên tắc cơ bản trong quản trị tài chính, sự hiểu biết về thời giá của tiền là cơ sở để xây dựng mô hình định giá tài sản tài chính và tài sản thực, xác định hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư dài hạn, xác định chi phí sử dụng vốn….
  5. • 2. Phương pháp lãi đơn và lãi kép Để xác định giá trị của tiền theo thời gian cần phải biết phương pháp tính lãi sinh ra trên số tiền ban đầu, có 2 phương pháp tính lãi là phương pháp lãi đơn và lãi kép • 2.1 Phương pháp lãi đơn • Khi tiền lãi của kỳ trước không được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau, lãi không sinh ra lãi thì đó là phương pháp lãi đơn • Đặc điểm của phương pháp lãi đơn là lãi của mỗi kỳ được tính căn cứ vào lãi suất và vốn gốc
  6. • 2.1 Phương pháp lãi đơn • Công thức I= C x i x n Trong đó : I : Tổng số tiền lãi C : Số tiền ban đầu i : Lãi suất một kỳ n : Số kỳ tính lãi
  7. • 2.1 Phương pháp lãi đơn Ví dụ 1 : Ông A gửi ngân hàng 100 triệu đồng, thời hạn 3 năm, lãi suất 12%/ năm, vậy theo phương pháp lãi đơn: - Số tiền lãi nhận được khi đáo hạn là : + Lãi năm 1 = 100 x12% =12 + Lãi năm 2 = 100 x12% =12 + Lãi năm 3 = 100 x12% =12 Cộng = 36 Hay 100 x 12% x 3 = 36 triệu - Tổng số tiền nhận được khi đáo hạn : 100 + 36 = 136 triệu
  8. • 2.2 Lãi kép • Khi tiền lãi của kỳ trước được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau, lãi lại sinh ra lãi, thì đó là phương pháp lãi kép. Trở lại ví dụ trên số tiền lãi ông A nhận được theo phương pháp lãi kép được tính như sau: Lãi năm 1 = 100 x 12% = 12 Lãi năm 2= (100+12) x12% =13,44 Lãi năm 3 =( 112 +13,44) x12% =15,05 Cộng = 40,49 Tổng số tiền nhận được khi đáo hạn : 100 + 40,49 = 140,49
  9. 2.2 Lãi kép • Đơn giản hơn số tiền nhận được khi đáo hạn được xác định như sau : • 100 x ( 1+12%)3 = 140,49 triệu • Chú ý : Trong quản trị tài chính khi xác định giá trị của tiền theo thời gian người ta sử dụng phương pháp lãi kép, còn khi xác định sồ tiền phải bồi thường hợp đồng người ta thường sử dụng phương pháp lãi đơn.
  10. 3. Giá trị tương lai của tiền 3.1 Giá trị tương lai của một khoản tiền Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại sau n kỳ ghép lãi (tích lũy), với lãi suất i% một kỳ là giá trị thụ hưởng được xác định bằng công thức : FVn = PV x ( 1+i) n Hay FVn = PV x FVF( i, n) Ví dụ 2 : Một khoản tiền hiện tại 100 triệu, sau 5 kỳ ghép lãi với lãi suất 10%/ kỳ, số tiền nhận được sẽ là : 100 x 1+10%)5 =100 x FVF(10%,5) =161,05
  11. • 3.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ * Chuỗi tiền tệ là một chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi phí liên tục được thu vào hoặc chi ra vào mỗi định kỳ bằng nhau - Chuỗi tiền tệ đầu kỳ: Là chuỗi tiền mà các khoản tiền xuất hiện ở đầu mỗi kỳ - Chuỗi tiền tệ cuối kỳ : Là chuỗi tiền mà các khoản tiền xuất hiện ở cuối mỗi kỳ - Chuỗi tiền tệ đều ( cố định) : Là chuỗi tiền mà các khoản tiền mỗi kỳ đều bằng nhau - Chuỗi tiền tệ vô tận ( không kỳ hạn) là chuỗi tiền với số kỳ hạn là vô tận
  12. • Sơ đồ của một chuỗi tiền Chuỗi cuối kỳ 0 1 2 …. n-1 n CF1 CF2 CFn-1 CFn Chuỗi đầu kỳ 0 1 2 … n-1 n CF1 CFn CF2 CF3 Chú ý : - Mỗi đoạn trong sơ đồ là một khoảng thời gian bằng nhau m ột năm, Một tháng hoặc một quý - Mốc 0 là thời điểm hiện tại hay đầu kỳ 1, mốc 1 là cuối kỳ 1 hay đầu kỳ 2
  13. • 3.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ Giá trị tương lai của một chuỗi tiền là tổng giá trị của toàn chuỗi được xác định ở kỳ cuối cùng (kỳ n) 3.2.1.Chuỗi cuối kỳ FVAn = CF1.(1 +i)n-1 + CF2 . (1+ i)n-2 + … + CFn FVAn = CF1.(1 +i)n-1 + CF2 . (1+ i)n-2 + … + CFn Trong đó : FVAn : Giá trị tương lai của chuỗi CF1., CF2… CFn : Số tiền cuối kỳ 1,2 … n
  14. 3.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ Ví dụ 3 : Bạn có các khoản thu nhập vào cuối mỗi năm, liên tục trong 3 năm với số tiền lần lượt là 100; 120 và 150 triệu đồng, nếu bạn gửi các khoản tiền đó vào ngân hàng với lãi suất 10%/ năm, lãi nhập vốn mỗi năm một lần, thì tổng số tiền bạn nhận được từ ngân hàng vào cuối năm thứ 3 sẽ là : FVA3 = 100x(1+10%)2 + 120 x (1+10%) + 150 = 403 triệu
  15. 3.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ Sơ đồ dòng tiền ví dụ 3 0 i = 12% 1 2 3 100 120 150 120.(1+10%) 132 100. ( 1+10%)2 121 403
  16. 3.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ - Chuỗi tiền đều FVAn= CF.(1 +i)n-1 + CF.(1+ i)n-2 + …. + CF 1 – ( 1 + i) -n = CF . FVFA(i,n) = CF. i
  17. 3.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ Ví dụ 4 : Bạn có các khoản thu nhập vào cuối mỗi năm, liên tục trong 10 năm với số tiền là 100 triệu/năm, nếu bạn gửi các khoản tiền đó vào ngân hàng với lãi suất 10%/ năm, lãi nhập vốn mỗi năm một lần, thì tổng số tiền bạn nhận được từ ngân hàng vào cuối năm thứ 10 sẽ là : FVA10 = 100 x {(1+10%)10 -1 }/ 10% = 100 x FVFA( 10%,10) = 1.593,74 triệu
  18. Ví dụ 4 : Sơ đồ của chuỗi tiền 0 1 2 9 10 100 100 100 100 110 100.(1+10%)8 214,4 100.(1+10%)9 235,8 Cộng 1.593,74
  19. 3.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ 3.2.1 Chuỗi đầu kỳ So với chuỗi cuối kỳ các khoản tiền trong chuỗi đầu kỳ xuất hiện sớm hơn một kỳ, do vậy : FVAn(đk) = CF1 .(1+i)n + CF2.(1+i)n-1 + …CFn .(1+i) = {CF1. (1+i)n-1 + CF2.(1+i)n-2 +.. CFn}. (1+i) = FVAn(CK) . . (1+i)
  20. • 4. Giá trị hiện tại của tiền • 4.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền Giá trị hiện tại của một khoản tiền tương lai là giá trị đã được chiết khấu ( khấu trừ ) của số tiền đó. Chiết khấu là sự đảo ngược của tích lũy, từ công thức xác định giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại : FVn = PV . ( 1+i)n Ta có : PV = FVn / ( 1+i)n hay PV = FVn x PVF( i, n)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2