intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý học đại cương: Chương 6 - ThS. Ngô Khánh Tường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tâm lý học đại cương: Chương 6 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Một số phẩm chất của Ý chí; Hành động ý chí; Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học đại cương: Chương 6 - ThS. Ngô Khánh Tường

  1. Chương 6: Ý CHÍ
  2. 1. Ý chí 1.1. Định nghĩa: Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. - Ý chí là một phẩm chất tâm lý của nhân cách, của cá nhân. - Ý chí là một thuộc tính của nhân cách.
  3. 1. Ý chí là gì? 1.2. Đặc điểm: - Ý chí cũng là sự phản ánh HTKQ của não. Nói cách khác, ý chí là sự phản ánh các điều kiện của HTKQ dưới hình thức mục đích của hành động. - Ý chí là hình thức điều chỉnh hành vi tích cực nhất. - Ý chí của con người được hình thành và biến đổi tùy theo những điều kiện xã hội – lịch sử, điều kiện vật chất của đời sống xã hội. - Giá trị chân chính của ý chí không chỉ ở chỗ ý chí như thế nào ( mạnh hay yếu) mà còn thể hiện nội dung đạo đức của ý chí.
  4. 1. Ý chí là gì? 1.2. Một số phẩm chất của Ý chí: a. Tính mục đích: cho phép con người điều khiển, điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích, tri giác. b. Tính độc lập: cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình. c. Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở cân nhắc kỹ càng, chắc chắn, … d. Tính kiên trì: Nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người có những quyết định kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn. e. Tính tự chủ: là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân.
  5. 2. Hành động ý chí a. Khái niệm Hành động ý chí điển hình: Đó là những hành động được hướng vào những mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục những trở ngại. Do đó, phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và sự nỗ lực ý chí đặc biệt.
  6. 2. Hành động ý chí a. Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình * Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này có 3 khâu: - Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động. - Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động. - Quyết định hành động.
  7. 2. Hành động ý chí * Giai đoạn thực hiện - Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: + Hành động ý chí bên ngoài. + Hành động ý chí bên trong (Sự kìm hãm các hành động bên trong). * Giai đoạn đánh giá kết quả hành động - Sự đánh giá này biểu hiện trong những phán đoán đặc biệt, tán thành, biện hộ hoặc lên án. - Việc đánh giá kết quả hành động trở thành kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo.
  8. 3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen a. Khái niệm về hành động tự động hóa Hành động tự động hóa là loại hành động vốn lúc đầu là hành động có ý thức, có ý chí, nhưng do lặp đi lặp lại hay do luyện tập mà trở thành tự động hóa. Nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả. Hành động tự động hóa có hai loại: Kĩ xảo và thói quen.
  9. 3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen b. So sánh kĩ xảo và thói quen * Giống nhau: - Đều là những hành động tự động hóa. - Có cơ sở sinh lí là những định hình động lực ( động hình). * Khác nhau: ( Xem bảng sau )  KLSP:
  10. KỸ XẢO THÓI QUEN 1.Kĩ xảo là hành động tự động hóa nhờ 1. Thói quen là hành động tự động hóa đã luyện tập ( có ý thức). trở thành nhu cầu của con người. 2. Không có sự kiểm tra thường xuyên 2. Có tác động thừa, có hiệu quả không của ý thức, động tác mang tính chất khái cao. quát, không có động tác thừa, hiệu quả cao. 3. Mang tính chất kĩ thuật. 3. Mang tính chất nhu cầu, ăn sâu vào nếp sống của con người. 4. Con đường hình thành kĩ xảo chủ yếu 4. Hình thành bằng nhiều con đường, là luyện tập có MĐ và có hệ thống. trong đó có con đường tự phát. 5. Tính bền vững kém, dễ thay đổi. 5. Có tính bền vững cao hơn kĩ xảo, khó sửa chữa. 6. Được đánh giá về mặt kĩ thuật, thao 6. Được đánh giá về mặt đạo đức: Có thói tác: Có kĩ xảo mới, tiến bộ và kĩ xảo cũ, quen tốt, có lợi; có thói quen xấu, có hại. lạc hậu.
  11. 3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen c. Sự hình thành kĩ xảo: Kĩ xảo diễn ra theo những quy luật sau: - Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kĩ xảo. ND: Trong quá trình luyện tập KX, kết quả luyện tập thu được không đồng đều, có lúc tiến bộ nhanh, có lúc tiến bộ chậm…..  Ứng dụng: Khi hình thành KX cần bình tĩnh, kiên trì, không chủ quan để luyện tập có kết quả.
  12. 3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen c. Sự hình thành kĩ xảo: Kĩ xảo diễn ra theo những quy luật sau: - Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập. ND: Mỗi PP luyện tập chỉ có thể đem lại một kết quả cao nhất đối với nó mà thôi. Nếu vẫn giữ nguyên PP luyện tập thì k thể nâng kết quả lên hơn mức đó được. Mức kết quả cao nhất mà mỗi PP luyện tập có thể mang lại được gọi là “đỉnh” của PP đó.  Ứng dụng: Phải thay đổi PP luyện tập
  13. 2.3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen c. Sự hình thành kĩ xảo: Kĩ xảo diễn ra theo những quy luật sau: - Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới. ND: Trong quá trình luyện tập KX mới thì những KX trước đây của người học có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành KX mới. Sự ảnh hưởng này có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực…..  Ứng dụng:
  14. 2.3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen c. Sự hình thành kĩ xảo: Kĩ xảo diễn ra theo những quy luật sau: - Quy luật dập tắt kĩ xảo. ND: Một KX đã được hình thành, nếu không được sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu dần và có thể mất hẳn.  Ứng dụng: Cần chú ý ôn tập và củng cố thường xuyên, kiên trì và có hệ thống.
  15. 2.3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen * Sự hình thành thói quen: - Con đường lặp đi lặp lại một cách giản đơn các cử động không chủ định. - Bằng con đường bắt chước. - Sự giáo dục và tự giáo các thói quen một cách có ý thức ( Đây là con đường chủ yếu để hình thành các thói quen tốt).
  16. 2.3. Hành động tự động hóa: Kĩ xảo và thói quen * Điều kiện để hình thành thói quen tốt: + Phải làm cho học sinh tin tưởng vào sự cần thiết phải có những thói quen ấy. + Tổ chức những điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành những thói quen trong thực tế. + Phải có sự tự kiểm soát của học sinh một cách nghiêm túc các hành động cần phải chuyển thành thói quen. + Củng cố những thói quen tốt đang hình thành bằng cách động viên các em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2