Bài giảng thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý
lượt xem 88
download
Sự giống nhau và khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý? Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp người lãnh đạo thường là các nhà quản lý?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý
- THÔNG TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
- CÂU 1: Sự giống nhau và khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý? Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp người lãnh đạo thường là các nhà quản lý? Tại sao trong các doanh nghiệp nên tách biệt giữa lãnh đạo và quản lý?
- Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo, quản lý đều là hoạt động có mục đích, mục tiêu rõ ràng đã được xác định trước . Hoạt động lãnh đạo, quản lý đều gắn với con người và các mối quan hệ giữa người với người, giữa chủ thể và đối tượng. Xét về bản chất, nội dung thì lãnh đạo, quản lý đều chính là hoạt động bao gồm quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, điều khiển hoạt động của đơn vị, tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
- Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý Xét về hình thức, phương pháp thì đều là sự vận động của thông tin, sự điều khiển, định hướng dựa trên cơ sở tác động chủ quan của chủ thể điều khiển tới đối tượng điều khiển thông qua hệ thống công cụ, phương tiện. Dưới góc độ hoạt động cụ thể thì cả quản lý, lãnh đạo không phải là hoạt động ra quyết định đơn thuần là định hướng chung chung mà cả hai hoạt động này còn trực tiếp chỉ đạo mỗi tổ chức, cá nhân con người cụ thể, từng khâu công tác cụ thể trong phạm vi chức trách của mình.
- Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo, quản lý đều có vai trò quan trọng đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Mục đích của nó là tạo sự tập trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa khả năng của tổ chức, đơn vị, thống nhất ý trí và các nguồn lực để đạt mục tiêu nhất định.
- Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo và quản lý đều phục vụ chung một mục đích cuối cùng, dù là một tổ chức kinh tế văn hoá hay một địa hạt lãnh thổ, một quốc gia, mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn cũng đều là để đạt được mục đích cuối cùng. Các nhiệm vụ, kế hoạch có đạt thì các chủ trương, chiến lược mới có cơ thực hiện; sự chỉ đạo thường xuyên có chặt chẽ, đúng quy phạm pháp luật thì sự nghiệp mới hoàn thành, có hiệu suất công việc thì cuối cùng mới có hiệu quả.
- Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý Như vậy, lãnh đạo và quản lý chẳng qua chỉ là hai góc độ của một công việc Trong tiến trình thực hiện một đường lối hay một chủ trương quan trọng, hai quá trình lãnh đạo và quản lý thưởng bổ sung, đan xen với nhau mà không cản trở nhau.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Về khái niệm Lãnh đạo là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định. Lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề chiến lược, những mục tiêu lâu dài. Còn quản lý chú trọng những yêu cầu có tính chiến thuật, mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo nặng về lĩnh vực chính trị, chủ trương, đường lối. Còn quản lý liên quan tới lĩnh vực hành chính, điều hành. Như vậy,có thể thấy, lãnh đạo là chỉ đường vạch lối, nhìn xa trông rộng và hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức và điều hành theo các yêu cầu đó.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Về phương pháp tác động và hiệu lực Lãnh đạo sử dụng chủ yếu là phương pháp động viên, gây ảnh hưởng đề ra nguyên tắc, có thể nói lãnh đạo tác động vào tình cảm và nhân viên tự nguyện làm theo. Trong khi đó quản lý dựa trên pháp luật và các thể chế, nguyên tắc, mô hình đã định trước, dùng cơ sở pháp lý và quyền lực của mình để tác động đến nhân viên và buộc họ phải làm theo.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo tập hợp các cá nhân đối tượng bị lãnh đạo thành tổ chức chặt chẽ và làm cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan ra trong toàn bộ tổ chức. Còn quản lý thường thông qua hoạt động của điều hành, tác động trực tiếp đến các cá nhân, nhóm của tổ chức.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Về nội dung chức năng Lãnh đạo xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con người. Quản lý bao gồm các việc như xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Về phạm vi tác động và hình thức thể hiện Quản lý là một phạm trù rộng, để tiến hành quản lý chủ thể phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức năng, trong đó có chức năng lãnh đạo. Quản lý là lãnh đạo trong trường hợp mục tiêu cụ thể hơn và chính xác hơn. Ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất, quản lý không chỉ xử lý mối quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ giữa tài chính – vật chất, giữa vật chất và con người và các nguồn lực khác.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo là hoạt động điều khiển của chủ thể lãnh đạo đối với đối tượng bị lãnh đạo ở tầm vĩ mô. Lãnh đạo là việc đưa ra các phương châm, nguyên tắc, chính sách hoạt động, xây dựng những quyết sách lớn ở tầm vĩ mô được thực hiện trong một không gian rộng lớn bao quát và một khoảng thời gian tương đối dài. Thông thường lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
- Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Về mục đích Công việc lãnh đạo đưa ra những quyết định mang tính chiến lược lâu dài (đặc biệt là các quyết định liên quan đến nhân sự), trong khi đó, công việc quản lý là sử lý các công việc hàng ngày, đảm bảo cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, trơn tru.
- Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp người lãnh đạo thường là các nhà quản lý? Ở Việt Nam trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà lãnh đạo cũng đồng thời là nhà quản lý vì các cơ quan đơn vị hành chính của ta còn chưa có sự tách bạch giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Một mặt do nhận thức chưa chính xác giữa 2 nhiệm vụ, mặt khác do còn hạn chế về tài chính nên một số tổ chức thường gộp 2 nhiệm vụ này lại. Bên cạnh đó cũng do sự ôm đồm trong công việc, một số nhà lãnh đạo do không tin tưởng khả năng quản lý của cấp dưới nên thường kiêm luôn công việc của nhà quản lý.
- Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp người lãnh đạo thường là các nhà quản lý? Ngoài ra vì cơ cấu tổ chức tuân theo nguyên tắc “thủ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân”. Thông thường, người chịu trách nhiệm quản lý nếu có uy tín và tài năng sẽ được cất nhắc lên làm người lãnh đạo. Đa số đều nghĩ rằng một nhà quản lý giỏi cũng sẽ lãnh đạo giỏi. Và họ nghĩ rằng việc tập trung quyền lực và quyền chỉ huy, quản lý trong cùng một người sẽ dễ dàng hơn. Chính vì vậy ở các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, một nhà lãnh đạo luôn kiêm nhà quản lý.
- Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp người lãnh đạo thường là các nhà quản lý? Vị trí quản lý và lãnh đạo ở các đơn vị hành chính sự nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, chất lượng của nguồn nhân lực. Nếu nhân viên giỏi, tôn trọng cam kết thì rất thuận tiện để giao việc, giao quyền. Nhưng nếu nhân viên chưa nhân thức rõ được công việc, không có tính cam kết thì bắt buộc, người sếp phải đóng vai trò cả người quản lý, vừa phải hối thúc, kiểm soát, kiểm tra gắt gao
- Tại sao trong các doanh nghiệp nên tách biệt giữa lãnh đạo và quản lý? Để hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả phải tùy thuộc vào tình huống. Chẳng hạn, có những lúc tình hình kinh tế khác nhau như lạm phát, khủng hoảng tài chính thì cần quản lý nhiều hơn, thắt chặt nhiều hơn... Nhưng khi khủng hoảng về con người, ví dụ như việc thiếu nguồn nhân lực cấp trung, thiếu nguồn nhân lực cấp cao, người lao động thiếu kỹ năng quản lý... thì rất cần vai trò người lãnh đạo.
- Tại sao trong các doanh nghiệp nên tách biệt giữa lãnh đạo và quản lý? Như đã nói, công tác lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau, và đều có vị trí, nhiệm vụ khác nhau trong cơ quan, tổ chức. Đôi khi công tác lãnh đạo và quản lý cần kết hợp với nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của cơ quan, tổ chức song nó cũng luôn được phân định rõ ràng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phần 2: Trò chơi động với thông tin đầy đủ
7 p | 328 | 148
-
Bài giảng Giám sát của Hội đồng nhân dân và vai trò của các vị đại biểu - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
21 p | 208 | 48
-
Bài giảng Kinh nghiệm của ĐBQH trong hoạt động giám sát và chất vấn - Đào Xuân Nay
18 p | 95 | 20
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - ĐH Kinh tế Quốc dân
131 p | 319 | 16
-
Bài giảng Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc xem xét dự án luật - GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết
16 p | 106 | 14
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 2 - TS. Đỗ Văn Chính
57 p | 98 | 12
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 4: Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp
30 p | 130 | 11
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 2 - ThS. Lê Thị Minh Huệ
43 p | 121 | 10
-
Bài giảng Phân tích chính sách kinh tế, thương mại - Chương 2: Quy trình phân tích chính sách kinh tế
12 p | 30 | 8
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 1: Giới thiệu
32 p | 42 | 7
-
Bài giảng Giới thiệu Hệ thống thông tin phục vụ triển khai cơ chế hải quan một cửa quốc gia
11 p | 94 | 6
-
Bài giảng Theo dõi – đánh giá và chuẩn bị báo cáo về xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của người dân
50 p | 71 | 6
-
Bài giảng Dịch vụ cung cấp thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
17 p | 82 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn