intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Xuân Bảo Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 1: Tổng quan về tài chính quốc tế và công ty đa quốc gia, cung cấp cho người học những kiến thức như tổng quan về tài chính quốc tế; công ty đa quốc gia; cấu trúc thị trường tài chính quốc tế;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Xuân Bảo Châu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Giảng viên: Ths. Nguyễn Xuân Bảo Châu
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG ❑ TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ❑ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ❑ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 2
  3. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành thị trường tài chính quốc tế: ▪ Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế kinh tế các quốc gia ▪ Nguyên nhân xuất phát từ lịch sử phát triển các học thuyết của thế giới ▪ Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu công ty 3
  4. Nguyên nhân xuất phát từ Cơ chế kinh tế Nền kinh tế đóng: là nền kinh tế không có hoạt động xuất nhập khẩu, không có sự di chuyển dòng vốn với các nền kinh tế khác. Ưu điểm Hạn chế - Xây dựng nền kinh tế tự chủ; - Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Khai thác tối đa nguồn lực chậm trong nước để thỏa mãn nhu - Nền kinh tế dễ bị tụt hậu so cầu nội địa; với các nền kinh tế khác - Nền kinh tế ít bị ảnh hưởng - Các nguồn lực trong nước bởi biến động xấu của kinh tế được khai thác không hiệu thế giới → tốc độ phát triển quả ổn định 4
  5. Nguyên nhân xuất phát từ Cơ chế kinh tế Nền kinh tế mở: là nền kinh tế có hoạt động XNK, giao dịch đầu tư – tài chính với các nền kinh tế khác, vượt ra khỏi biên giới một quốc gia. Ưu điểm Hạn chế - Tốc độ phát triển kinh tế cao. - Nền kinh tế chịu ảnh hưởng - Thị trường mở rộng, hàng gián tiếp/trực tiếp từ biến hóa đa dạng, đáp ứng tốt nhất động kinh tế thế giới. nhu cầu người tiêu dùng. - Tốc độ phát triển kinh tế cao - Tạo môi trường cạnh tranh, nhưng không ổn định. kích thích sản xuất phát triển. - Nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng mất cân đối 5
  6. Xác định mức độ mở cửa của nền kinh tế Theo quan điểm truyền thống - Giá trị tham gia thương mại quốc tế của một quốc gia - Tỷ lệ tổng giá trị xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội Quốc gia nào có giá trị tham gia thương mại quốc tế càng lớn thì mức độ mở cửa của nền kinh tế càng cao 6
  7. Số liệu về độ mở nền kinh tế các quốc gia 2019 Nước XNK/GDP Nước XNK/GDP Singapore 319,15 Anh 64,25 Malaysia 123,09 Pháp 64,52 Indonesia 37,30 Thụy sĩ 119,44 Thailand 110,30 Úc 45,69 Hàn quốc 76,71 Hongkong 352,82 Philippines 68,61 Vietnam 210,40 Trung Quốc 35,68 Mỹ 26,39 7
  8. Xác định mức độ mở cửa của nền kinh tế Theo quan điểm hiện đại - Bổ sung thêm những hàng hóa tiềm năng có thể tham gia thương mại quốc tế - Đánh giá thêm mức độ chu chuyển vốn quốc tế giữa các quốc gia để đánh giá toàn diện mức độ mở cửa của nền kinh tế 8
  9. Xác định mức độ mở cửa của nền kinh tế 9
  10. Lợi ích khi mở cửa thị trường tài chính ✓ Huy động được nguồn vốn nước ngoài khi thiếu hụt nguồn vốn trong nước ✓ Tận dụng những cơ hội sinh lời cao, giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế Trong nền kinh tế mở, có sự chu chuyển hàng hóa, chu chuyển vốn mang tính quốc tế → Đó là nền tảng hình thành thị trường tài chính quốc tế. 10
  11. Nguyên nhân xuất phát từ Lịch sử các học thuyết ▪ Lý thuyết lợi thế so sánh ▪ Lý thuyết thị trường không hoàn hảo ▪ Lý thuyết vòng đời sản phẩm 11
  12. Nguyên nhân xuất phát từ Lịch sử các học thuyết Lý thuyết lợi thế so sánh ➢ Mỗi quốc gia có những thế mạnh riêng ➢ Lợi thế này không dễ dàng di chuyển → hướng tới sử dụng lợi thế của mình để chuyên môn hóa sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất. ➢ Các quốc gia sẽ chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế → nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ khác → hình thành và phát triển hoạt động thương mại giữa các quốc gia 12
  13. Nguyên nhân xuất phát từ Lịch sử các học thuyết Lý thuyết thị trường không hoàn hảo Đặc trưng của thị trường không hoàn hảo là sự bất dịch chuyển của nguồn lực các quốc gia → làm phát sinh chênh lệch chi phí sản xuất, chênh lệch giá cả hàng hóa giữa các quốc gia… ➔ Để tìm kiếm lợi nhuận, các quốc gia đã gia tăng tìm kiếm các thị trường tiêu thụ có giá cả hàng hóa cao hoặc có chi phí sản xuất thấp → làm phát sinh luồng thương mại giữa các quốc gia cũng như phát sinh luồng dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. 13
  14. Nguyên nhân xuất phát từ Lịch sử các học thuyết Lý thuyết vòng đời sản phẩm Nhận biết nhu Sản xuất và Giới thiệu sản cầu sản phẩm cung cấp sản phẩm tới thị của thị trường phẩm cho thị trường nước nội địa trường nội địa ngoài Xuất khẩu sản Thành lập công Chịu sự cạnh tranh phẩm ra thị ty con ở nước của các đối thủ muốn xâm chiếm trường nước ngoài để giảm thị trường nước ngoài chi phí ngoài - Hoạt động kinh doanh ở nước ngoài giảm do mất lợi thế cạnh tranh - Hoặc công ty làm khác biệt sản phẩm/mở rộng dòng sản phẩm tại thị trường nước ngoài 14
  15. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu các công ty • Tối đa hóa lợi nhuận thông qua mở Thương mại rộng sản xuất hàng hóa có lợi thế so đầu tư sánh • Rủi ro thị trường: thông qua việc đa Phòng ngừa dạnh hóa thị trường tiêu thụ, đa dạng rủi ro hóa đầu tư • Rủi ro tỷ giá • Tận dụng nguồn lực sẵn có để đầu tư Nhu cầu kinh doanh chênh lệch giá thu lợi đầu cơ nhuận nhằm tối đa hóa giá trị công ty 15
  16. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tài chính quốc tế là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh giữa chính phủ hoặc các tổ chức (chính phủ hay phi chính phủ) với các chính phủ khác, các tổ chức (của chính phủ hay phi chính phủ) khác, giữa các công ty đa quốc gia với các tổ chức quốc tế gắn liền với sự dịch chuyển hàng hóa và dòng vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định. 16
  17. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MNCs) ❑ KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA MNCs ❑ CÁC VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ MNCs ❑ ĐỘNG CƠ VÀ PHƯƠNG THỨC THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ ❑ ĐỊNH GIÁ MNCs 17
  18. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MNCs) ❑ Khái niệm “Các công ty đa quốc gia (MNCs) được định nghĩa là những công ty tham gia vào một hình thức kinh doanh quốc tế nào đó” ❑ Mục tiêu Mục tiêu cơ bản của mọi MNCs là tối đa hóa giá trị của toàn bộ công ty đa quốc gia (Cty mẹ) thông qua các quyết định đầu tư và tài trợ quốc tế 18
  19. Phương thức kinh doanh quốc tế của MNCs • Thương mại quốc tế • Cấp bằng sáng chế • Nhượng quyền kinh doanh • Liên doanh • Thâu tóm và sáp nhập • Thiết lập công ty con mới ở nước ngoài. 19
  20. Các vấn đề trong quản lý MNCs ❑ Vấn đề đại diện của MNCs Vấn đề đại diện của MNCs là mâu thuẫn giữa các cổ đông và người đại diện của họ - các nhà quản lý khi bị lôi cuốn để phục vụ cho lợi ích của chính họ thay vì lợi ích chung của các cổ đông. Chi phí đại diện: là các chi phí để đảm bảo rằng các nhà quản lý sẽ nỗ lực trong việc tối đa hóa tài sản của cổ đông 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2