Bài giảng tài chính quốc tế - Lương Hằng
lượt xem 13
download
Cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi nước để tạo ra sự phát triển chung của các nước - Củng cố thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế cũng như tình đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng tài chính quốc tế - Lương Hằng
- TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Các quan điểm khác nhau về Tài chính Quốc tế - Tài chính Quốc tế là khâu tài chính đối ngoại - một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia - Là các hoạt động thanh toán và tín dụng quốc tế - Là quan hệ tài chính của chính phủ các nước với các tổ chức quốc tế - Là hoạt động tài chính của các công ty xuyên quốc gia hay công ty đa quốc gia - Tài chính Quốc tế là tập hợp của những quan hệ tài chính của các chủ thể có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Nội dung thuộc quan hệ tài chính quốc tế - Quan hệ tài chính giữa các quốc gia với nhau và với các tổ chức tài chính quốc tế - Quan hệ tài chính của các doanh nghiệp - các công ty đa quốc gia - Hoạt động mang tính quốc tế của các định chế trung gian tài chính - Các quan hệ tài chính dưới hình thức di chuyển của các khoản thu nhập và vốn của các cá nhân - Các hoạt động của thị trường tài chính quốc tế
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Cơ sở hình thành và phát triển - Xuất phát từ quan hệ thương mại quốc tế - Mối quan hệ hợp tác giữa các nước về các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội - Sự di chuyển vốn giữa các nước: Sự khác nhau về hiệu quả biên của vốn đầu tư của các nước khác nhau - Xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Tác động của hoạt động tài chính quốc tế 1. Tác động tích cực - Cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi nước để tạo ra sự phát triển chung của các nước - Củng cố thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế cũng như tình đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc - Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tự nhiên và xã hôi, đặc biệt là nguồn lực tài chính - Nâng cao mức sống và cải thiện môi trường cộng đồng quốc tế 2. Tác động tiêu cực - Sự phân hoá và lệ thuộc vào các nước lớn - Sự biến động tình hình tài chính quốc tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nước - Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Mục đích và đối tượng nghiên cứu Ở tầm vĩ mô: Hoạt động tài chính quốc tế, các chính sách quản lý hoạt động tài chính quốc tế của các quốc gia; chính sách và hoạt động của một số tổ chức tài chính quốc tế Ở tầm vi mô: các hoạt động tài chính quốc tế của các chủ thể kinh tế bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân; các nghiệp vụ kinh doanh và phòng chống rủi ro trên thị trường tài chính quốc tế.
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Đánh giá kết quả học tập Kết quả học tập của học viên được đánh giá trên cơ sở quá trình học tập và tham gia của học viên vào chương trình môn học Sự tham gia của học viên vào chương trình môn học bao gồm sự tham gia học lý thuyết trên lớp, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập tình huống, bài kiểm tra và thi hết môn.
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Yêu cầu đối với học viên về chuyên môn Nhận thức được những lợi ích của tài chính quốc tế, tích cực chủ động tham gia hoạt động tài chính quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của các chủ thể, mỗi quốc gia và sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế Hiểu và vận hành tốt các nghiệp vụ tài chính quốc tế Hiểu và vận dụng tốt các chính sách tài chính quốc tế, có thể tham gia soạn thảo, bổ xung sửa đổi các chính sách liên quan đến tài chính quốc tế Hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động tài chính quốc tế: Ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động và đặc biệt từ khủng hoảng tài chính quốc tế
- Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Yêu cầu đối với học viên về chấp hành quy chế Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trước khi đến lớp nghe bài giảng Đi học đầy đủ, đúng giờ Chấp hành tốt nội quy lớp học Tích cực và chủ động tham gia bài học Tự giác trong việc tự nghiên cứu, thảo luận nhóm và thảo luận trên lớp Hoàn thành các bài tập thu hoạch, bài kiểm tra và thi kết thúc môn học
- Chương 2: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
- Chương 2: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế Hệ thống tiền tệ quốc tế qua các giai đoạn lịch sử Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay Các tổ chức tài chính quốc tế
- Chương 2: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính giữa các nước Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm: Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác nhau với nhau Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính qu ốc t ế v à các quốc gia. Hệ thống thị trường tài chính quốc tế Các tổ chức tài chính quốc tế
- HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Giai đoạn 1: Chế độ đồng/song bản vị (trước năm 1870) Vàng và bạc trở thành tiền kim loại với chức năng phương tiện trao đổi và lưu thông Hoạt động của chế độ đồng bản vị ở Mỹ và sự sụp đổ: - Giá trị của đôla được ấn định bằng 1,603 g vàng và 24,06 g bạc (vàng:bạc=1:15.5) - Sự chênh lệch tỷ lệ vàng:bạc ở Mỹ và các nước khác - Sự tồn tại của chế độ đơn bản vị trên thực tế
- HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Giai đoạn 2: Chế độ bản vị vàng (thời kỳ hoàng kim 1880-1914) - Thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng (1880-1914): hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt động một cách ổn định và hợp tác giữa các nước trong các khu vực và trên thế giới - Đặc trưng và các nguyên tắc cơ bản của chế độ bản vị vàng 1. Gắn giá trị của đồng tiền với vàng 2. Tự do xuất nhập khẩu vàng 3. Dự trữ vàng với quy mô đủ lớn là yêu cầu để bảo đảm sức mua đồng tiền – money backs to gold. - Ưu thế và những hạn chế của chế độ bản vị vàng 1. Ưu thế 2. Những hạn chế
- HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Giai đoạn 3: IMS trong hai cuộc chiến tranh thế giới (từ năm 1914 đến năm 1944) - Sự chấm dứt bản vị vàng và chế độ tỷ giá thả nổi: tài trợ chiến tranh và lạm phát bùng nổ, phá vỡ khả năng duy trì quan hệ tiền – vàng - Việc tái ấn định lại bản vị vàng 1920: sự hồi sinh chế độ bản vị vàng và mang đặc điểm của chế độ bản vị hối đoái vàng 1925- 1931 - Sự sụp đổ của hệ thống thương mại và tài chính quốc tế sau Đại khủng hoảng 1929-1933: Sự tan rã của các khối tiền tệ (GBP, USD, và các đồng tiền khác tiếp tục gắn với vàng), chấm dứt chế độ bản vị vàng. - Những thương thuyết về tái thiết hệ thống tiền tệ quốc tế 1941 - Hội nghị Bretton Woods 1944 và sự ra đời của hệ thống Bretton
- HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Giai đoạn 4: IMS sau CTTG lần thứ II Hệ thống Bretton Woods Sự ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton Woods 1944 Đặc trưng và hoạt động của hệ thống tiền tệ Bretton Woods 1944: chế độ bản vị đồng USD Những tác động tích cực của chế độ Bretton Woods Sự sụp đổ của chế độ Bretton Woods
- HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Giai đoạn 5: IMS hậu Bretton Woods • Hai lần sửa đổi điều khoản của IMF: + Sự ra đời của quyền rút vốn đặc biệt SDR + Các quốc gia không được gắn giá trị đồng tiền với vàng đồng thời tự lựa chọn chế độ tỷ giá • Hệ thống tiền tệ châu Âu EMS • Sự ra đời của liên minh tiền tệ châu Âu
- HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Giai đoạn 5: IMS hậu Bretton Woods • Hệ thống tiền tệ châu Âu EMS: + Hệ thống tỷ giá song phương giữa các đồng tiền thành viên được dao động trong một biên độ nhất định tối đa là ±2,25% đối với các đồng tiền mạnh và ±6% đối với các đồng tiền yếu như lia Ý hay pound của Ailen. + Sự ra đời của đơn vị tiền tệ châu Âu ECU + Đánh giá hoạt động của EMS
- HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Giai đoạn 5: IMS hậu Bretton Woods • Liên minh tiền tệ châu Âu + Các hình thức liên kết kinh tế: Khu vực mậu dịch tự do; Liên minh thuế quan; Thị trường chung; Liên minh kinh tế; Liên minh tiền tệ + Quá trình hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu
- Chương 1: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay Hệ thống tiền tệ quốc tế được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hoá của các nước Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực: đời sống - kinh - tế xã hội của các nước Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ châu Âu mở ra khả năng hợp tác tiền tệ trong các khu vực và trên thế giới: Đông Nam Á và Châu Á
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 3 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
44 p | 292 | 49
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
11 p | 246 | 41
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
11 p | 233 | 36
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 2 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
35 p | 200 | 35
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - ĐH Thương Mại
259 p | 494 | 28
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Lê Tuấn Lộc
18 p | 141 | 14
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Nguyễn Phúc Hiền
17 p | 155 | 13
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - ThS. Trần Thị Hải An
14 p | 80 | 11
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 5 - ThS. Trần Thị Hải An
12 p | 81 | 10
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 3 - ThS. Trần Thị Hải An
17 p | 68 | 10
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
18 p | 63 | 7
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - Trường ĐH Võ Trường Toản
42 p | 19 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - Th.S Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm
11 p | 96 | 6
-
Bài giảng Tài chính Quốc tế - Chương 1: Nhập môn tài chính Quốc tế
15 p | 122 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - Đại cương về tài chính quốc tế
29 p | 179 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế 1: Bài 1 - Đại học Kinh tế Quốc dân
30 p | 66 | 5
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 6 - Học viện Tài chính
39 p | 27 | 3
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 7 - Học viện Tài chính
44 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn