intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - TS. Hồ Thị Lam và TS. Bùi Ngọc Toản

Chia sẻ: Yukii _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 Quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro do sử dụng nợ, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Rủi ro hoạt động kinh doanh; Rủi ro sử dụng nợ và đòn bẩy tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - TS. Hồ Thị Lam và TS. Bùi Ngọc Toản

  1. CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO DO SỬ DỤNG NỢ BỘ MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GIẢNG VIÊN: TS. Hồ Thị Lam TS. Bùi Ngọc Toản
  2. Nội dung 6.1. Rủi ro hoạt động kinh doanh 6.2. Rủi ro sử dụng nợ và đòn bẩy tài chính
  3. Rủi ro hoạt động kinh doanh Rủi ro hoạt động kinh doanh là loại rủi ro do sự biến động bất lợi của thị trường làm doanh thu giảm nên lợi nhuận trước thuế và lãi của doanh nghiệp thấp hay bị lỗ.
  4. Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động là khái niệm được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi) đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi.
  5. Đòn bẩy kinh doanh Với một kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi 1%. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, thường được kí hiệu là DOL (Degree of Operating Leverage).
  6. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (DOL) thể hiện mức độ tăng (giảm) lợi nhuận trước thuế (EBIT) so với tốc độ tăng (giảm) doanh thu (Sales).
  7. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh đặt trong tâm vào định phí và tỷ lệ thuận với định phí. Đòn bẩy sẽ cao trong các doanh nghiệp có định phí lớn và ngược lại.
  8. Công thức 𝐐×(𝐬−𝐯) 𝐄𝐁𝐈𝐓−𝐅 ➢ DOL = = 𝐐× 𝐬−𝐯 −𝐅 𝐄𝐁𝐈𝐓 𝐅 ➢ Điểm hòa vốn = 𝐬−𝐯 Trong đó: • Q: Số lượng sản phẩm. • s: Giá bán một sản phẩm. • F: Định phí. • v: Biến phí trên một sản phẩm.
  9. Ví dụ 1 Một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A, giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng. Chi phí cố định kinh doanh là 600 triệu đồng; chi phí biến đổi là 160.000 đồng/sản phẩm. Yêu cầu xác định sản lượng hòa vốn kinh tế và mức độ tác động của kinh doanh ở mức sản lượng 25.000 sản phẩm A. F = 600.000.000 v = 160.000 s = 200.000 Q = 25.000
  10. Ví dụ 2 Công ty A và B cùng sản xuất một loại sản phẩm với cùng giá bán trên thị trường. Các thông tin cơ bản của 2 công ty như sau: s = 50$. Công ty A v= 18$ F= 16.000.000$ Công ty B v= 26$ F= 9.600.000$ Tính và phân tích đòn bẩy kinh doanh (DOL) của 2 công ty?
  11. Quản trị rủi ro kinh doanh Quản trị rủi ro kinh doanh là việc sử dụng phân tích hòa vốn có thể dùng để đánh giá rủi ro kinh doanh bằng cách cho thấy sử dụng ảnh hưởng đối với EBIT và điểm hòa vốn khi các điều kiện kinh doanh thay đổi.
  12. Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn (Break Even Point) là mức sản lượng hay doanh thu mà tại đó doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động bằng 0 hay doanh thu bằng chi phí hoạt động.
  13. Phân tích điểm hòa vốn ▪ Phân tích Điểm hòa vốn là một kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhận và số lương tiêu thụ. ▪ Mục đích của phân tích điểm hòa vốn là để xác định lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi như thế nào so với mức sản xuất mà tại đó sản xuất từ thua lỗ chuyển sang có lợi nhuận.
  14. Các công thức ❑ Điểm hòa vốn là mức doanh thu tạo ra thu nhập bằng không: ➔EBIT = 𝐐 𝐁 × (𝐬 − 𝐯) × 𝐅 = 𝟎 Trong đó: Q: Số lượng đơn vị hàng bán. s: Giá bán đơn vị sản phẩm. v: Biến phí trên mỗi đơn vị sản phẩm. F: Định phí. ❑ 𝑸 𝑩 là sản lượng tương ứng với điểm hòa vốn: 𝐅 𝐐𝐁 = 𝐬−𝒗
  15. Ví dụ GIẢI (ĐVT: 1.000đ) Doanh nghiệp A có tài liệu như Sản lượng tương ứng với điểm hòa vốn: sau : F 100.000 QB = = = 1.000 ▪ Giá bán : 300.000đ/sp. s − 𝑣 300 − 200 ➔ Doanh nghiệp bán với sản lượng là ▪ Biến phí : 200.000đ/sp. 1.000 sản phẩm thì sẽ hòa vốn hay lợi ▪ Định phí: 100.000.000đ. nhuận bằng 0. Để có lợi nhuận doanh Hãy tính sản lượng tương ứng nghiệp sẽ bán sản lượng từ 1.001 sản với điểm hòa vốn và nêu nhận phẩm trở lên. Doanh nghiệp phải chịu rủi xét. ro về thua lỗ nếu chỉ bán được dưới 1.000 sản phẩm.
  16. Ví dụ Công ty B sản xuất quần Jean cần BẢNG SỐ LIỆU 1.3 mét vải Jean và các nguyên phụ liệu khác như chỉ, vải lót, nhãn,… (ĐVT: 1000 vnd) và các chi phí và giá bán như sau: • Giá bán dự kiến: 250.000 STT KHOẢN MỤC SỐ LIỆU VND 1 Biến phí đơn vị 130.000 • Chi phí biến đổi : 130.000 2 Giá bán đơn vị 250.000 VND • Tổng chi phí cố định theo kỳ 3 Lãi trên biến phí 120.000 sản xuất là: 1.020.000.000 đơn vị VND 4 Tổng chi phí cố 1.020.000.000 Giả sử chi phí biến đổi tăng lên định 150.000 VND/sp. Hãy tính sản lượng tương ứng với điểm hòa vốn và nêu nhận xét.
  17. Rủi ro sử dụng nợ Rủi ro sử dụng nợ là sự dao động hay tính khả biến tăng thêm của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần và làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí cố định tài chính.
  18. Rủi ro sử dụng nợ Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay nợ vay, một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS), nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2