intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 2 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 2: Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối, cung cấp cho người học những kiến thức như: Tỷ giá hối đoái; Các lý thuyết về tỷ giá hối đoái; Thị trường ngoại hối. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 2 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng

  1. CHƯƠNG II TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
  2. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 2 Nội dung 2.1 Tỷ giá hối đoái 2.2 Các lý thuyết về tỷ giá hối đoái 2.3 Thị trường ngoại hối
  3. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 3 Tài liệu tham khảo § Chương 2, Giáo trình Tài chính quốc tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ và cộng sự § Chương 2,4,6,7 và 8, Multinational Financial Management, 11th Edition, Alan C. Shapiro
  4. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 4 2.1 Tỷ giá hối đoái 2.1.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Ví dụ: 1 USD = 23.200 VND
  5. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 5 2.1.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái vCác phương pháp yết giá: • Yết giá trực tiếp: biểu hiện cố định một đơn vị ngoại tệ bằng một số lượng biến đổi nội tệ Ví dụ: Tại Việt Nam, 1 USD = 23.200 VND • Yết giá gián tiếp: biểu hiện cố định một đơn vị nội tệ bằng một số lượng biến đổi ngoại tệ Ví dụ: Tại Anh, 1 GBP = 1,130 EUR • Lưu ý: trong phạm vi môn học, sử dụng cách yết giá trực tiếp
  6. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 6 2.1.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái vPhân loại tỷ giá hối đoái ØTỷ giá mua và tỷ giá bán • Tỷ giá mua vào (Bid rate) là tỷ giá mà tại đó, người kinh doanh ngoại tệ (dealers), thường là ngân hàng sẵn sàng mua vào ngoại tệ. • Tỷ giá bán ra (Ask rate) là tỷ giá mà tại đó, người kinh doanh ngoại tệ, thường là ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ cho khách hàng.
  7. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 7 Phân loại tỷ giá hối đoái ØTỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn • Tỷ giá giao ngay (Spot rate) là tỷ giá áp dung cho việc mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch. • Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate) là tỷ giá được xác định ở hiện tại cho các giao dịch ngoại hối được thực hiện trong tương lai.
  8. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 8 Phân loại tỷ giá hối đoái ØTỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản • Tỷ giá tiền mặt (Cash rate) là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ là bằng tiền mặt và chủ yếu được giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. • Tỷ giá chuyển khoản (Transfer rate) là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại tệ được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
  9. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 9 Phân loại tỷ giá hối đoái ØTỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa • Tỷ giá mở cửa (Opening rate) là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày. • Tỷ giá đóng cửa (Closing rate) là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao dịch trong ngày.
  10. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 10 Phân loại tỷ giá hối đoái ØTỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực • Tỷ giá danh nghĩa (Norminal rate) là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền mà chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng. Ví dụ: Tại VN: 1 USD = 23.200 VND • Tỷ giá thực (Real rate), phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá: ER = E. P*/P Trong đó: ER là tỷ giá thực; E là tỷ giá danh nghĩa; P* là mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ; P là mức giá cả trong nước bằng nội tệ.
  11. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 11 Phân loại tỷ giá hối đoái ØTỷ giá chéo (cross rate) là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ 3 (đồng tiền trung gian). Ví dụ: 1 USD = 23.200 VND 1 USD = 1,02 CHF à 1 CHF = 22.745 VND
  12. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 12 2.1.2 Quan hệ cung cầu và sự hình thành tỷ giá hối đoái ØTỷ giácân bằng (Equilibrium exchange rate): Tỷ giá cân bằng là tỷ giá được hình thành khi cung và cầu ngoại tệ cân bằng.
  13. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 13 Các nhân tố tạo nên cung và cầu ngoại tệ o Cầu ngoại tệ: • Thanh toán cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. • Các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào tài sản ở nước ngoài. • Người dân trong nước đi công tác, tham quan, học tập, du lịch và chữa bệnh ở nước ngoài
  14. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 14 Các nhân tố tạo nên cung và cầu ngoại tệ o Cung ngoại tệ: • Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. • Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tài sản trong nước. • Người nước ngoài đến công tác, tham quan, du lịch, học tập.
  15. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 15 2.1.3 Tác động của TGHĐ thực đến sự cạnh tranh quốc tế v Lợi ích khi đồng nội tệ lên giá v Bất lợi khi đồng nội tệ lên giá o Giá hàng hoá và dịch vụ nhập o Hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài khẩu giảm à có lợi cho người tiêu sẽ kém cạnh tranh ở thị trường dùng nước ngoài o Giá hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu o Các doanh nghiệp trong nước đối tăng sẽ có lợi cho những doanh mặt với sự cạnh tranh cao từ hàng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoá nhập khẩu khó có sản phẩm thay thế o Chi phí hoạt động cao cho các o Kiềm chế lạm phát trong nước công ty nước ngoài à giảm cơ hội o Chi phí đầu tư nước ngoài của cá việc làm cho thị trường lao động nhân và doanh nghiệp trong nước trong nước giảm
  16. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 16 2.1.3 Tác động của TGHĐ thực đến sự cạnh tranh quốc tế • Lưu ý: Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước không chỉ chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái mà còn chịu tác động của các yếu tố khác như chi phí sản xuất, chất lượng hàng hóa, thương hiệu sản phẩm,…
  17. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 17 2.1.4 Sự can thiệp của chính phủ trên thị trường ngoại hối v Công cụ trực tiếp: o Mua bán ngoại hối trên thị trường. o Biện pháp kết hối: quy định các tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại hối phải bán một tỷ lệ nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. o Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ.
  18. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 18 2.1.4 Sự can thiệp của chính phủ trên thị trường ngoại hối v Công cụ gián tiếp: o Lãi suất tái chiết khấu. o Chính sách dự trữ bắt buộc
  19. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 19 2.2 Các lý thuyết về tỷ giá hối đoái vKinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) và quy luật một giá (law of on price) o Kinh doanh chênh lệch giá là việc mua bán đồng thời cùng một loại tài sản hoặc hàng hóa tại nhiều thị trường khác nhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. o Kinh doanh chênh lệch giá sẽ dừng lại khi giá cả giữa các thị trường cân bằng. è Quy luật một giá.
  20. Khoa Tài chính _ ĐH Kinh tế Đà Nẵng 20 Kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) và quy luật một giá (law of on price) vQuy luật một giá (Law of on price): Khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo và bỏ qua các hàng rào mậu dịch cũng như các chi phí như vận chuyển, bảo hiểm …. thì các hàng hóa giống hệt nhau trên các thị trường khác nhau sẽ có giá là như nhau khi quy về cùng một loại đồng tiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2